3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý khu công nghiệp Điềm Thụy
Khu công nghiệp Điềm Thụy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, nằm trên địa bàn 2 huyện là Phổ Yên và Phú Bình. Tổng diện tích theo quy hoạch được duyệt là 350ha. Trong đó Khu A: phần diện tích 180ha do BQL các dự án ĐTXD KCN Thái Nguyên làm chủ đầu tư. Khu B có diện tích 170ha do Công ty Cổ phần Đầu tư APEC Thái Nguyên làm chủ đầu tư.
Vị trí: xã Điềm Thuỵ, xã Thượng Đình huyện Phú Bình và xã Hồng Tiến huyện Phổ Yên;
Phía Bắc: giáp kênh N17 xã Thượng Đình;
Phía Đông: Giáp sông Cầu địa phận xã Nhã Lộng, Xuân Phương; Phía Nam: giáp ranh giới quy hoạch KCN, Đô thị Yên Bình; Phía Tây: giáp đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên và Quốc lộ 3
Cách thành phố Thái Nguyên về phía Nam 20km, cách thủ đô Hà Nội 65km về phía Bắc.
Được kết nối với đường quốc lộ số 3 nhờ tỉnh lộ 261, cách đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên 100m.
Có tọa độ như sau:
2730 46' - 2740 12' Kinh độ đông 4360 78' - 4370 79' Vĩ độ bắc a, Hạ tầng kỹ thuật của Khu công nghiệp
Khu công nghiệp đã xây dựng được các hạ tầng thiết yếu: đường trục chính, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống cấp nước; một phần đường nội bộ tại các lô đất công nghiệp,...
Hệ thống cấp điện:
Hệ thống điện trong Khu công nghiệp được đầu tư đồng bộ phục vụ điện sản xuất, điện chiếu sáng. Điện được cung cấp đảm bảo 24/24h trong ngày được lấy từ trạm biến áp 110 KW trong khu vực.
Hệ thống giao thông:
Đường trục chính tổng chiều dài L = 3.045km, chiều rộng nền đường B nền = 36m; chiều rộng mặt đường B mặt 21m; Đường nội bộ tổng chiều dài L = 7,8Km, chiều rộng nền đường B nền = 22,5m; chiều rộng mặt đường B mặt = 10,5m; Kết cấu mặt đường cấp cao A1; cường độ mặt đương Eyc ≥ 155 Mpa;
Khu công nghiệp Điềm Thụy được xác định vị trí cách Khu công nghiệp Sông Công I khoảng 3 km, như vậy việc kết nối hệ thống cấp điện, cấp nước với KCN Sông công I là rất thuận lợi.
Hiện nay UBND tỉnhThái Nguyên đã và đang thi công đường giao thông liên huyện nối UBND huyện Phú bình với Quốc lộ 3 mới, Quốc lộ 3 cũ và sang thị xã Sông Công thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa các khu công nghiệp.
Hệ thống cấp nước sạch:
Nguồn cung cấp nước sạch từ nhà máy nước xạch Sông Công đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt, nước sản xuất cho khu công nghiệp.
Hạ tầng khác:
Khu công nghiệp đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường: Hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải, hệ thống thoát nước thải.
Các hạ tầng phục vụ cho đời sống cán bộ, công nhân viên trong Khu công nghiệp cũng đang được gấp rút triển khai gồm: Khu nhà ở cho công nhân, công viên cây xanh, khu thể thao phục vụ sinh hoạt đời sống công nhân viên…
Trong giai đoạn 2014-2016, nguồn vốn mà UBND tỉnh Thái Nguyên dành cho Ban đã được sử dụng để đầu tư mạnh cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung chủ yếu vào KCN Điềm Thụy, dự án trên thì tổng khối lượng thực hiện và giải ngân tính trong 3 năm qua đối với dự án KCN Điềm Thụy.
