Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại ban quản lý dự án
4.1.4. Công tác tạm ứng, thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ban
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 Thành phố Bắc Giang
Thông tư số 08/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 5/3/2016 thay thế các nội dung quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu, bài viết sẽ phân tích về công tác tạm ứng, thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 5/3/2016.
4.1.4.1. Công tác tạm ứng
Về quy định mức tạm ứng vốn, mức tạm ứng vốn hiện nay của Ban QLDA số 2 như sau:
+ Hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng.
+ Hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng (Thông tư 86/2011/TT-BTC quy định chung mức tạm ứng tối thiểu đối với hợp đồng tư vấn là 25% giá trị hợp đồng).
+ Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
Ngoài ra, mức tạm ứng vốn của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 không vượt quá dự toán chi phí quản lý dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về việc thu hồi vốn tạm ứng, theo Thông tư, đối với chi phí quản lý dự án: chủ đầu tư lập Bảng kê giá trị khối lượng công việc hoàn thành gửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng. Chủ đầu tư không phải gửi chứng từ chi, hóa đơn mua sắm đến Kho bạc Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán theo dự toán được duyệt.
Đối với các công việc của dự án thực hiện theo hợp đồng: Vốn tạm ứng chưa thu hồi nếu quá thời hạn 6 tháng kể từ thời điểm phải thực hiện khối lượng theo tiến độ ghi trong hợp đồng mà nhà thầu chưa thực hiện hoặc sử dụng sai mục đích, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước để thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ đầu tư chưa thu hồi và không có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện và thu hồi tạm ứng vốn, Kho bạc Nhà nước có văn bản đề nghị chủ đầu tư thu hồi của nhà thầu hoặc đề nghị chủ đầu tư yêu cầu tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhà thầu vi phạm cam kết với chủ đầu tư về việc sử dụng vốn tạm ứng.
Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Vốn tạm ứng chưa thu hồi nếu quá thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm tạm ứng vốn chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước yêu cầu tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư chuyển toàn bộ số tiền đã tạm ứng về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại Kho bạc Nhà nước để thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thu hồi tạm ứng.
Bảng 4.8. Báo cáo tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2014 – 2016
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng số dư tạm ứng 6.023 5.820,150 10.262,76
1
Số dư tạm ứng năm các năm trước chưa thu hồi kết chuyển sang
3.000 5.040 8.890
2 Số dư tạm ứng năm kế
hoạch 3.023,669 780,150 1.372,760
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư nói chung và việc tạm ứng, thu hồi tạm ứng trong chi đầu tư XDCB vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất là, số dư tạm ứng vốn đầu tư chưa thu hồi ngày càng lớn, năm 2016 số dư tạm ứng tăng hơn ba lần (2.96 lần) so với năm 2014.
Việc số dư tạm ứng tăng chủ yếu do cơ chế tạm ứng không bắt buộc mỗi lần thanh toán phải thu hồi tối thiểu bao nhiêu phần trăm (%) số tạm ứng nên mỗi lần thanh toán chủ đầu tư, nhà thầu chỉ thu hồi tạm ứng một số rất nhỏ, chỉ thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá hợp đồng. Mặt khác, có thời gian không khống chế mức tạm ứng nên có trường hợp chủ đầu tư đề nghị tạm ứng 100% giá trị hợp đồng.
Thứ hai là, số dư tạm ứng kéo dài qua nhiều năm: Phân tích trong tổng số dư tạm ứng năm 2016 thì vẫn còn số tạm ứng từ năm 2013, tức là đã 3 năm nhưng chưa thu hồi hết.
Việc tạm ứng kéo dài qua nhiều năm chưa thu hồi sẽ giảm hiệu quả vốn đầu tư công do công trình chậm hoàn thành đưa vào sử dụng. Nguyên nhân tình trạng trên do chưa có chế tài đủ mạnh đối với chủ đầu tư, nhà thầu trong việc thu hồi tạm ứng. Kho bạc Nhà nước chưa được quy đinh quyền hạn rõ ràng trong việc thu hồi tạm ứng mà chỉ phối hợp với chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu hoàn trả tạm ứng.
Số dư tạm ứng kéo dài còn do quy định việc tạm ứng vốn được thực hiện ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực, có trường hợp chậm giải phóng mặt bằng, chưa thi công được nhưng nhà thầu thi công vẫn tạm ứng khi hợp đồng có hiệu lực dẫn đến vốn ngân sách nhà nước bị chiếm dụng.
