Thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ triều cống đại việt minh thế kỉ XV XVI (Trang 91 - 117)

7. Bố cục luận văn

3.3. Kết quả, ý nghĩa của quan hệ triều cống

3.3.3. Thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai quốc gia

Quan hệ triều cống giữa Đại Việt với nhà Minh trong thế kri XV-XVI không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị khi hai nước giữ mối giao hảo thân thiện, mà nó còn là một hình thức để thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai quốc gia.

Trên lĩnh vực kinh tế: Thế kỉ XV, cả Đại Việt và nhà Minh đều có những

chính sách nhằm hạn chế kinh tế ngoại thương. Về phía nhà Minh là do nạn “hòa khấu’’ vẫn tiếp tục diễn ra, từ đó, chính sách hải cấm càng được quy định chặt chẽ, hạn chế đến mức tối đa quá trình trao đổi hàng hóa ra bên ngoài. Về phía Đại Việt, do tâm lý đề phòng nhà Minh nên triều đình nhà Lê đã thi hành chính sách phong

tỏa khá khắt khe đối với ngoại thương, đặc biệt là kiểm soát hoạt động buôn bán tư nhân mang tính chất bất hợp pháp. Chính sách này còn được quy định rõ ràng trong bộ luật của triều Lê. Những hoạt động trao đổi hàng hóa qua đường biển đều được triều đình kiểm soát và chỉ được thực hiện ở một số thương cảng nhất định và luôn có sự giám sát chặt chẽ bởi những viên quan của triều đình. Phải đến khi triều Mạc thành lập, chính sách hạn chế về ngoại thương mới dần được nới lỏng.

Chính sách hạn chế ngoại thương của hai nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến mối giao lưu kinh tế. Tuy nhiên, giữa Đại Việt với Trung Quốc trong thế kỉ XV- XVI vẫn có những hoạt động trao đổi kinh tế thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó, hoạt động triều cống cũng là một hình thức để thực hiện mối quan hệ kinh tế này. Thông qua những chuyến đi sứ, sứ thần của cả hai nước ngoài việc đem theo lễ vật đi cống, vật phẩm được ban thưởng còn tranh thủ đem hàng hóa của hai nước để trao đổi với nhau. Cống phẩm của Đại Việt gồm có vàng, bạc, sản vật địa phương, hương liệu. Vật phẩm được vua Minh ban tặng đều là gấm, lụa, đoạn, tiền giấy… Đây đều là những vật phẩm đặc trưng cho kinh tế thủ công của mỗi nước mà nước kia có thể không sản xuất được. Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi chép một số sự kiện sứ thần hai nước tranh thủ đi sứ để buôn bán. Trong đó, sứ thần triều Minh khi sang Đại Việt đã tranh thủ đem hàng hóa sang ép triều đình Đại Việt mua với giá cao. Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi chép 2 sự kiện vào tháng 11 năm 1434 và tháng 12 năm 1435. Theo đó, vào tháng 11 năm 1434, vua Minh Anh Tông sai Quách Tế và Chu Bật đem them một số lễ vật sang điếu tế vua Lê Thái Tổ. Khi đoàn sứ thần triều Minh về nước, triều đình sai biếu các vật cống cho sứ thần, sau đó lại có quà riêng cho từng người nhưng họ giữ kẽ nên không nhận. Nhưng mặt khác: “họ cho người đi theo mang nhiều hàng hóa của phương Bắc, tính giá bán cao, bắt ức triều đình phải mua’’ [29, tr.550]. Sách không ghi rõ là những hàng hóa gì nhưng hàng cần cho triều đình nên có thể là vải vóc, gấm lụa vàng bạc, mĩ nghệ và đồ gốm cao cấp dùng trong cung đình.

Sự kiện thứ hai được nhắc đến là vào tháng 12 năm 1435, vua Minh Anh Tông sai sứ thần là Chu Bật và Tạ Kinh sang báo tin vua mới lên ngôi và gia tôn Thái hoàng thái hậu. Triều đình nhà Lê như thường lệ lấy cống vật và hàng hóa

ra biếu nhưng họ có ý từ chối. Tuy nhiên, bản thân sứ thần triều Minh “mang nhiều hàng hóa phương Bắc sang, đặt giá cao ép triều đình phải mua. Đến khi về nước, khiêng gánh đồ cống vật và hành lý các thứ, bắt nhân phu đến gần nghìn người’’ [29, tr.562].

