Thành phần sứ đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ triều cống đại việt minh thế kỉ XV XVI (Trang 50 - 51)

7. Bố cục luận văn

2.1. Hoạt động triều cống giữa triều Lê sơ với nhàMinh

2.1.3. Thành phần sứ đoàn

Trong một lời dụ của vua Nguyên gửi triều Trần năm 1261 có quy định rõ thành phần sứ đoàn sang Trung Quốc triều cống như sau: “phải truyển những người nho sĩ, thầy thuốc, thầy số, thầy bói và các hạng thợ, mỗi hạng ba người cùng với sản vật địa phương đem đến cống’’ [4, tr.220]. Theo ghi chép trong Lịch triều hiến chương loại chí thành phần sứ đoàn triều cống được quy định khá rõ ràng về số lượng cũng như công tác chuẩn bị để đi sứ. Cụ thể là cống bộ gồm 1 chánh sứ, 2 phó sứ, 3 hành nhân thông sự, 2 y viện và 2 đãi tuyển. Còn những người theo hầu thì chánh sứ 4 người, phó sứ mỗi viên 3 người, nội sai mỗi viên 1 người [4, tr247]. Trước khi đi cống, triều đình báo trước cho viên Đốc trấn Lạng Sơn sửa sang đồ dùng như kiệu, lọng, quạt và mũ áo, giày, bít tất. Đây là bộ phận chủ chốt, chỉ huy đoàn sứ thần sang cống còn việc mang cống phẩm lại do một bộ phận khác đảm nhiệm đem đi trước. Theo nghiên cứu của Tạ Ngọc Liễn, bộ phận này gồm: “3 viên quan văn, 2 viên trung thư, 2 viên thầy thuốc, 2 viên thám tử, 2 viên quan võ cùng 2 viên cai làm nhiệm vụ hộ vệ và 2 người thợ bạc đi theo để làm việc, chưa kể số người đi khiêng vác đồ cống nạp’’[31, tr.73]. Như vậy, theo Tạ Ngọc Liễn, một đoàn sang triều cống Trung Quốc ít nhất có 60 người, có quy định rõ ràng về thành phần trong sứ đoàn đó.

Cụ thể về những chức quan có mặt trong đoàn sứ thần sang triều cống, trong

Minh thực lục không nêu rõ, mà chỉ ghi chép chung chung là “bọn Bồi thần’’ và kể tên

từ 1 đến 2 người đứng đầu, đại diện cho sứ đoàn đó. Tuy nhiên, theo thống kê trong

Đại Việt sử ký toàn thưKhâm định Việt sử thông giám cương mục có thể chia quan

chức của những người đứng đầu mỗi sứ đoàn sang triều cống Trung Quốc thành những nhóm như sau:

Quan thuộc lục bộ: Lại bộ Thượng thư, Lễ bộ Thượng thư, Hộ bộ lang trung, Tả thị lang, Lễ bộ viên ngoại lang, Hình bộ thị lang, Lễ khoa đô cấp sự trung, Lại bộ thị lang, Hộ khoa đô cấp sự trung, Binh bộ hữu thị lang, Lễ bộ tả thị lang, Lễ bộ hữu thị lang.

Quan thuộc Hàn lâm viện: Hàn lâm viện trực học sĩ, Hàn lâm viện thị giảng, Hàn lâm viện thị thư, Hàn lâm viện kiểm thảo, Hàn lâm viện hiệu lý.

Quan thuộc Thẩm hình viện: Thẩm hình viện sứ, Thẩm hình viện phó sứ, Thiêm tri Thẩm hình viện, Thẩm hình viện đồng tri.

Quan thuộc Nội mật viện: Nội mật viện đồng tri, Thiêm tri Nội mật viện sự, Nội mật viện chánh chưởng.

Quan thuộc Ngũ hình viện: Tả hình viện đại phu, Hữu hình viện đại phu. Quan thuộc Ngự sử đài: Giám sát Ngự sử, Đề hình giám sát Ngự sử.

Quan thuộc các đạo: Tham tri Tây đạo, Tham tri bạ tịch, Đồng tri Hải Tây đạo Ngoài ra còn những chức quan khác cũng có mặt trong đoàn sứ thần như: Khu mật thiêm sự, Quản lĩnh, Ngự tiền học sĩ cục, Đông các học sĩ, Điện trung thị ngự sử, Thị ngự sử, Quốc tử giám trợ giáo, Thông sự, Thông sự ty thừa, Ngự tiền chấn lôi quân chỉ huy…

Thông qua chức danh của những sứ thần làm nhiệm vụ đi sứ có thể nhận thấy, phẩm hàm cao nhất là quan thuộc tòng nhị phẩm (Thượng thư của lục bộ), đến các quan tòng tam phẩm (Tả và hữu thị lang);tòng tứ phẩm (Đông các đại học sĩ)); chánh ngũ phẩm (Hàn lâm viện thị độc); tòng ngũ phẩm (Hàn lâm viện thị giảng, Đông các học sĩ); chánh lục phẩm (Hàn lâm viện thị thư, Lang trung lục bộ); chánh thất phẩm (Hàn lâm viện hiệu lý, Đề hình giám sát Ngự sử, Giám sát Ngự sử); tòng thất phẩm (Hàn lâm viện kiểm thảo)… Như vậy, tham gia đoàn đi sứ bao gồm những quan lại có phẩm hàm khác nhau. Những tài liệu gốc không nêu rõ thành phần chánh sứ, phó sứ trong sứ đoàn mà chỉ nêu tên và chức quan của một vài người đứng đầu. Qua thống kê cho thấy đa số các viên chánh sứ, phó sứ là quan văn, ít thấy xuất hiện quan võ. Từ đó có thể nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống quan văn trong việc thực hiện triều cống với Trung Quốc, vừa đi sứ triều cống, thăm hỏi đồng thời cũng là những người có kiến thức để sẵn sàng đối đáp lại yêu sách của phía nhà Minh. Đây cũng thể hiện sự khôn khéo của chính quyền phong kiến Đại Việt, cụ thể là triều Lê sơ trong việc tuyển chọn bộ phận quan lại tham gia sứ đoàn làm nhiệm vụ đi sứ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ triều cống đại việt minh thế kỉ XV XVI (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)