Thứ ba là, nhiều khoản tạm ứng giải phóng mặt bằng đặc biệt là vốn ủy nhiệm GPMB gặp nhiều vướng mắc khó khăn về hồ sơ thủ tục nên chậm thu hồi thậm chí rất khó thu hồi. Nguyên nhân ngoài việc chủ đầu tư chưa tích cực thu hồi còn do một số dự án kéo dài từ trước năm 2014 đến cuối 2015, Hội đồng bồi thường GPMB đã giải thể nên không hoàn thành được đủ hồ sơ theo quy định để thanh toán và thu hồi. Trong công tác bồi thường công trình công cộng, một số nhà thầu đã giải thể hoặc không tiến hành công tác quyết toán A-B.
4.1.4.2. Công tác thanh toán và kiểm soát thanh toán
Để đảm bảo việc giải ngân vốn đầu tư nhanh chóng, kịp thời theo tiến độ khối lượng hoàn thành của kế hoạch hàng năm được giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, kích cầu qua đầu tư theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Công tác kiểm toán thanh toán vốn đầu tư của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 đã đảm bảo các mục tiêu sau:
- Kiểm soát việc chấp hành đúng chính sách chế độ hiện hành về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
- Tuân theo định mức, đơn giá xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền ban hành;
- Đảm bảo đúng thời gian quy định, không gây ách tắc trong quá trình thanh toán, không ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và không gây phiều hà cho đơn vị kiểm tra.
Hiện nay, Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 thực hiện hai hình thức cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản đó là tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành.
Tạm ứng vốn là quá trình Kho bạc nhà nước hoặc đơn vị chủ đầu tư ứng trước một số tiền nhất định theo đề nghị của chủ đầu tư cho nhà thầu để thực hiện công việc đã được quy định trong hợp đồng hoặc một số công việc phải ứng trước tiền để thực hiện sau đó mới có hồ sơ chứng từ hoàn trả như công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân.
Thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành là việc Kho bạc nhà nước thực hiện thanh toán cho những công việc đã hoàn thành có trong dự toán được duyệt của cấp có thẩm quyền và được bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm. Đây là phương pháp cấp vốn chủ yếu trong hoạt động xây dựng cơ bản, vì lúc này, vốn đầu tư mới thực sự được cấp ra cho việc thực hiện đàu tư xây dựng công trình, dự án.
Quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc nhà nước Thành phố Bắc Giang như sau:
3 5 4 7 2 8 6 1
Sơ đồ 4.1. Quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc nhà nước Thành phố Bắc Giang
(1) Nhà thầu đề nghị chủ đầu tư thanh toán;
(2) Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 gửi hồ sơ thanh toán cho phòng Kiểm soát chi;
(3) Phòng Kiểm soát chi kiểm tra, kiểm soát và trình lãnh đạo Kho bạc nhà nước duyệt tờ trình; (4) Phòng Kiểm soát chi chuyển hồ sơ thanh toán cho phòng kế toán;
(5) Phòng kế toán kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ trình lãnh đạo Kho bạc nhà nước duyệt; (6) Phòng kế toán làm thủ tục hành chính thanh toán cho nhà thầu;
(7) Phòng kế toán trả hồ sơ tài liệu cho phòng kiểm soát chi;
(8) Phòng kiểm soát chi trả hồ sơ tài liệu cho Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2.
Như vậy, trong quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ thanh toán vốn đầu tư, Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 giữ vai trò là trung gian giữa nhà thầu và Kho bạc nhà nước, là đơn vị chuẩn bị hồ sơ, các giấy tờ liên quan đến thanh toán vốn đầu tư. Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán trong hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước, bao gồm:
Lãnh đạo Kho bạc nhà nước
Phòng Kiểm soát chi
Ban QLDA đầu tư
xây dựng số 2 Nhà thầu
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng kèm theo Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng kèm theo Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.
- Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính.
4.1.4.3. Công tác quyết toán a. Quy trình quyết toán
Cũng như các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước khác, quy trình quyết toán vốn đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 được thực hiện như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thành phố. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trình duyệt quyết toán:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đảm bảo yêu cầu, công chức tiếp nhận hồ sơ lập phiếu giao nhận hồ sơ theo Mẫu số 13/GHSQT kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không đảm bảo yêu cầu, công chức tiếp nhận hồ sơ báo cáo lãnh đạo phòng Tài chính đầu tư có văn bản yêu cầu hoàn thiện hồ sơ hoặc trả lại hồ sơ cho chủ đầu tư.