Đại việt sử ký toàn thư cũng ghi chép về sự kiện sứ thần triều Lê tranh thủ đi

sứ để buôn bán. Năm 1433, khi triều đình sai sứ thần Lê Vi sang nhà Minh báo tang vua Lê Thái Tổ, lúc về Lê Vi cùng Nguyễn Triều đã mua nhiều hàng hóa phương Bắc, bắt phu gánh đến hơn 30 gánh. Loại hình hàng hóa cũng không thấy nêu cụ thể. Hiện tượng đi sứ và buôn bán hàng hóa của sứ thần hai nước chỉ được diễn ra ở những năm đầu triều Lê sơ, về sau không thấy ghi chép lại hiện tượng này nữa. Qua việc sứ bộ triều Minh và Đại Việt đều tranh thủ đi sứ để buôn bán là biểu hiện của tình trạng hàng hóa Đại Việt thời kỳ đầu sau chiến tranh rất khan hiếm, các cơ sở kinh tế thủ công chưa phát triển. Những mặt hàng cao cấp dùng cho quan lại, vua và hoàng thân còn khan hiếm. Hơn nữa, do chính sách hạn chế ngoại thương của hai nước mà việc buôn bán hàng hóa vào những năm đầu triều Lê sơ hầu như không có. Về sau, khi quan hệ hai nước đã bình thường hóa, giao thương được nới lỏng hơn thì hiện tượng sứ thần đi sứ buôn bán không diễn ra mà việc trao đổi hàng hóa thủ công được thể hiện thông qua cống phẩm của Đại Việt với triều Minh và vật phẩm mà triều đình nhà Minh ban thưởng cho vua Lê và đoàn sứ thần.

Trên lĩnh vực văn hóa: Thông qua quan hệ triều cống, Đại Việt và Trung

Quốc cũng có sự tiếp xúc và giao lưu về mặt văn hóa trên nhiều phương diện khác nhau. Văn hóa Trung Quốc dưới thời nhà Minh tiếp tục kế thừa từ những thời kỳ trước và đạt thêm nhiều thành tựu to lớn. Những thành tựu văn hóa như văn chương, khoa học kĩ thuật, y học…được truyền bá vào Đại Việt theo nhiều con đường khác nhau. Trong đó, việc các sứ thần sang triều Minh cũng là cơ hội để học hỏi, tiếp thu những thành tựu ấy đem về nước. Những sứ đoàn sang triều cống nhà Minh tranh thủ mua sách vở, tài liệu liên quan đến thể chế chính trị, quan chế, các sách về văn học, y học, nông học…

Trung Quốc là quốc gia có nền y học phát triển và từ rất sớm Đại Việt tiếp thu nền y học Trung Hoa. Năm 1457, sứ thần triều Lê là Lê Văn Lão trong chuyên

đi sứ sang triều Minh đã dâng biểu nói về việc được trao đổi hàng hóa lấy những vị thuốc trong nước không có. Sách Minh thực lục có chép: “Bồi thần nước An Nam Lê Văn Lão tâu rằng: “Kinh thư, kinh Thi bồi dưỡng lòng người; thuốc và châm cứu giúp kéo dài tuổi thọ. Nước thần từ trước đến nay nhờ vào thư tịch và thuốc thang Trung Quốc để biết rõ đạo lý và kéo dài cuộc sống. Nay xin theo tập tục xưa, lấy hương liệu là những sản phẩm trong nước có sẵn, đổi lấy những vật lễ thiếu để mang về nước’’ [40, tr.63]. Đề nghị này của sứ thần Lê Văn Lão đã được vua Minh Anh Tông chấp thuận. Thông qua đó, những tài liệu ghi chép về y dược, thuốc thang cùng phương pháp chữa bệnh, những vị thuốc cứu nước đã được đưa về trong nước, phục vụ việc chữa bệnh.

Tiểu kết chương 3

Quan hệ triều cống giữa Đại Việt với triều Minh trong thế kỉ XV-XVI được nghiêm túc thực hiện mặc dù trong thời gian đầu còn gặp nhiều cản trở. Đại Việt chủ động thiết lập quan hệ triều cống với triều Minh nhằm duy trì và bảo vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ,tránh xung đột, có điều kiện để tập trung xây dựng đất nước. Triều Minh tiếp nhận quan hệ triều cống với Đại Việt nhằm quảng bá hình ảnh nước lớn của mình, khẳng định sức mạnh của “thiên triều’’, tiếp nhận nghĩa vụ và trách nhiệm của một “phiên thần’’.

