2.1.5.1. Lập kế hoạch, huy động vốn đầu tư XDCB
1) Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB
Kế hoạch vốn đầu tư của mỗi ngành, mỗi cấp thường được phản ánh trong kỳ kế hoạch của ngành, của cấp mình (cả nước, ngành, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Đối với các chương trình mục tiêu Quốc gia, các dự án trọng điểm Quốc gia trong kế hoạch hàng năm và từng thời kỳ phát triển kinh tế do Quốc hội quyết định, Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, tiến độ, tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư làm cơ sở để bố trí kế hoạch hàng năm do các Bộ, địa phương thực hiện.
Hiện tại, các cơ quan có thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư phải căn cứ theo từng dự án. Các dự án chỉ được ghi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau:
- Đối với các dự án quy hoạch: có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch được duyệt theo thẩm quyền.
- Đối với các dự án ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền.
- Đối với các dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư: phải có Quyết định đầu tư từ thời điểm trước 31/10 năm trước năm kế hoạch.
- Đảm bảo thời gian và vốn bố trí để thực hiện các dự án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm C không quá 2 năm.
- Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm:
Định kỳ, các Bộ, địa phương rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm.
+ Thời gian lập, trình, duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước (Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các dự án phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước).
2) Huy động vốn đầu tư XDCB a, Khái niệm về huy động vốn đầu tư
Huy động vốn là hoạt động cần thiết để khởi tao và bổ sung nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Theo nghĩa trung nhất, huy động vốn là quá trình tìm kiếm, khai thác và đưa vốn vào thực hiện quá trình tạo lập và sản xuất kinh doanh (Nghị định 71/2001/NĐ-CP).
b, Các hình thức huy động vốn đầu tư XDCB.
Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển là tăng trưởng kinh tế. Là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Vốn đầu tư phát triển kinh tế được hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài. Ngày nay, trong điều kiện quốc tế hoá đời sống
KT – XH, mở cửa và hội nhập, hầu hết các quốc gia đều kết hợp huy động cả hai nguồn vốn trên. Đối với nước ta và các nước đang phát triển khác có tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp, nguồn vốn tiết kiệm so với GDP còn hạn hẹp, thì việc kết hợp huy động vốn nước ngoài với vốn trong nước là rất cần thiết, trong đó vốn trong nước giữa vai trò chủ đạo. Điều đó không những khắc phục được tình trạng thiếu vốn mà còn có điều kiện tiếp thu được công nghệ hiện đại của nước ngoài; nâng cao trình độ quản lý và tăng thêm việc làm.
+ Nguồn vốn nước ngoài huy động cho đầu tư XDCB thông qua: vay nợ, nhận viện trợ, hoặc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) ...
+ Nguồn vốn trong nước là toàn bộ nguồn lực của một quốc gia có thể huy động vào đầu tư, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn tiết kiệm, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn vô hình.
+ Nguồn vốn từ xã hội hóa nhân dân đóng góp với hình thức tự nguyện. + Nguồn vốn từ các tổ chức tập thể, tập đoàn.
Trong quá trình tạo lập và phát triển, mối doanh nghiệp có thể sử dụng và huy động vốn đầu tư kinh doanh từ dất nhiều nguồn vốn khác nhau thông qua các hình thức huy động vốn. Đó có thể là nguồn vốn huy động được thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay nguồn vốn thu được từ việc vay nợ ngân hàng. Nguồn vốn bao gồm:
1. Vốn của chủ đầu tư
2. Vốn liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân khác 3. Vốn vay của tổ chức tín dụng
4. Vốn ứng tiền trước của các bên có nhu cầu thuê đất
5. Vốn huy động từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật
Việc tạo lập nên các nguồn vốn để đáp ứng cho đầu tư XDCB sẽ được huy động thông qua các hình thức trên.
2.1.5.2. Quản lý tổ chức thực hiện thi công công trình
+ Thực hiện tốt các công tác tuyên truyền và thực hiện Luật Xây dựng và các Nghị định của Chính phủ về công tác quản lý đầu tư XDCB đối với các cấp các ngành, tạo sự thống nhất, nâng cao nhận thức về công tác quản lý chất lượng xây dựng.
+ Cải tiến nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư xây dựng, đây là vấn đề hết sức quan trọng quyết định chất lượng xây dựng công trình. Các dự án đầu tư phải được lấy ý kiến của các ngành có liên quan, bảo đảm sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch ngành.
+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đồ án thiết kế, thực hiện nghiêm túc quy định phân cấp thẩm định đồ án thiết kế.
+ Nâng cao chất lượng công tác thi công xây lắp để đảm bảo đúng quy trình quy phạm xây dựng.
+ Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy chủ đầu tư phải có trách nhiệm và năng lực điều hành, phải có quan điểm trong việc chon nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công xây lắp, nhà thầu giám sát, khắc phục tình trạng năng lực nhà thầu kém, đầu thầu hình thức, bỏ thầu thấp để được xây dựng công trình khi có sự cố công trình không đảm bảo chất lượng thì chủ đầu tư đứng ngoài cuộc, đổ lỗi cho tư vấn thiết kế, giám sát và thi công xây lắp, chấm dứt tình trạng tiêu cực như chạy chọt, mua thầu, bán thầu, gian dối trong việc chứng nhận khối lượng và chất lượng công trình.
a. Lựa chọn nhà thầu
Sơ đồ 2.2. Lựa chọn nhà thầu trong xây dựng.
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc: Lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng,
Chủ đầu tư (Dự án ĐTXD)
Thi tuyển kiến trúc
Nhà thầu thiết kế
Nhà thầu tư vấn
xây dựng Nhà thầu thi công xây dựng
Nhà thầu tư vấn giám sát
giám sát và các hoạt động xây dựng khác. Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại và cấp công trình. Yêu cầu lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải bảo đảm những yêu cầu sau đây:
- Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Phải chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp, có giá hợp lý;
- Phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;
- Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu.
+ Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng:
Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau :
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế. - Chỉ định thầu.
- Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
+ Để nâng tăng cường quản lý vốn thông qua công tác lựa chọn nhà thầu cần làm tốt các công tác sau:
+ Nâng cao nghiệp vụ, tiến tới chuyên môn hoá chuyên nghiệp hoá về việc lựa chọn nhà thầu cho các đối tượng tham gia, các đối tượng tham gia trong quá trình lựa chọn nhà thầu bao gồm: Người có thẩm quyền, chủ đầu tư, tổ chuyên gia đấu thầu, nhà thầu tham dự, cơ quan tổ chức thẩm định.
+ Thực hiện tốt trình tự thực hiện đấu thầu bao gồm: Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, làm rõ hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ, làm rõ hồ sơ dự thầu, xét duyệt trúng thầu, trình duyệt thẩm định kết quả trúng thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiệnh hợp đồng và ký kết hợp đồng.
+ Cương quyết chống các hình thức khép kín trong đấu thầu.
+ Bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu được quy định trong Luật đấu thầu.
+ Thực hiện phân cấp triệt để trong lựa chọn nhà thầu.
+ Xử lý các tình huống trong đấu thầu theo nguyên tắc đảm bảo cạnh tranh công bằng minh bạch và hiệu quả kinh tế, căn cứ kế hoạch đấu thầu được duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, người có thẩm quyền là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
+ Xử lý nghiêm minh theo luật định các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo Luật đấu thầu (có 17 hành vi bị cấm trong đấu thầu - Điều 12 –Luật đấu thầu).
+ Giám sát và xử lý triệt để đối với hành vi quyết định chỉ định thầu của người có thẩm quyền đối với những gói thầu không được phép chỉ định thầu.
+ Giải quyết dứt điểm các kiến nghị trong đấu thầu nếu có. b. Tổ chức công tác giải phóng mặt bằng
1. Trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
+ Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm: Thực hiện theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai. + Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện (sau đây gọi là Hội đồng bồi thường) và tổ công tác đối với trường hợp nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng được giao cho Hội đồng bồi thường thực hiện:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi thường để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của từng dự án trên địa bàn.
2. Thông báo thu hồi đất
UBND cấp có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai.
- Tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm:
Sau khi có thông báo thu hồi đất, Ủy ban nhân dân cấp xã và người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư. Việc điều tra, khảo sát, thống kê, kiểm đếm được lập thành biên bản hoặc biểu kê có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia, chữ ký của người có đất và tài sản trong phạm vi thu hồi (hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật) có đóng dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; số liệu trong biên bản hoặc biểu kê không được sửa chữa tẩy xoá.
Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai.
Việc xác nhận trên là cơ sở lập phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người được giao nhiệm vụ xác nhận phải trung thực, khách quan và phải ký tên đóng dấu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về xác nhận của mình.
3. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Việc lập, lấy ý kiến và hoàn chỉnh Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện theo quy định.
- Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Sau khi hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi hồ sơ trình thẩm định phương án bồi thường đến cơ quan tài nguyên môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp tỉnh phê duyệt phương án; Phòng tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp huyện phê duyệt phương án). Hồ sơ trình thẩm định nộp tại cơ quan Tài nguyên và Môi trường.
+ Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi; gửi thông báo về thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt.
- Sau khi người dân bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi co tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bàn giao đất cholại cho chủ đầu tư để chủ đầu tư tổ chức san lấp mặt bằng bàn giao cho các nhà đầu tư.
c. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình