Góp phần duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ triều cống đại việt minh thế kỉ XV XVI (Trang 81 - 85)

7. Bố cục luận văn

3.3. Kết quả, ý nghĩa của quan hệ triều cống

3.3.1. Góp phần duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia

Đại Việt và Trung Quốc vốn là hai quốc gia độc lập, có chủ quyền đầy đủ, nhưng trong lịch sử Đại Việt luôn phải thực hiện nghĩa vụ của một nước phiên thần với thiên triều Trung Quốc. Mối quan hệ này tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam. Sở dĩ có tình trạng này xuất phát từ tư tưởng “nước lớn’’ của các triều đại phong kiến Trung Quốc, muốn dùng uy quyền, sức mạnh của mình để trấn áp những quốc gia khác. Để bảo vệ nền độc lập và duy trì mối quan hệ giữa hai nước, các triều đại phong kiến Việt Nam đều tỏ ý nhún nhường, tôn trọng với Trung Quốc. Chủ trương của vấn đề này là thông qua hoạt động bang giao, trong đó, triều cống đóng vai trò rất quan trọng. Việc duy trì và thực hiện nghiêm túc hoạt động triều cống của Đại Việt góp phần quan trọng vào việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia.

Quan hệ hòa bình giữa hai nước được duy trì, tránh gây chiến tranh, xung đột

Giữa Đại Việt và Trung Quốc trước thế kỉ XV đã diễn ra không ít các cuộc chiến tranh xâm lược và thống trị. Gần nhất là 20 năm Đại Việt chịu ách thống trị của nhà Minh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tư tưởng hòa hiếu, chung sống hòa bình, duy trì quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia luôn được các triều đại phong kiến của Việt Nam hướng đến trong quan hệ bang giao với Trung Quốc. Chính vì vậy, trong thế kỉ XV – XVI, triều Lê sơ và triều Mạc đã khéo léo giải quyết những vướng mắc trong quan hệ giữa hai nước vào những năm đầu triều đại để thiết lập lại quan hệ với triều Minh. Việc Đại Việt chủ động thiết lập lại quan hệ triều cống vốn bị gián đoạn trước đó thể hiện tinh thần cầu thị, mong muốn chung sống hòa bình, khẳng định sự tôn trọng của mình với triều Minh và hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì hoạt động triều cống trong quan hệ giữa hai nước.

Nhà Minh tiếp nhận hoạt động triều cống từ phía Đại Việt là sự thừa nhận Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập. Trước khi quan hệ triều cống được nối lại, quan hệ bang giao giữa hai nước vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi. Đầu triều Lê

sơ, nhà Minh chưa công nhận sự tồn tại của họ Lê, vẫn chủ trương tìm con nháu họ Trần để gây dựng lại vương triều cũ. Lúc này, hoạt động triều cống của triều Lê sơ hầu như mang tính đơn phương. Phải đến khi triều đình nhà Minh nhận thấy những lợi ích trong việc phong vương cho vua Lê sơ cũng như duy trì quan hệ giữa hai nước thì hoạt động triều cống mới được thực hiện một cách liên tục. Việc triều Minh tiếp nhận tiến cống của triều Lê sơ và có hoạt động tiếp đãi, ban thưởng đã cho thấy Trung Hoa thừa nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập.

Buổi đầu của triều Mạc cũng liên tục vấp phải sự hạch sách từ phía triều Minh. Triều Minh không công nhận triều Mạc là một vương triều phong kiến ở Việt Nam do hành động tiếm quyền của Mạc Đăng Dung. Thậm chí, lợi dụng việc cựu thần triều Lê cầu cứu, vua Minh Thế Tông đã lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc’’ làm cái cớ để phát động cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Quan hệ giữa triều Mạc với nhà Minh trong thời gian này rất căng thẳng. Tuy nhiên, do hoạt động ngoại giao khéo léo của triều Mạc mà vua Minh đã quyết định dừng cuộc chiến xâm lược khi đội quân Minh đã tiến sát đến biên giới. Sau đó, nhờ những hoạt động tích cực, nhất là hoạt động triều cống mà quan hệ giữa hai nước dần dần được bình thường hóa . Khi mối quan hệ có nhiều chuyển biến tích cực, triều Minh đã tiếp nhậnhoạt động triều cống của triều Mạc. Đây là biểu hiện cho thấy nhà Minh đã chấp nhận sự tồn tại của triều Mạc ở Đại Việt.