Thông qua quan hệ triều cống, cả Đại Việt và triều Minh đều thu được những lợi ích nhất định về chính trị, ngoại giao, kinh tế. Đây là cơ sở quan trọng để hai nước tiếp tục duy trì mối quan hệ này. Đồng thời, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai quốc gia cũng có cơ hội phát triển, liên kết hơn nữa qua việc các đoàn sứ thần hai nước sang làm nhiệm vụ đi sứ. Từ đó, trong thế kỉ XV-XVI, quan hệ Đại Việt – Minh được duy trì, không xảy ra chiến tranh xung đột.

KẾT LUẬN

Triều cống là một nội dung quan trọng của quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Trung Quốc trong lịch sử. Quan hệ triều cống không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế cho hai quốc gia, mà ẩn chứa sau đó là những mục đích chính trị sâu xa. Đó là cơ sở để Đại Việt giữ vững nền độc lập dân tộc, tự chủ chính trị và toàn vẹn lãnh thổ trong điều kiện chấp nhận là một nước “phiên thuộc, chư hầu’’

của Trung Quốc.

Thế kỉ XV-XVI, Đại Việt dưới thời Lê sơ và Mạc là một quốc gia độc lập, tự chủ, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, khẳng định vị thế đối với các nước lân bang. Đó là cơ sở để hai vương triều này thiết lập và duy trì mối quan hệ bang giao với Trung Quốc trên tinh thần đề cao hòa hiếu, nhưng kiên định nguyên tắc giữ gìn, bảo vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Đây được xem như một trong những truyền thống trong vấn đề ngoại giao của Đại Việt trong thời kỳ phong kiến, được các vương triều nghiêm túc và khéo léo thực hiện để có thể đương đầu với những khó khăn tiềm ẩn trong việc thiết lập bang giao với các nước láng giềng.

Nhà Minh ở Trung Quốc là một vương triều Hán tộc phát tiển cường thịnh về mọi mặt. Với tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự hùng mạnh, nhà Minh tiếp tục duy trì và tiến hành chủ nghĩa bành trướng Đại Hán nhằm khuếch trương ảnh hưởng ra bên ngoài. Tư tưởng “thiên triều – chư hầu’’ phát triển đỉnh cao ở thời Minh là cơ sở để triều đại này duy trì hệ thống triều cống đối với các quốc gia lân cận, trong đó có Đại Việt. Quan hệ triều cống Đại Việt – Minh trong thế kỉ XV-XVI là sự duy trì, tiếp nối quan hệ giữa hai nước đã được hình thành từ trước đó.

Triều Lê sơ và Mạc đã giải quyết những khó khăn trong quá trình thiết lập lại quan hệ triều cống với nhà Minh, buộc nhà Minh phải tiếp nhận. Hoạt động triều cống giữa Đại Việt với nhà Minh trong thế kỷ XV-XVI được xem là thường xuyên và quy củ nhất. Đại Việt đã nghiêm túc thực hiện theo đúng lệ cống ba năm một lần, có sự chuẩn bị kỹ càng về sứ đoàn triều cống, quy định về thành phần tham gia, đáp ứng được các yêu cầu về chủng loại và số lượng cống phẩm đem đi triều cống. Bên cạnh hoạt động tiến cống, Đại Việt còn liên tục tổ chức

các hoạt động khác như thăm hỏi, tạ ơn, chúc mừng, điếu tang… Sự nghiêm túc này đã được chính phía nhà Minh thừa nhận và nhiều lần tỏ ý khen ngợi.

Trong quan hệ triều cống thế kỉ XV-XVI, Đại Việt và nhà Minh đều nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc duy trì và thực hiện mối quan hệ này. Từ đó, đặt ra những mục đích rõ ràng trong việc thiết lập quan hệ triểu cống. Đại Việt dưới thời Lê sơ và Mạc cần duy trì quan hệ triểu cống với mong muốn duy trì quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, bảo vệ nền độc lập, tự chủ dân tộc; có điều kiện hòa bình để xây dựng vương triều lớn mạnh. Nhà Minh ở Trung Quốc tiếp nhận việc triều cống từ Đại Việt nhằm khẳng định vị thế nước lớn, tiếp tục thực hiện chủ nghĩa bành trướng ra bên ngoài không chỉ về sức mạnh quân sự mà còn trên những lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa. Việc nghiêm túc thực hiện những hoạt động tiến cống, thăm hỏi hàng năm đã đem lại cho cả Đại Việt và nhà Minh những lợi ích to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, với Đại Việt, lợi ích to lớn nhất có lẽ là việc duy trì được nền độc lập, không xảy ra chiến tranh, xung đột, vương triều có điều kiện tập trung phát triển đất nước và khẳng định vị thế quốc gia, dân tộc trong khu vực. Với triều Lê sơ, với tiềm lực đất nước lớn mạnh về nhiều mặt: sự ổn định về chính trị, hùng mạnh về quân sự đã giúp vua Lê thực hiện được nguyện vọng mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Đồng thời, triều Lê sơ cũng tự hình thành cho mình một hệ thống triều cống mang quy mô khu vực, trong đó, triều Lê sơ là đối tượng được các quốc gia khác thực hiện hoạt động triều cống. Xét cho cùng, Đại Việt thời Lê sơ một mặt thực hiện nghĩa vụ với nhà Minh để duy trì quan hệ hòa hảo, mặt khác cũng thể hiện tư tưởng nước lớn với một số quốc gia lân cận.

