Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Những quy định mang tính pháp lý trong quản lý vốn đầu tư XDCB
VỐN ĐẦU TƯ XDCB
4.1.1. Những quy định của Nhà nước
Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có nhiều lần thay đổi cơ chế và chính sách về quản lý đầu tư XDCB được thể hiện bằng những văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 bổ sung, sửa đổi một số điều Nghị định 52; Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 bổ sung, sửa đổi một số điều Nghị định 52 và Nghị định 12; Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 giải thích Luật Xây dựng; Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 bổ sung, sửa đổi một số điều Nghị định 16/2005/NĐ-CP; Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 bổ sung, sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP; Nghị định 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 bổ sung một số điều của Nghị định 99, tiếp đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 32/2015/NĐ-CP để thay thế cho hai Nghị định 12 và Nghị định 112 ở trên. Như vậy, cho đến nay các Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là các văn bản thay thế toàn bộ các văn bản ban hành quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng trước đó trên cơ sở Luật xây dựng, Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 (Luật đầu tư công đã được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015), Luật đấu thầu, Luật ngân sách...
Theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ chỉ quyết định các dự án quan trọng quốc gia (được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư). Các dự án nhóm A, B, C thuộc nguồn vốn ngân sách còn lại được phân cấp cho Bộ trưởng các Bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.
4.1.2. Quy định của tỉnh Thái Nguyên
XDCB vào KCN Điềm Thụy được thể hiện trong Quyết định số 2638/QĐ- UBND ngày 24 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng KCN Điềm Thụy phần diện tích 180 ha.
Trong đó, nội dung có thể cụ thể thành một vài nét chính như sau:
a) Tỉnh chi đầu tư dự án do các Sở, Ban, Ngành của tỉnh quản lý, sử dụng; dự án liên quan đến quy hoạch vùng; dự án có ý nghĩa chiến lược và trọng điểm để phát chiển công nghiệp và phát chiển kinh tế vùng.
b) Dự án thuộc trách nhiệm đầu tư của tỉnh phải được chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chấp thuận về chủ trương đầu tư, quy mô đầu tư, hoặc nhiệm vụ thiết kế trước khi lập dự án, kể cả trường hợp điều chỉnh quy mô thiết kế đã được duyệt.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư những dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thuộc trách nhiệm đầu tư mà có nguông vốn từ NSNN thuộc thẩm quyền của tỉnh.
4.1.3. Quy định của Ban QLDA KCN Thái Nguyên
Căn cứ trên cơ sở pháp lý của các văn bản pháp luật trên, BQL các dự án ĐTXD KCN Thái Nguyên với vai trò là chủ đầu tư thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB theo quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên tại Quyết định số 2638/QĐ- UBND ngày 24 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng KCN Điềm Thụy phần diện tích 180 ha , Ban không ban hành các quy định riêng về quản lý vốn đầu tư XDCB tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước và địa phương. Các quy định này hoàn toàn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Đối với quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì Ban với vai trò là đại diện chủ đầu tư, là cơ quan được ủy quyền, phân cấp theo quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ thực hiện việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán theo quy định mới của Luật xây dựng.
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội chung, với nguồn vốn được giao, Ban đã tập trung thực hiện theo đúng cơ cấu phân bổ vốn đầu tư XDCB cho từng hạng mục cụ thể và tiến độ hoàn thành dự án nhanh nhất có thể.