Bước 2: Tổ chức thẩm tra Bước 3: Phê duyệt quyết toán.
Hộp 4.3. Quy trình quyết toán nhiều điểm bất cập
Hệ thống quản lý cần đảm bảo các giấy tờ pháp lý theo quy định, tuy nhiên việc có quá nhiều loại giấy tờ và chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể nên việc xử lý thủ tục rất chậm. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ còn thiếu, cũng như yếu về chuyên môn nghiệp vụ .... công tác tổ chức thẩm tra cũng như phê duyệt quyết toán còn liên quan tới nhiều bộ phận hành chính khác nhau nhiều khi thiếu sự thống nhất.
Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu Bà Trần Thị Nga, Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2, Tp. Bắc Giang, ngày 23/12/2016
b. Kết quả công tác quyết toán
Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản là bước cuối cùng của quá trình sử dụng vốn đầu tư của dự án, do phòng Tài chính của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 là đơn vị chịu trách nhiệm chính thực hiện. Kết quả quyết toán vốn đầu tư xây dựng hàng năm đều được giải quyết từ 75% đến 90%, hạn chế trường hợp chuyển sang thẩm định thanh toán năm sau. Do vậy, trong giai đoạn 2014 – 2015, Ban QLDA số 2 còn một số dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chờ quyết toán.
Việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 nhìn chung còn chậm. Nguyên nhân chính của việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 có thể kể đến là: số lượng vốn đầu tư và tổng số tiền đầu tư ngày một lớn, trong khi đó, nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu, thiếu chuyên môn. Ngoài ra, văn bản hướng dẫn không rõ ràng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc quyết toán vốn đầu tư chậm.
Bảng 4.9. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2
Chỉ tiêu/Năm 2014 2015 2016
- Số dự án hoàn thành cần quyết toán 6 12 7
- Số dự án được quyết toán 4 11 6
- Tỷ lệ hoàn thành (%) 66.67 91,6 85,71
Bảng 4.10. Kết quả thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành/ lĩnh vực giai đoạn 2014 – 2016 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2
Lĩnh vực Tổng giá trị công trình nghiệm thu quyết toán (triệu đồng) Đã thanh toán Còn nợ Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng vốn đầu tư 669.932,41 442.624,34 66,07 227.308,07 33,93 Lĩnh vực giao thông 380.723 229.575,97 60,30 151.147,03 39,70 Lĩnh vực thoát nước và VSMT 188.117 137.231,35 72,95 50.885,65 27,05 Lĩnh vực khác 101.093 75.819,75 75 25.273,25 25
Nguồn: Phòng Tài chính, Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2, (2014- 2016) Qua bảng 4.10 ta thấy, giá trị công trình chưa thanh toán sau nghiệm thu vẫn còn tỷ lệ tương đối lớn, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, tỷ lệ còn nợ lên tới 33.93%. Nguyên nhân do các công trình vê giao thông thường có vốn lớn cộng với đó là khó khăn trong công tác triển khai hoàn thiện, đặc biệt là khâu giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian, dẫn tới công trình bị chậm tiến độ.
Bảng 4.11. Đánh giá về tính kịp thời của công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (n=46)
Diễn giải
Lĩnh vực giao thông Lĩnh vực thoát
nước & VSMT Lĩnh vực khác Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Nhanh 3 6,52 4 8,69 4 8,69 Kip thời 9 19,57 12 26,09 14 30,43 Bình thường 19 41,30 17 36,98 17 36,96 Chậm 12 26,09 11 23,91 8 17,39 Rất chậm 3 6,52 2 4,35 3 6,52
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017) Ý kiến đánh giá của 46 cán bộ nhân viên liên quan cho thấy, trong lĩnh vực giao thông là lĩnh vực công tác tạm ứng vốn và thanh toán vốn đầu tư diễn ra chậm nhất so với lĩnh vực cấp thoát nước và VSMT, các lĩnh vực khác.
Bảng 4.12. Đánh giá về những khó khăn trong công tác tạm ứng và thanh toán vốn toán vốn
Những khó khăn Số ý
kiến Tỷ lệ %
Các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi 11 27,50