Bảng 3.1. Dự án mà Ban QLDA đã và đang thực hiện trong KCN Điềm Thụy
TT Tên dự án TMĐT (đồng) Loại cấp công trình Loại nguồn vốn đầu tư Thời gian thực hiện Khối lượng đã thực hiện đến 31/12/2016 (đồng) 1 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 377.054.836.636 NSĐP hỗ trợ 2011- 2018 287.363.417.428 2 San nền 142.099.983.100 Cấp III NSĐP hỗ trợ 2011- 2017 112.321.674.390 3 Đường giao thông 233.995.300.940 Cấp III NSĐP
hỗ trợ 2011- 2018 189.420.373.216 4 Cấp điện 65.417.872.000 Cấp III NSĐP hỗ trợ 2012- 2016 65.417.872.000 5 Điện chiếu sáng 17.075.886.000 Cấp III NSĐP
hỗ trợ 2013- 2017 11.236.168.232 6 Cấp nước 37.418.571.300 Cấp III NSĐP hỗ trợ 2013- 2017 32.196.473.285 7 Thoát nước mưa 97.434.923.000 Cấp III NSĐP
hỗ trợ
2012-
2017 68.293.453.374 8 Thoát nước thải 36.847.097.000 Cấp III NSĐP
hỗ trợ 2012- 2017 23.436.457.368 9 Hàng rào, cổng 1.500.000.000 Cấp III NSĐP hỗ trợ 2016- 2017 897.000.000 10 Thông tin lien lạc 6.340.517.000 Cấp III NSĐP
hỗ trợ
2014-
2016 4.340.517.000 11 Trạm xử lý nước
thải tập trung 15.100.000.000 Cấp III
NSĐP hỗ trợ
2013-
2016 15.100.000.000 Nguồn: Tổ Kế hoạch-Tài chính Ban QLDA KCN Thái Nguyên (2016)
b, Hiện trạng đầu tư tại Khu công nghiệp
Hiện tại Khu công nghiệp đã thu hút được trên 40 doanh nghiệp FDI vào đầu tư, với tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 60% diện tích Khu công nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các dự án được thu hút đầu tư chủ yếu trong Khu công nghiệp là các dự án FDI công nghiệp phụ trợ, chú trọng đến công nghiệp phụ trợ phục vụ cho Samsung và các tập đoàn điện tử khác, các dự án công nghệ cao, sản xuất phụ tùng ô tô, sản xuất và lắp ráp ôtô, cơ khí, chế tạo máy, vật liệu xây dựng, công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, các ngành công nghiệp nhẹ…
Sơ đồ 3.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Điềm Thụy
3.1.2. Đặc điểm Ban QLDA KCN Thái Nguyên
BQL các dự án đầu tư xây dựng KCN Thái Nguyên được UBND tỉnh Thái Nguyên thành lập theo QĐ số 1078/QĐ-UBND ngày 10/5/2014, ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng là một đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, có chức năng giúp Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên ( chủ đầu tư ) thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Ban quản lý các dự án khu công nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Thái Nguyên.
- Thực hiện các thủ tục về giao đất, nhận đất tại khu công nghiệp, khu tái định cư và nhà ở cho người lao động và các dự án khác, được chủ đầu tư ủy quyền ký hợp đồng thuê lại đất với nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào khu công nghiệp, khu tái định cư và nhà ở cho người lao động, chuyển bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác liên quan đến triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Chuyển bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định.
- Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
- Đàn phán ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư.
- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các công trình hạng mục công trình theo hợp đồng đã ký.
- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí đầu tư xây dựng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng.
- Được đề nghị với chủ đầu tư để đình chỉ các công việc xây dựng nếu chất lượng thi công không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, không đảm bảo an toàn và không đảm bảo yêu cầu của hồ sơ thiết kế đã được duyệt.
- Kiến nghị với chủ đầu tư những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình hoặc đảm bảo tiến độ thi công.
- Báo cáo với chủ đầu tư nếu xét thấy bên nhận thầu làm không đúng hoặc không đạt yêu cầu theo quy định của công tác nghiệm thu, đề xuất, kiến nghị xử lý theo đúng luật định.
- Thực hiện việc quản lý vốn, thu, chi kinh phí cho các hoạt động của Ban quản lý các dự án khu công nghiệp và cho cán bộ, nhân viên của ban.
- Nghiệm thu, bàn giao công trình.
- Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
- Ban quản lý dự án khu công nghiệp được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có dủ năng lực và được chủ đầu tư cho phép thành lập các ban quản lý dự án trực thuộc.
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn, phức tạp hoặc theo tuyến thì ban quản lý dự án khu công nghiệp được phép thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần.
- Ban quản lý dự án khu công nghiệp được phép ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với ban quản lý dự án quản lý các công việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới mà trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu thực hiện khác, việc thê tư vấn nước ngoài đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép theo quy định.
- Trường hợp dự án theo hình thức tổng thầu, ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ trên, Ban quản lý dự án khu công nghiệp còn phải thực hiện các công việc, thỏa thuận với tổng thầu về hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị công nghệ thuộc tổng giá trị của hợp đồng.
Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy của Ban QLDA KCN Thái Nguyên
Nguồn: Tổ Hành chính – Tổng Hợp BQL các DA ĐTXD KCN Thái Nguyên (2013) 3.1.3. Ban lãnh đạo Ban QLDA KCN Thái Nguyên
Lãnh đạo BQL các dự án ĐTXD KCN Thái Nguyên có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc, Giám đốc BQL các dự án ĐTXD KCN Thái Nguyên do trưởng ban quản lý các KCN Thái Nguyên kiêm nhiệm.
Giám đốc BQL các dự án ĐTXD KCN Thái Nguyên là người đứng đầu đơn vị, quản lý điều hành các hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban.
