Phần 3 Đặc iểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm KCN điềm thụy và ban qlda KCN Thái Nguyên
3.1.2. Đặc điểm Ban QLDA KCN Thái Nguyên
BQL các dự án đầu tư xây dựng KCN Thái Nguyên được UBND tỉnh Thái Nguyên thành lập theo QĐ số 1078/QĐ-UBND ngày 10/5/2014, ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng là một đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, có chức năng giúp Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên ( chủ đầu tư ) thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Ban quản lý các dự án khu công nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Thái Nguyên.
- Thực hiện các thủ tục về giao đất, nhận đất tại khu công nghiệp, khu tái định cư và nhà ở cho người lao động và các dự án khác, được chủ đầu tư ủy quyền ký hợp đồng thuê lại đất với nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào khu công nghiệp, khu tái định cư và nhà ở cho người lao động, chuyển bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác liên quan đến triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Chuyển bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định.
- Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
- Đàn phán ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư.
- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các công trình hạng mục công trình theo hợp đồng đã ký.
- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí đầu tư xây dựng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng.
- Được đề nghị với chủ đầu tư để đình chỉ các công việc xây dựng nếu chất lượng thi công không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, không đảm bảo an toàn và không đảm bảo yêu cầu của hồ sơ thiết kế đã được duyệt.
- Kiến nghị với chủ đầu tư những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình hoặc đảm bảo tiến độ thi công.
- Báo cáo với chủ đầu tư nếu xét thấy bên nhận thầu làm không đúng hoặc không đạt yêu cầu theo quy định của công tác nghiệm thu, đề xuất, kiến nghị xử lý theo đúng luật định.
- Thực hiện việc quản lý vốn, thu, chi kinh phí cho các hoạt động của Ban quản lý các dự án khu công nghiệp và cho cán bộ, nhân viên của ban.
- Nghiệm thu, bàn giao công trình.
- Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
- Ban quản lý dự án khu công nghiệp được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có dủ năng lực và được chủ đầu tư cho phép thành lập các ban quản lý dự án trực thuộc.
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn, phức tạp hoặc theo tuyến thì ban quản lý dự án khu công nghiệp được phép thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần.
- Ban quản lý dự án khu công nghiệp được phép ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với ban quản lý dự án quản lý các công việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới mà trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu thực hiện khác, việc thê tư vấn nước ngoài đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép theo quy định.
- Trường hợp dự án theo hình thức tổng thầu, ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ trên, Ban quản lý dự án khu công nghiệp còn phải thực hiện các công việc, thỏa thuận với tổng thầu về hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị công nghệ thuộc tổng giá trị của hợp đồng.
Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy của Ban QLDA KCN Thái Nguyên
Nguồn: Tổ Hành chính – Tổng Hợp BQL các DA ĐTXD KCN Thái Nguyên (2013) 3.1.3. Ban lãnh đạo Ban QLDA KCN Thái Nguyên
Lãnh đạo BQL các dự án ĐTXD KCN Thái Nguyên có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc, Giám đốc BQL các dự án ĐTXD KCN Thái Nguyên do trưởng ban quản lý các KCN Thái Nguyên kiêm nhiệm.
Giám đốc BQL các dự án ĐTXD KCN Thái Nguyên là người đứng đầu đơn vị, quản lý điều hành các hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban.
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Giám đốc, do Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách khác theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý cán bộ.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: - Tổ hành chính – Tổng hợp; - Tổ Kế hoạch-Tài vụ; - Tổ nghiệp vụ; - Tổ bảo vệ. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT, TỔNG HỢP Tổ Kế Hoạch- Tài Vụ Tổ Hành Chính – Tổng Hợp Tổ nghiệp vụ Tổ bảo vệ
Tổ do tổ Trưởng phụ trách và các cán bộ chuyên môn giúp việc. Khi có đủ quy mô và yêu cầu nhiệm vụ có thêm 01 tổ phó giúp việc.
