Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xdcb của KCN điềm thụy tại ban
4.2.4. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán VĐT XDCB
Trong 3 năm qua, với vai trò là chủ đầu tư Ban QLDA KCN Thái Nguyên đã được các cơ quan thanh tra kiểm tra của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch-Đầu tư cũng như các đoàn kiểm tra liên ngành giữa các Sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thực hiện một số cuộc thanh tra, kiểm tra về tình hình sử dụng vốn của một số công trình XDCB, trong đó có dự án ĐTXD công trình KCN Điềm Thụy. Đánh giá kết quả về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với dự án này, chủ yếu là các công tác thanh toán, tạm ứng và giải ngân vốn đầu tư XDCB của Ban QLDA KCN Thái Nguyên không để xảy ra sai phạm, thất thoát hay lãng phí lớn. Mặc dù vậy, ở các dự án, công trình vẫn còn có những tồn tại nhỏ như: tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, lập dự toán, đơn vị thi công còn thiếu sót trong việc cập nhật báo giá VLXD, chứng thư thẩm định giá (CO, CQ) chưa đầy đủ, chất lượng hồ sơ thanh toán, báo cáo chưa cao. Một số dự án, công trình gặp khó khăn trong việc GPMB, đền bù làm cho tiến độ triển khai chậm và làm tăng chi phí dự án.
Bảng 4.11. Kết quả các công trình trong KCN Điềm Thụy thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước từ năm 2013 – 2016
TT Tên công trình Dự toán ban đầu được duyệt (Đồng) Giá trị được phê duyệt quyết toán (Đồng) Giá trị công trình sau khi thanh tra, kiểm
toán (Đồng) Số đề nghị giảm quyết toán và thu hồi nộp NS (Đồng) 1 Thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 50 ha
80.000.000.000 78.658.792.286 78.658.792.286 0
2
Gói thầu số 1: San lấp mặt bằng phần diện tích 50 ha
45.814.099.758 45.764.416.215 45.756.148.358 8.267.857
3
Gói thầu số 2: Xây dựng hoàn chỉnh phần hạ tầng, giao thông đường trục chính (Km0÷Km1) 45.546.630.670 45.403.136.417 45.403.136.417 0 4 Xây dựng hoàn chỉnh phần hạ tầng, giao thông đường
trục chính
(Km1÷Km1+860)
38.831.734.194 38.763.835.367 38.763.835.367 0
5
San lấp mặt bằng giai đoạn II, diện tích 50 ha 79.036.512.654 78.806.529.417 78.736.194.284 70.335.133 6 Xây dựng hoàn chỉnh phần giao thông, hạ tầng kỹ thuật đường nhánh lô CN8 & CN9 48.887.710.000 48.714.417.302 48.697.108.397 17.308.905
Nguồn: Tổ Kế hoạch-Tài chính Ban QLDA KCN Thái Nguyên (2016)
Từ năm 2013-2016, các đoàn thanh tra của tỉnh đã tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước 6 công trình XDCB. Trong đó công trình sử dụng vốn
Nhà nước. Qua kết quả kiểm tra, thanh tra, các sai phạm chủ yếu tập trung vào các công trình san lấp mặt bằng và xây dựng đường giao thông trong KCN Điềm Thụy. Trong 6 công trình được thanh tra, kiểm toán có 3 công trình san lấp mặt bằng và xây dựng đường giao thông bị sai phạm. Điển hình là năm 2016, đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh tiến hành kiểm tra, thanh tra công trình San lấp mặt bằng giai đoạn I, II, diện tích 50 ha và Xây dựng hoàn chỉnh phần giao thông, hạ tầng kỹ thuật đường nhánh lô CN8 & CN9 do Ban QLDA KCN Thái Nguyên làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư của cả ba công trình là 172 tỷ đồng. Qua kiểm tra đoàn thanh tra phát hiện có tình trạng thi công thiếu so với hồ sơ thiết kế được duyệt nhưng vẫn được nghiệm thu và thanh quyết toán. Hồ sơ thiết kế sơ sài, có tình trạng thiết kế thiếu, sai kích thước, tính sai. Đổi nguyên vật liệu trong quá trình thi công, hồ sơ hoàn công không đúng thực tế, được copy đúng như hồ sơ thiết kế,…làm thất thoát vốn đầu tư XDCB tổng số tiền là 95 triệu đồng.