Quan hệ triều cống được thực hiện nghiêm túc là một trong những yếu tố quan trọng duy trì mối quan hệ hòa bình giữa hai nước. Hoạt động triều cống, thăm hỏi được thực hiện thường xuyên, liên tục là cơ sở giảm thiểu nguy cơ chiến tranh. Khi Đại Việt thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, nghĩa vụ của một “phiên thần’’,

chư hầu’’ với “thiên triều”thì nhà Minh không có cớ để mở cuộc chiến tranh xâm

lược. Nhờ vậy, trong suốt thế kri XV-XVI, Đại Việt không phải đối phó với cuộc xâm lược nào từ phía Trung Quốc.

Thông qua quan hệ triều cống, Đại Việt cũng khẳng định sự độc lập, kiên định trong quan hệ ngoại giao, kiên quyết chống lại những yêu sách của nhà Minh

Nhận thức mình là một nước nhỏ so với Trung Quốc, tuy tiến hành triều cống, nhưng Đại Việt vẫn luôn kiên quyết khẳng định nền độc lập dân tộc, tự chủ,

chống lại những yêu sách từ phía nhà Minh. Triều Lê sơ và triều Mạc bên ngoài vẫn chấp nhận sự “thần phục” của một nước “phiên thần” với “thiên triều”. Điều đó được thể hiện bằng việc thực hiện những hoạt động cầu phong, triều cống, thăm hỏi hàng năm với triều Minh ở Trung Quốc. Để đáp trả lại việc nhà Minh sách phong hay tặng mũ, áo, các vua triều Lê sơ và triều Mạc đều cử người sang tạ ơn. Trong những lần đi sứ, ngoài cống phẩm, vua Lê sơ và Mạc đều gửi những bài biểu dâng lên vua Minh, Thái hậu, Hoàng hậu…với lời lẽ khiêm nhường, thể hiện sự kính trọng của mình với nhà Minh. Bên ngoài thể hiện sự “thần phục” với triều Minh, chỉ xưng “vương”, nhưng ở trong nước, các vị vua của triều Lê sơ và triều Mạc đều tự xưng “Hoàng đế”. Việc xưng “đế” khẳng định ý thức độc lập của Đại Việt, là một quốc gia có nền tự chủ, ngang hàng với triều đình phong kiến ở Trung Quốc, góp phần nêu cao lòng tự tôn dân tộc.

Đối với những yêu sách, đòi hỏi vô lý từ phía triều Minh, Đại Việt thông qua sự khéo léo trong ngoại giao để tỏ rõ sự phản đối của mình.

Kiên định lập trường trước sau đề nghị chỉ ba năm một lần cống: Lệ cống

ba năm một lần đối với các nước chư hầu được đề ra từ đầu thời Minh Hồng Vũ (1368-1398). Những ở thời Hồng Vũ, các nước, trong đó có cả triều Trần ở Đại Việt, vì lý do kinh tế hay chính trị hầu như năm nào cũng cống, thậm chí một năm cống nhiều lần. Từ khi khôi phục quan hệ bang giao với nhà Minh, Lê Thái Tổ đã đề nghị cống ba năm một lần theo quy định thời Hồng Vũ, có sự phân giải về số vàng cống hàng năm 5 vạn lạng mà khi triều Lê sơ thành lập phía nhà Minh liên tục cho người sang đòi. Năm 1431 “vua Lê Thái Tổ đã sai Nguyễn Văn Huyến và Nguyễn Tông Chí sang Minh phân giải về việc cống vàng hàng năm 5 vạn lạng, xin theo lệ cống 3 năm một lần như đời Hồng Vũ [4, tr.222]. Tuy nhiên, nhà Minh không chấp nhận mà muốn triều Lê cống hàng năm. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Ngày 19, nhà Minh sai chánh sứ là Binh bộ thị lang Tử Kỳ, phó sứ là Hành nhân ty hành nhân Quách Tế sang đòi số vàng cống hàng năm’’. Trước đấy nhà Minh mấy lần sai sứ sang đòi số vàng cống hàng năm. Cao Hoàng đế xin theo như lệ cống năm Hồng Vũ thứ ba. Vua Minh vẫn cứ không nghe, đến đây lại sai bọn Kỳ, Tế sang đòi” [29, tr.537].

