Về phía nhàMinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ triều cống đại việt minh thế kỉ XV XVI (Trang 70 - 73)

7. Bố cục luận văn

3.1. Mục đích thiết lập quan hệ triều cống

3.1.2. Về phía nhàMinh

Nhà Minh ở Trung Quốc được hình thành sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại nhà Nguyên. Năm 1368, lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế, thiết lập vương triều Minh (1368-1644). Ngay sau khi ra đời, nhà Minh đã nhanh chóng thiết lập quan hệ với các nước lân bang nhằm khẳng định tính chính thống và vị thế của mình trong khu vực. Nhà Minh đã xây dựng một hệ thống triều cống đối với các nước xung quanh, trong đó có Đại Việt. Việc áp đặt và duy trì quan hệ triều cống với Đại Việt trong thế kỉ XV-XVI của nhà Minh nhằm những mục đích cơ bản sau:

Thứ nhất, tiếp tục chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, khẳng định vị thế của một

Sự ra đời của vương triều Hạ (thế kỉ XXI TCN) đồng thời đánh dấu sự hình thành một hệ tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến Trung Quốc. Giai cấp thống trị người Hán tự coi mình là dân tộc thượng đẳng, đất nước mình là trung tâm của thế giới, Hoàng đế Trung Hoa đứng đầu và cai trị thiên hạ. Từ đó, người Hán coi các dân tộc xung quanh là hạ đẳng, là Nhung, Di, Man, Dịch, là phiên thần, chư hầu và phải có nghĩa vụ thần phục “thiên tử”.

Xuất phát từ tư tưởng đó, các triều đại phong kiến Trung Quốc, từ thời Tần đã đẩy mạnh quá trình xâm lược, bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài, đặc biệt là về phía Nam. Với Đại Việt, hầu như không có thời kỳ nào chính quyền Trung Quốc không thực hiện âm mưu xâm lược và thống trị. Sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm, nhà nước phong kiến được thiết lập, trải qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ đến Lê sơ và Mạc, Đại Việt luôn phải đối phó với các cuộc tấn công xâm lược từ phía Trung Quốc.

Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đã được hình thành từ rất sớm và ngày càng ăn sâu vào tư tưởng của giai cấp thống trị Trung Quốc. Tư tưởng này xuyên suốt qua các triều đại phong kiến và được coi là kim chỉ nam cho mọi hành động của giai cấp thống trị Trung Hoa đối với các nước xung quanh. Nhà Minh đã kế thừa tư tưởng đó, thực hiện chính sách ngoại giao truyền thống là “viễn giao cận công’’

dĩ Di trị Di’’. Việc thiết lập quan hệ triều cống với Đại Việt trong thế kỉ XV – XVI

nhằm tiếp nối của tư tưởng nước lớn, buộc các nước chư hầu phải có nghĩa vụ phục tùng và cống nạp.

Tư tưởng thiên triều – chư hầu phát triển cao độ dưới triều đại nhà Minh, được biểu hiện thông qua nhiều văn bản cụ thể. Minh Thái Tổ trong chiếu dụ gửi vua Trần Dụ Tông năm 1369 đã ví sự cai trị của các đế vương Trung Quốc “giống như mặt trời, mặt trăng chiếu rọi’’ [38, tr.121]. Trong sắc chỉ của các Hoàng đế triều Minh gửi Đại Việt suốt trong thế kỷ XV-XVI cũng nhiều lần nhắc lại quan điểm này. Vua Minh Anh Tông trong chiếu dụ gửi vua Lê Thánh Tông năm 1462 đã viết: “Trẫm nhận mệnh trời, thống ngự các nước Hoa Di, vạn phương chung một mối xa thư, văn hóa phổ cập trong bốn cõi. Phàm kẻ dưới bầu trời, ai mà không có lòng hướng tới’’ [40, tr.73]…

Từ sự phát triển cường thịnh của đất nước, sự phát triển cao độ của tư tưởng

thiên triều – chư hầu, nhà Minh muốn thông qua quan hệ triều cống với các nước

lân cận, trong đó có Đại Việt nhằm khẳng định vị thế nước lớn và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra bên ngoài. Đưa các nước vào hệ thống chư hầu, hệ thống triều cống mà nhà Minh đặt ra, bắt các nước khác phải thần phục.