Thanh tra Sở kế hoạch và đầu tư tiến hành thanh tra công tác đấu thầu tại Ban QLDA KCN Thái Nguyên đã đánh giá việc thực hiện quản lý Nhà nước về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu cơ bản đã đáp ứng được các quy định hiện hành về đấu thầu, kế hoạch đấu thầu các dự án đã được phê duyệt sau khi có quyết định đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được thẩm định và phê duyệt trước khi phát hành, các mốc thời gian trong đấu thầu tương đối đảm bảo theo quy định. việc phân cấp trong đấu thầu và thẩm quyền trong đấu thầu chưa thực hiện tốt, các biểu mẫu chưa được cập nhật thường xuyên.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước chưa thường xuyên, liên tục, số lượng công trình được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán so với tổng số còn rất ít. Việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết và nghiêm minh.
Công tác xử lý sau kiểm tra, thanh tra chưa triệt để và kéo dài. Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của thanh tra chưa kịp thời và chủ yếu chỉ tập trung vào xử lý các vấn đề tài chính, chứ chưa quan tâm xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm nên hiệu lực còn hạn chế. Năm 2016, sau khi kiểm tra, thanh tra, kiểm toán phải thực hiện xuất toán 95 triệu đồng, cho đến nay mới xử lý xuất toán được 50 triệu đồng, còn 45 triệu đồng chưa xử lý theo kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán.
Sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành (thanh tra xây dựng, thanh tra Kế hoạch - Đầu tư, thanh tra tài chính) còn thiết
chặt chẽ nên có hiện tượng trùng lập, chồng chéo, hoạt động thanh kiểm tra kém hiệu quả.
Công tác giám sát kém hiệu quả cũng thể hiện ở tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB vẫn diễn ra trong các công trình đầu tư, thuộc các nguồn vốn, ở các ngành, các địa phương và trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư.
Một số dự án, công trình bị thất thoát do sự thiếu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Chủ đầu tư chủ quan không thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ của mình. Đơn vị tư vấn giám sát đủ năng lực nhưng làm việc hời hợt dẫn đến tình trạng thay thế các nguyên vật liệu, cắt xén quy trình xây dựng, nghiệm thu sai khối lượng làm cho công trình có chất lượng kém, thất thoát, lãng phí tiền của của Nhà nước.
Các dự án được lập kế hoạch đầu tư chi tiết và tổng thể. Hàng năm, các dự án, công trình được thanh tra, kiểm tra toàn diện định kỳ theo kế hoạch chung của tỉnh (sự phối kết hợp các cơ quan Nhà nước như Sở Tài chính, Sở Kế hoạch- Đầu tư, Sở Xây dựng,...) trong quản lý vốn đầu tư XDCB như: lập dự án với năng lực tài chính, thi công theo thiết kế dự toán được duyệt, sử dụng VLXD chủng loại như thiết kế, dự toán, hồ sơ dự thầu được duyệt,… Điều này góp phần trong việc nâng cao chất lượng các công trình XDCB trên địa bàn và chống lãng phí nguồn vốn đầu tư XDCB.
Sự phối kết hợp giữa các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành (xây dựng, kế hoạch - đầu tư, tài chính) tập trung vào các giai đoạn chính của dự án đầu tư bao gồm: quyết định - phê duyệt - thực hiện - hoàn thành, theo quy trình rất chặt chẽ nên không có hiện tượng trùng lập, chồng chéo, hoạt động thanh kiểm tra đạt hiệu quả cao.