Biên chế: Biên chế của BQL các dự án ĐTXD KCN Thái Nguyên lằm trong tổng biên chế sự nghiệp đã được UBND tỉnh giao cho BQL các KCN Thái Nguyên. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, BQL các dự án ĐTXD KCN Thái Nguyên được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
3.1.4. Các tổ thuộc Ban QLDA KCN Thái Nguyên gồm có 04 tổ + Tổ hành chính - Tổng hợp + Tổ hành chính - Tổng hợp
- Thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực: Tổ chức, cán bộ, quản lý nhân sự, quản lý tiền lương, chế độ chính sách, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo, tuyển chọn cán bộ, lao động, thi đua khen thưởng; công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu; công tác vệ sinh, công tác an ninh trật tự, công tác quản lý thiết bị, tài sản, công tác phục vụ: lái xe, tạp vụ và các công tác đột xuất khác...
- Bộ phận TC-HC có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc Ban về các hoạt động chung của Ban; tham mưu về các mối quan hệ với các cơ quan liên quan; đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất, liên tục và có hiệu lực trong hoạt động của Lãnh đạo Ban theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo cho Giám đốc thực hiện công tác đối nội, đối ngoại.
+Tổ Kế hoạch-Tài vụ
Tham mưu giúp cho Giám đốc thực hiện tốt công tác kế hoạch, tài chính, kế toán, thống kê theo Luật kế toán, Luật thống kê.
Công tác kế hoạch.
Xây dựng KH đầu tư các dự án, thực hiện tổng hợp tình hình thực hiện dự án. Chủ trì công tác lựa chọn nhà thầu, soạn thảo và quản lý thống nhất các hợp đồng kinh tế. Phối hợp các bộ phận liên quan để tổ chức quyết toán công trình, dự án.
Chủ trì đề xuất nhu cầu về VĐT, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cho các dự án.
Lập báo cáo đánh giá đầu tư, báo cáo thống kê, các báo cáo tổng hợp liên quan đến QLDA.
Lập kế hoạch triển khai thực hiện các công tác theo yêu cầu của cơ quan Quyết toán, Kiểm tra, Kiểm toán, Thanh tra, Lưu trữ các bản gốc hồ sơ liên quan của DA nhằm phục vụ tốt công tác quản lý dự án, phục vụ công tác, Quyết toán, Kiểm tra, Kiểm toán, Thanh tra.
Tham gia nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, tham gia nghiệm thu khối lượng từng đợt khi ban Giám đốc yêu cầu.
Công tác Kế toán – Thống kê.
Lập dự toán, quản lý việc thu, chi tài chính, thực hiện đầy đủ kịp thời công tác thanh quyết toán đảm bảo đúng chế độ, chính sách tại đơn vị.
Lập kế hoạch vốn cho công trình, báo cáo quyết toán các dự án do ban thực hiện, thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nguồn vốn đầu tư, tình hình chi phí, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư, tình hình quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Tính toán và phàn ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số lượng và giá trị từng loại, từng tài sản cố định và tài sản lưu động tăng lên do đầu tư xây dựng mang lại.
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành các chế độ, chính sách quản lý tài chính về đầu tư và xây dựng Nhà nước.
Kiểm tra, soát xét hồ sơ tạm ừng, hồ sơ nghiệm thu thanh toán, hồ sơ quyết toán theo quy định để thanh toán kịp thời cho các đơn vị có liên quan.
Lập và lộp đúng hạn báo cáo quyết toán tài chính của đơn vị và các báo cáo cấp phát vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư khi công trình hoán thành cho các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan cấp phát vốn đầu tư. Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu cho hoạt động đầu tư xây dựng. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư.
Tham mưu cho lãnh đạo xây dựng quy chế thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho CB-CNVC theo quy định Nhà nước.
Quản lý tài sản cơ quan, chế độ thanh lý tài sản cơ quan, đề xuất các chế độ quản lý tài chính cho cấp trên.
Thực hiện thanh toán mua sắm các vật tư, văn phòng phẩm, đố dùng thiết bị, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị vv ...
Tổ chức quản lý, lưu chữ các hồ sơ, tài liệu kế toán, bảo mật các số liệu theo quy định hiện hành.
- Lập và trình dự toán chi tiêu hàng năm; hạch toán, thanh quyết toán các nguồn thu, chi và quyết toán năm; kết hợp với (các tổ chuyên môn) cân đối nguồn vốn; lập kế hoạch cấp vốn cho các dự án; thanh quyết toán vốn cho các dự án từ khi lập dự án đến kết thúc dự án; lên kế hoạch thu chi cho chi phí bộ máy hoạt động của Ban QLDA.