Qua ghi chép của Toàn thư có thể nhận thấy, ngay từ thời vua Lê Thái Tổ, nhà Minh đã yêu cầu triều Lê cống vàng hàng năm, đồ cống bằng vàng nhưng vua Lê Thái Tổ không thực hiện mà đề nghị cống ba năm một lần. Vậy nên, nhà Minh đã mấy lần sai sứ sang đòi. Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời, nhà Minh tiếp tục cử sứ giả sang đòi cống hàng năm, bằng vàng. Vua Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông đã liên tục gửi biểu sang đề nghị cống ba năm một lần. Rõ ràng là triều Lê sơ đã kiên quyết phản ứng lại đòi hỏi cống hàng năm bằng vàng của nhà Minh với lý do lệ cống này đã được Minh Thái Tổ quyết định. Không có tư liệu nào nói về việc vua Minh đồng ý với đề nghị trên nhưng trong thực tế gần 100 năm nhà Lê sơ và 67 năm đầu triều Mạc, lệ cống 3 năm đã được thực hiện bất chấp việc nhiều lần nhà Minh cử sứ giả sang yêu sách. Đó là minh chứng khẳng định thắng lợi của Đại Việt trong đấu tranh chống lại yêu sách đòi cống hàng năm của nhà Minh. Sự lớn mạnh của Đại Việt trên nhiều phương diện khiến triều Lê sơ dứt khoát không chấp nhận những đòi hỏi vô lý của nhà Minh. Sau này triều Mạc cũng dựa vào những thắng lợi trong đấu tranh của triều Lê sơ để tiếp tục thực hiện lệ cống 3 năm một lần.

Đấu tranh bỏ lệ cống tượng người bằng vàng: việc cống tượng người bằng

vàng được thực hiện ở những năm đầu triều Lê sơ dưới thời vua Lê Thái Tổ. Nguyên do của việc làm này xuất phát từ việc tướng nhà Minh là Liễu Thăng chết trận ở Đại Việt năm 1427. Sau khi triều Lê sơ thành lập, mong muốn nhanh chóng thiết lập lại quan hệ bang giao với nhà Minh nên phía nhà Minh đưa ra yêu cầu cống người vàng đền mạng cho Liễu Thăng. Đại Việt sử ký toàn thư chép sự kiện năm 1427, Lê Lợi sai người sang cống nhà Minh đem theo tượng người vàng thay mình hai pho [29, tr.513]. Trong hai pho tượng được nhắc đến trong chuyến đi sứ này, một là thay cho Lê Lợi sang làm lễ, một là đền mạng cho Liễu Thăng. Từ đó, lệ cống người vàng được nhà Minh áp đặt cho Đại Việt. Theo khảo cứu các nguồn sử liệu, tượng người bằng vàng chỉ được vua Lê Thái Tổ đem sang cống triều Minh trong chuyến đi sứ năm 1427 – khi chiến sự tại Đại Việt đang đến hồi kết thúc và Lê Lợi muốn thiết lập lại quan hệ với triều Minh. Còn từ đó về sau, không thấy tượng người vàng trong thành phần cống phẩm đem đi cống mà được chuyển sang hình thức khác – quy ra bình hoa, lư hương bằng vàng nhưng giữ nguyên khối

lượng. Việc duy trì hoạt động triều cống và kiên quyết giữ vững tinh thần độc lập tự chủ là yếu tố tạo nên mối quan hệ hòa bình giữa hai nước trong thế kri XV-XVI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ triều cống đại việt minh thế kỉ XV XVI (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)