Kết quả công tác giải phóng mặt bằng KCN Điềm Thụy đạt được là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khu công nghiệp điềm thụy tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng KCN thái nguyên (Trang 81 - 85)

Điềm Thụy đạt được là

STT Năm Kế hoạch giải phóng mặt bằng (ha) Đạt được (ha) % so với kế hoạch (%) 1 2013 - 2014 50 50 100 2 2014 - 2015 70 50 80 3 2015 - 2016 80 50 70 4 2016 - 2017 30 30 100

Nguồn: Tổ Kế hoạch-Tài chính Ban QLDA KCN Thái Nguyên (2016)

Nhìn trên bảng ta thấy kết quả đền bù giải phóng mặt bằng qua các năm đã đạt được.

Từ năm 2013 – 2014: Chỉ tiêu đền bù giải phóng mặt bằng đưa ra và thực tế đạt được là 100%.

Rút kinh nghiệm từ công tác giải phóng mặt bằng của các khu công nghiệp Phổ Yên, Sông Công I… Ban QLDA KCN Thái Nguyên đã tập trung mọi nguồn lực quyết tâm giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Điềm Thụy đúng tiến độ.

Tuy nhiên, từ năm 2014-2016 do gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách liên quan đến nhiều phòng, ban. Thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng chưa đồng bộ, giá đền bù và phương thức đền bù chưa được người dân ủng hộ, một số hộ dân cố tình không hợp tác dẫn đến việc kiểm đếm bắt buộc và địa phương phải đưa ra hình thức cưỡng chế thi công bắt buộc từ đó làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.

Khắc phục những khó khăn này, Cán bộ Ban QLDA KCN Thái Nguyên luôn phối hợp chặt chẽ cùng Ban GPMB huyện Phú Bình thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, giúp dân hiểu về cơ chế, chính sách đền bù

của nhà nước. Đồng thời, giúp người dân tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc khi bị thu hồi đất. Tạo mọi điều kiện cho người dân khắc phục khó khăn sau thu hồi đất. Hầu hết các hộ dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp không có việc làm đều được thu xếp việc làm ngay tại các nhà máy đóng trên khu công nghiệp Điềm Thụy. Nhờ đó, việc GPMB đã được thực hiên rất tốt.

Đến đầu năm 2017 toàn bộ KCN Điềm Thụy được giải phóng mặt bằng hoàn toàn và bàn giao đất cho các nhà đầu tư.

4.2.2.3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

+ Công tác khảo sát/thiết kế, thi công xây dựng công trình phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng và tuân thủ các quy định của Nhà nước.

+ Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật.

+ Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, quy mô và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định.

+ Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

+ Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; kiểm tra, giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình. Tổ chức thực hiện theo các quy định về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn về môi trường, an toàn vận hành theo trình tự quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực đối với các hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng, khi xẩy ra sự cố có thể xẩy gây thảm họa và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng khi có yêu cầu. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.

- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện bảo hành công trình xây dựng và thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định hiện hành.

- Báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng định kỳ trước ngày 15 tháng 6 (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 15 tháng 12 (đối với báo cáo năm) hằng năm, báo cáo đột xuất có yêu cầu báo cáo sự cố công trình xây dựng.

+ Căn cứ vào những quy định của nhà nước được nêu ở trên việc quản lý thi công công trình ở KCN Điềm Thụy được tiến hành kiểm tra chặt chẽ theo từng bước.

+ Chuẩn bị triển khai thi công công trình

Kiểm tra nha thầu có đủ máy móc thiết bị thi công công trình như đã cam kết ở hồ sơ dự thầu hay không, máy móc còn trong thời gian kiểm định hay không.

+ Thi công công trình

Kiểm tra và công tác an toàn thi công và giám sát theo dõi xem nhà thầu có thi công theo biện pháp thi công mà nhà thầu đã đưa ra trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu hay không, kiểm tra và kết hợp với tư vấn giám sát giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền được giao.

Việc quản lý thi công công trình ở KCN Điềm Thụy hiện nay là khá tốt, được tiến hành chặt chẽ theo quy định nhà nước, theo những yêu cầu cụ thể của hồ sơ, yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Các cán bộ có trình độ chuyên môn luôn giám sát chặt chẽ công trình ở từng hạng mục. Nếu có hạng mục nào chưa đúng yêu cầu kĩ thuật yêu cầu nhà thầu sửa ngay kịp thời, không để tình trạng xong rồi mới bắt gỡ đi làm lại. Nhờ đó, chất lượng công trình được đảm bảo và các công trình trong KCN Điềm Thụy hầu hết đảm bảo được tiến độ đề ra, giảm thất thoát lãng phí vốn của Nhà nước.

4.2.2.4. Quản lý tạm ứng vốn đầu tư XDCB

Tại các công trình XDCB, việc tạm ứng kinh phí thực hiện hợp đồng và mua vật liệu là điều kiện quan trọng giúp cho các nhà thầu có đủ vốn để huy động máy móc, thiết bị, nhân lực, vật liệu triển khai công trình. Trên cơ sở đó nhà thầu thực hiện thi công hoàn thành các hạng mục công trình, khối lượng công việc đảm bảo theo đúng thiết kế và theo giá trị hợp đồng như đã ký kết trong phạm vi hợp đồng.

Hiện nay, công tác tạm ứng và thu hồi tiền tạm ứng tại Ban QLDA KCN Thái Nguyên được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính và các văn bản pháp lý về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Những văn bản này có quy định đầy đủ, rõ ràng về mức tạm ứng tối thiểu và mức tạm ứng tối đa, việc tạm ứng vốn cho các hợp đồng thuộc trách nhiệm của Ban QLDA KCN Thái Nguyên và mức tạm ứng vốn cụ thể do Ban QLDA KCN Thái Nguyên và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất và quy định trong hợp đồng kinh tế giữa các bên. Tùy theo đặc thù của dự án sẽ có mức tạm ứng khác nhau. Quy định về bảo lãnh tiền tạm ứng theo thỏa thuận giữa Ban QLDA KCN Thái Nguyên với nhà thầu và các hợp đồng kinh tế. Đối với việc thu hồi tiền tạm ứng được thực hiện theo các văn bản quy định dựa trên giá trị kế hoạch vốn của Nhà nước giao hàng năm. công tác tạm ứng cho các nhà thầu thi công xây dựng công trình trong KCN Điềm Thụy được tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định.

Có thể thấy, công tác tạm ứng vốn của Ban QLDA KCN Thái Nguyên cho các gói thầu tại KCN Điềm Thụy được thực hiện hiệu quả, đúng giá trị và thời gian tạm ứng. Nhờ đó, các nhà thầu có thể thực hiện các công trình đúng tiến độ. Trong 3 năm qua, nền kinh tế khó khăn nên thực tế việc tạm ứng vốn cho các nhà thầu phải phụ thuộc vào kế hoạch ngân sách cấp hàng năm. Chính vì vậy, Ban QLDA KCN Thái Nguyên đã bám sát các quy định của Nhà nước trong công tác tạm ứng theo hợp đồng xây dựng, các quy định mới về đầu tư công (Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 18/6/2014), căn cứ vào kế hoạch thực hiện dự án và khả năng huy động vốn của từng dự án để đưa ra các mức tạm ứng hợp lý, không tạm ứng quá cao có thể dẫn đến việc các nhà thầu chiếm dụng vốn nhà nước, sử dụng vào mục đích khác, gây lãng phí hoặc tạm ứng hợp đồng như vật liệu xây dựng không hợp lý làm giảm động lực của các nhà thầu thi công trong việc hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành. Ngoài ra, Ban QLDA KCN Thái Nguyên đã chủ động phối kết hợp với các nhà thầu, KBNN tỉnh để hoàn thiện thủ tục tạm ứng cho việc giải ngân các công trình được đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khu công nghiệp điềm thụy tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng KCN thái nguyên (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)