- Kiêm nhiệm trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tuần, tháng, quý, định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và đầu tư, UBND tỉnh Thái Nguyên về tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân, những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án; báo cáo giám sát đầu tư, chất lượng các dự án…
+ Tổ nghiệp vụ
Tham mưu cho Giám đốc hực hiện tốt công tác quản lý dự án với nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án mà chủ đầu tư giao cho theo đúng các quy định hiện hành, đảm bảo đùng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
Thực hiện các thủ tục về giao đất, nhận đất tại khu công nghiệp, khu tái định cư và nhà ở cho người lao động và các dự án khác, được chủ đầu tư ủy quyền ký hợp đồng thuê lại đất với nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào khu công nghiệp, khu tái định cư và nhà ở cho người lao động, chuyển bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác liên quan đến triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ Công tác Kỹ thuật
Triển khai thực hiện công tác giám sát và quản lý dự án theo hợp đồng đã ký kết đúng kế hoạch.
Tổ chức kiểm tra chặt chẽ công tác giám sát của tổ chức, cán bộ thực hiện giám sát. Xây dựng đề cương giám sát kỹ thuật một cách khoa học, hợp lý phù hợp với từng công trình.
Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm của các tổ chức tư vấn. Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu để phục vụ công tác lập dự án đầu tư xây dựng và giám sát công tác khảo sát xây dựng.
Tổ chức tập hợp đầy đủ các hồ sơ liên quan đến công tác nghiệm thu, báo cáo Giám đốc và chủ đầu tư trước khi nghiệm thu công trình (nghiệm thu giai đoạn và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng).
Lập báo cáo giám sát đánh giá đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
Thực hiện các nhiệm vụ về chuyển bị các hồ sơ thiết kế kỹ thuật, trình thẩm định phê duyệt theo đúng quy định.
Lập kế hoạch hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu lập dự án, thiết kế, xây dựng, cung ứng vạt tư – thiết bị, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự thảo và hoàn thiện các loại hợp đồng như tư vấn, xây lắp, thiết bị trình giám đốc ký.
+ Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB)
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, chủ đầu tư và pháp luật về các nội dung, trung thực và chất lượng sản phẩm của công tác GPMB.
Tham gia lập các thủ tục về đất đai, khảo sát lập phương án đền bù giải tỏa và tổ chức thực hiện xin phép xây dựng.
Phối hợp với hội đồng GPMB địa phương để thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư GPMB các dự án, quản lý mặt bằng xây dựng khi được địa phương bàn giao.
Tổ chức tham gia họp định kỳ với ban Giám đốc, chủ đầu tư hoặc đơn vị xây lắp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công trình mà tổ đang thực hiện giám sát, quản lý dự án và bồi thường giải tỏa.
Tổ chức phân công, hướng dẫn cán bộ thực hiện dự án một cách hợp lý để lâng cao hiệu quả công tác.
Kiến nghị với ban Giám đốc đề nghị với chủ đầu tư để đình chỉ các công việc xây dựng nếu chất lượng thi công không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, không đảm bảo an toàn và không dảm bảo yêu cầu của hồ sơ thiết kế được duyệt.
+ Tổ bảo vệ
Tham mưu cho Giám đốc xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ tại công trường KCN, giữ vững trật tự trị an, đảm bảo an ninh trật tự, ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập, giữ gìn tài sản tập thể và cá nhân trong công trường KCN, triển khai các yêu cầu công tác bảo vệ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan công an coa thẩm quyền.
Tổ chức thực hiện công tác tuần tra canh gác trong khu vực công trường KCN, phối hợp với chính quyền địa phương, công an khu vực trong công tác nắm tình hình, thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn và phát hiện kịp thời các
hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xẩy ra trong khu vực công trường, đề xuất với giám đốc xây dựng nội quy bảo vệ KCN, kế hoạch biện pháp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong KCN.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Chính sách của Chính phủ, chủ trương của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư XDCB, quá trình-tốc độ đô thị hóa, sự phát triển của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp... Các yếu tố chủ quan bao gồm: Trình độ văn hóa, giới tính và tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan đơn vị đang quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB.
Tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Cách tiếp cận được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các lĩnh vực, các hoạt động của đề tài. Từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng đến việc xác