Quan hệ triều cống giữa Đại Việt với nhà Minh trong thế kỉ XV-XVI không chỉ phục vụ mục đích chính trị, nhằm thực hiện nghĩa vụ của một nước chư hầu trong hệ thống triều cống được nhà Minh gây dựng. Bên cạnh đó, hoạt động triều cống còn mở ra cho hai nước những cơ hội để giao lưu, trao đổi với nhau trên nhiều phương diện khác. Trong đó, kinh tế và văn hóa là hai lĩnh vực được nhìn nhận rõ nét nhất. Mặc dù là hai quốc gia láng giềng có chung đường biên giới, có nhiều đặc điểm chung về kinh tế, văn hóa nhưng trong suốt chiều dài lịch sử, Đại Việt chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa Trung Hoa vốn có tầm ảnh hưởng rộng rãi ra bên

ngoài. Việc các sứ đoàn triều cống sang Trung Quốc làm nhiệm vụ cũng tiến hành tìm hiểu, thu mua tài liệu liên quan đến các vấn đề như thể chế nhà nước, tôn giáo, y dược… Cùng với đó là quá trình tự mày mò nghiên cứu, tìm hiểu thực địa của sứ thần Đại Việt. Những tài liệu và kinh nghiệm hữu ích đó được đưa về trong nước, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước của mối triều đại.

Cùng với việc giao lưu văn hóa, quan hệ triều cống còn đem lại những cơ hội để Đại Việt và nhà Minh trao đổi và giao lưu hàng hóa khi mà cả hai chính quyền nhà nước đề thi hành những chính sách nhằm hạn chế sự phát triển về ngoại thương. Hàng hóa được đem ra trao đổi được biểu hiện thông qua thành phần cống phẩm của Đại Việt đem sang cống nhà Minh - ở đây là những sản vật địa phương, đồ thủ công… và thành phần quà tặng Hoàng đế nhà Minh ban tặng cho đoàn sứ thần – những sản phẩm mang đậm tính thủ công của nhà Minh. Từ đó, góp phần duy trì mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa giữa hai quốc gia.

Quan hệ triều cống Đại Việt – Minh thế kỉ XV-XVI là sự tiếp nối truyền thống bang giao giữa hai quốc gia vốn được hình thành từ rất lâu, và là cầu nối cho những giao đoạn tiếp theo. Đây là giai đoạn truyền thống ngoại giao của Đại Việt được phản ánh một cách rõ nét khi linh hoạt đối phó với sự thay đổi của tình hình trong nước và khu vực. Trong quan hệ bang giao với nhà Minh, Đại Việt nghiêm túc thực hiện quan hệ triều cống với tinh thần mềm dẻo, khôn khéo nhưng luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc về độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Với những hành động có tính sách nhiễu của nhà Minh, triều Lê sơ và triều Mạc kiên quyết đấu tranh phản đối . Đó là cách ứng xử khéo léo trong ngoại giao, mềm dẻo nhưng kiên quyết, cứng rắn.

Nghiên cứu quan hệ triều cống Đại Việt – Minh trong giai đoạn thế kỉ XV- XVI không đơn thuần chỉ nhằm tìm hiểu những hoạt động triểu cống cụ thể mà còn nhằm khai thác những khía cạnh khác như cơ sở hình thành quan hệ triều cống giữa hai quốc gia, đối sách của Đại Việt trong việc thực hiện hoạt động triều cống… Xa hơn nữa, tác giả mong muốn tìm hiểu về những đặc điểm tiêu biểu trong quan hệ triều cống giữa hai quốc gia vốn có nhiều duyên nợ trong lịch sử. Từ đó có những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ triều cống đại việt minh thế kỉ XV XVI (Trang 91 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)