Thứ hai, nhà Minh tiếp nhận quan hệ triều cống của Đại Việt nhằm khẳng

định sự phát triển của nền văn hóa – văn minh lớn, thúc đẩy quá trình truyền bá các giá trị văn minh ra bên ngoài.

Trung Quốc là một nước lớn ở khu vực Đông Á, từ thiên niên kỉ III TCN đã xuất hiện một trong những nền văn minh sớm nhất nhân loại – văn minh Trung Hoa. Văn minh Trung Hoa tồn tại và phát triền liên tục mấy ngàn năm, không chỉ trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc mà còn ảnh hưởng nhiều mặt với văn minh khu vực và văn minh nhân loại.

Văn minh Trung Hoa được hình thành sớm, đạt được những thành tựu lớn về mọi mặt và nhanh chóng ảnh hưởng ra bên ngoài. Con đường đưa văn minh Trung Hoa đến với thế giới bên ngoài cũng đa dạng. Một mặt, những thành tựu được truyền bá theo con đường hòa bình, nghĩa là thông qua buôn bán, tiếp xúc và giao lưu văn hóa; mặt khác được truyền bá thông qua chiến tranh xâm lược, thống trị. Ngay từ thời Bắc thuộc, những thành tựu của văn hóa Trung Quốc đã nhanh chóng được truyền bá vào đất Việt. Chính quyền đô hộ với âm mưu đồng hóa văn hóa, du nhập những yếu tố văn hóa mới nhằm xóa bỏ những giá trị văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, người dân một mặt tiếp nhận những thành tựu văn hóa tiêu biểu, mặt khác vẫn giữ gìn truyền thống văn hóa bản địa.

Về sau, những triều đại phong kiến Trung Quốc luôn có âm mưu xâm lược và thống trị Đai Việt nhằm mở rộng lãnh thổ, thực hiện chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, thể hiện bá quyền nước lớn. Nhà Minh là một trong những triều đại phong kiến phát triển của Trung Quốc, có tiềm lực kinh tế quân sự mạnh, xây dựng được một nền văn hóa với những thành tựu tiêu biểu. Trong mối quan hệ với các nước láng giềng, nhà Minh luôn mong muốn thể hiện uy quyền của mình trên tất cả các phương diện.Trong đó việc khẳng định sự phát triển của một nền văn hóa – văn minh lớn là tất yếu.

Thông qua quan hệ triều cống, cụ thể là việc ban thưởng quà tặng cho các sứ đoàn sang triều cống, nhà Minh đã phần nào đưa những giá trị văn hóa của dân tộc mình ra bên ngoài. Những vật phẩm được triều đình nhà Minh đem ra làm quà tặng như lụa, đoạn, gấm vóc, tiền giấy…là kết tinh sức lao động và sáng tạo của con người. Mặc dù đây là những sản phẩm thủ công nhưng lại mang giá trị đặc biệt về mặt văn hóa khi mang đậm giá trị văn hóa Trung Hoa.

Ngoài ra, thông qua hoạt động triều cống, thăm hỏi qua lại giữa hai nước, việc mua bán, trao đổi sách vở, tài liệu liên quan đến thể chế chính trị, quan chế, văn học, y học…cũng là hình thức để đưa văn hóa của nhà Minh đến với Đại Việt cũng như các quốc gia khác. Từ đó, càng giúp nhà Minh thêm khẳng định sự phát triển của vương triều mình, mở rộng tầm ảnh hưởng ra bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ triều cống đại việt minh thế kỉ XV XVI (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)