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Giám đốc, do Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách khác theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý cán bộ.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: - Tổ hành chính – Tổng hợp; - Tổ Kế hoạch-Tài vụ; - Tổ nghiệp vụ; - Tổ bảo vệ. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT, TỔNG HỢP Tổ Kế Hoạch- Tài Vụ Tổ Hành Chính – Tổng Hợp Tổ nghiệp vụ Tổ bảo vệ
Tổ do tổ Trưởng phụ trách và các cán bộ chuyên môn giúp việc. Khi có đủ quy mô và yêu cầu nhiệm vụ có thêm 01 tổ phó giúp việc.
Biên chế: Biên chế của BQL các dự án ĐTXD KCN Thái Nguyên lằm trong tổng biên chế sự nghiệp đã được UBND tỉnh giao cho BQL các KCN Thái Nguyên. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, BQL các dự án ĐTXD KCN Thái Nguyên được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
3.1.4. Các tổ thuộc Ban QLDA KCN Thái Nguyên gồm có 04 tổ + Tổ hành chính - Tổng hợp + Tổ hành chính - Tổng hợp
- Thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực: Tổ chức, cán bộ, quản lý nhân sự, quản lý tiền lương, chế độ chính sách, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo, tuyển chọn cán bộ, lao động, thi đua khen thưởng; công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu; công tác vệ sinh, công tác an ninh trật tự, công tác quản lý thiết bị, tài sản, công tác phục vụ: lái xe, tạp vụ và các công tác đột xuất khác...
- Bộ phận TC-HC có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc Ban về các hoạt động chung của Ban; tham mưu về các mối quan hệ với các cơ quan liên quan; đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất, liên tục và có hiệu lực trong hoạt động của Lãnh đạo Ban theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo cho Giám đốc thực hiện công tác đối nội, đối ngoại.
+Tổ Kế hoạch-Tài vụ
Tham mưu giúp cho Giám đốc thực hiện tốt công tác kế hoạch, tài chính, kế toán, thống kê theo Luật kế toán, Luật thống kê.
Công tác kế hoạch.
Xây dựng KH đầu tư các dự án, thực hiện tổng hợp tình hình thực hiện dự án. Chủ trì công tác lựa chọn nhà thầu, soạn thảo và quản lý thống nhất các hợp đồng kinh tế. Phối hợp các bộ phận liên quan để tổ chức quyết toán công trình, dự án.
Chủ trì đề xuất nhu cầu về VĐT, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cho các dự án.
Lập báo cáo đánh giá đầu tư, báo cáo thống kê, các báo cáo tổng hợp liên quan đến QLDA.
Lập kế hoạch triển khai thực hiện các công tác theo yêu cầu của cơ quan Quyết toán, Kiểm tra, Kiểm toán, Thanh tra, Lưu trữ các bản gốc hồ sơ liên quan của DA nhằm phục vụ tốt công tác quản lý dự án, phục vụ công tác, Quyết toán, Kiểm tra, Kiểm toán, Thanh tra.
Tham gia nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, tham gia nghiệm thu khối lượng từng đợt khi ban Giám đốc yêu cầu.
Công tác Kế toán – Thống kê.
Lập dự toán, quản lý việc thu, chi tài chính, thực hiện đầy đủ kịp thời công tác thanh quyết toán đảm bảo đúng chế độ, chính sách tại đơn vị.
Lập kế hoạch vốn cho công trình, báo cáo quyết toán các dự án do ban thực hiện, thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nguồn vốn đầu tư, tình hình chi phí, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư, tình hình quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Tính toán và phàn ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số lượng và giá trị từng loại, từng tài sản cố định và tài sản lưu động tăng lên do đầu tư xây dựng mang lại.
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành các chế độ, chính sách quản lý tài chính về đầu tư và xây dựng Nhà nước.
Kiểm tra, soát xét hồ sơ tạm ừng, hồ sơ nghiệm thu thanh toán, hồ sơ quyết toán theo quy định để thanh toán kịp thời cho các đơn vị có liên quan.
Lập và lộp đúng hạn báo cáo quyết toán tài chính của đơn vị và các báo cáo cấp phát vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư khi công trình hoán thành cho các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan cấp phát vốn đầu tư. Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu cho hoạt động đầu tư xây dựng. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư.
Tham mưu cho lãnh đạo xây dựng quy chế thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho CB-CNVC theo quy định Nhà nước.
Quản lý tài sản cơ quan, chế độ thanh lý tài sản cơ quan, đề xuất các chế độ quản lý tài chính cho cấp trên.
Thực hiện thanh toán mua sắm các vật tư, văn phòng phẩm, đố dùng thiết bị, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị vv ...
Tổ chức quản lý, lưu chữ các hồ sơ, tài liệu kế toán, bảo mật các số liệu theo quy định hiện hành.
- Lập và trình dự toán chi tiêu hàng năm; hạch toán, thanh quyết toán các