THÁI NGUYÊN
THÁI NGUYÊN chung ở cấp Ban với vai trò là chủ đầu tư. Đồng thời công tác này đã tạo ra được những hiệu ứng tích cực trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương, từ đó gián tiếp tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống người dân trong vùng dự án. Tuy nhiên, trong từng nội dung thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB của Ban QLDA KCN Thái Nguyên, quá trình quản lý đang tồn tại những hạn chế và bất cập cần quan tâm giải quyết. Những bất cập gặp phải ở nhiều khâu trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, từ công tác lập kế hoạch vốn đến việc thanh tra, kiểm tra và giám sát dẫn đến hiệu quả công tác quản lý chưa cao. Đây chính là những căn cứ quan trọng nhất, thực tiễn nhất cho việc đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại Ban QLDA KCN Thái Nguyên và địa phương trong những năm tới.
4.5.1.2. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở tỉnh Thái Nguyên thông qua quá trình nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại Ban QLDA KCN Thái Nguyên, ngoài kết quả nghiên cứu, học viên còn căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên và việc thực hiện theo các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình công tác của Ban QLDA KCN Thái Nguyên trong những năm tới. Đây chính là cơ sở cho các giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển chung của tỉnh.
1) Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên
Năm 2017, chính trị ổn định kinh tế trong nước với mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết quả tỉnh nhà đạt được trong năm 2016 và các năm trước là bước đệm, động lực quan trọng cho bước phát triển mới trong năm 2017. Tuy nhiên, kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng và phải cạnh tranh gay gắt hơn; tranh chấp chủ quyền biển đảo vẫn rất phức tạp; trong tỉnh nguồn nhân lực chất lượng chưa cao, nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.