Tổng quan về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản của thành phố bắc giang và ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

3.1.2. Tổng quan về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc

Giang, tỉnh Bắc Giang

3.1.2.1. Vị trí, chức năng của Ban quản lý

- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 02 thành phố Bắc Giang được thành lập từ ngày 01/05/2016, do UBND thành phố Bắc Giang thành lập trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng bộ máy của Ban Quản lý dự án thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố nhằm giúp cho UBND thành phố trực tiếp tổ chức, quản lý thực hiện các dự án được giao do UBND thành phố làm Chủ đầu tư; thực hiện dự án phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần 2 do ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ. Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố Bắc Giang, đồng thời chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các Sở - Ngành chức năng đối với các hoạt động liên quan.

Ban Quản lý dự án số 02 là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Bắc Giang, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản

tại Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang, ngân hàng thương mại để hoạt động theo quy định của pháp luật

3.1.2.2. Nhiệm vụ của Ban quản lý

Ban Quản lý dự án số 02 chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của các dự án được giao:

1. Đại diện chủ đầu tư ký kết hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản để thực hiện việc xây dựng các công trình do nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư về quản lý thực hiện dự án kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật.

2. Tổ chức việc đấu thầu hoặc chọn thầu cung cấp thiết bị và xây lắp công trình.

3. Quản lý thi công xây dựng công trình.

4. Kiểm tra chất lượng thi công, xác nhận tính pháp lý khối lượng hoàn thành và làm các thủ tục thanh toán; trường hợp có khối lượng phát sinh, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình phải yêu cầu tổ chức thiết kế và tổ chức thi công giải trình để xem xét và kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết.

5. Giải quyết các thủ tục về giải phóng mặt bằng, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư;

6. Lập kế hoạch vốn đầu tư và kế hoạch tài chính cho công trình để chủ đầu tư trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư được giao có hiệu quả.

7. Theo dõi, kiểm tra, nghiệm thu công trình và bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

8. Theo dõi, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tư vấn xây dựng đã kỹ kết hợp đồng, làm việc với cơ quan chức năng để giải quyết các khó khăn, vướng mắc (nếu có).

9. Thực hiện dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần 2 do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ và các nhiệm vụ quy định tại Điều 43, Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản

lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế ký kết với nhà tài trợ; có trách nhiệm giải trình với UBND thành phố Bắc Giang, UBND tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước về ODA, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức chính trị, xã hội và nhà tài trợ về các vấn đề thuộc thẩm quyền.

10. Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành.

11. Ngoài các nhiệm vụ trên, Ban Quản lý dự án số 02 còn thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác do UBND thành phố phân công.

3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế Ban quản lý dự án số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

a) Tổ chức bộ máy  Cán bộ lãnh đạo

Ban Quản lý dự án số 02 gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc (theo nhu cầu nhiệm vụ UBND thành phố quyết định số lượng không quá 02 Phó Giám đốc);

Ban Quản lý dự án số 02 làm việc theo chế độ thủ trưởng.

 Cơ cấu các tổ chức năng, nghiệp vụ trực thuộc:

- Ban Quản lý dự án được tổ chức thành 04 phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Phòng Hành chính - Kế toán; phòng Kế hoạch ODA, phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng Kỹ thuật;

- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các cán bộ;

 Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ các chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của các bộ phận chuyên môn thuộc thẩm quyền của Giám đốc.

b) Biên chế

Ban Quản lý dự án là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc hệ thống các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, được giao định mức biên chế khung;

Tùy theo tình hình, đặc điểm công tác, Chủ tịch UBND thành phố quyết định định mức biên chế của Ban trong tổng số biên chế sự nghiệp khác của thành phố được UBND tỉnh giao hàng năm;

Ngoài định mức biên chế nêu trên, Chủ tịch UBND thành phố cho phép Giám đốc Ban được hợp đồng lao động, hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần bố trí biên chế thường xuyên để đáp ứng yêu cầu công tác của đơn vị.

Tiếp nhận 07 biên chế và số lao động hợp đồng hiện có của Ban quản lý thoát nước và Vệ sinh môi trường thành phố. Ngoài ra can cứu yêu cầu, nhiệm vụ, Ban quản lý đầu tư xây dựng số 2 có thể được hợp đồng một số lao động chuyên môn kỹ thuật sau khi được Chủ tịch UBND thành phố cho phép.

3.1.2.4. Giải ngân, quản lý tài chính và tài sản

- Ban Quản lý dự án mở và quản lý các tài khoản cấp phát tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang để nhận vốn đối ứng và vốn ngân sách nhà nước. Mở 01 tài khoản chỉ định bằng Đồng USD tại ngân hàng phục vụ để tiếp nhận vốn vay ADB.

- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán chủ đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ Tài chính.

- Chi phí Quản lý dự án thực hiện theo Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ tài chính và các quy định hiện hành liên quan khác (nếu có).

- Thủ tục giải ngân của GMS2 dự án thực hiện theo Thông tư 108/2007/TT- BTC ngày 07/9/2007 và các Thông tư, Quyết định hướng dẫn quản lý tài chính, quy trình giải ngân của Bộ Tài chính Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án của dự án vốn vay ADB.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Giang đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, kéo theo đó là các vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh đòi hỏi công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cần thích ứng kịp thời trong điều kiện mới.

Kết hợp với kết quả của quá trình điều tra, khảo sát cùng với những tham vấn của các cán bộ có liên quan, đề tài lựa chọn các điểm nghiên cứu đại diện dựa trên việc xác định chủ thể chính của đề tài là cán bộ tham gia công tác quản lý vốn đầu tư XDCB và các doanh nghiệp chịu sự tác động lớn của những biến đổi từ việc quản lý vốn đầu tư XDCB ở Ban QLDA ĐTXD số 2 thành phố.

Ban QLDA ĐTXD số 2 là Ban chịu trách nhiệm về công tác xây dựng cơ bản của toàn thành phố. Mọi hoạt động, công tác xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đều thông qua Ban quản lý dự án này.

Căn cứ vào tình hình thực tế công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Giang thời gian qua chủ yếu tập trung vào 2 ngành/ lĩnh vực xây dựng cơ bản là lĩnh vực giao thông; lĩnh vực thoát nước và vệ sinh môi trường, nên nghiên cứu tập trung chủ yếu vào 2 ngành/ lĩnh vực này, cùng một số lĩnh vực cơ bản khác.

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin

Về thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các nguồn chính: Các báo cáo, chuyên đề hội thảo, hội nghị, sách, báo, tạp chí và từ internet.

Về thông tin sơ cấp: Đề tài thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn các cán bộ, chuyên viên về lĩnh vực quản lý đầu tư XDCB của UBND thành phố Bắc Giang, Phòng quản lý đô thị; các cán bộ, chuyên viên phụ trách bộ phận kiểm soát chi NSNN, thanh toán vốn đầu tư của phòng giao dịch KBNN tỉnh Bắc Giang; các cán bộ, chuyên viên quản lý tài chính-đầu tư của phòng tài chính kế hoạch và các cán bộ trực tiếp tham gia công tác QLDA thuộc các phòng của Ban QLDA số 2 thành phố Bắc Giang đại diện các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện các dự án XDCB, đại diện các đoàn thanh tra, kiểm toán đối với các dự án và đại diện đơn vị sử dụng các công trình XDCB trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra

Đơn vị điều tra Số lượng mẫu

điều tra

Đại diện các cơ quan QLNN TP Bắc Giang 20

UBND thành phố Bắc Giang 4

Phòng TC-KH thành phố 4

Phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang 4

Phòng Quản lý đô thị 4

Thanh tra thành phố 4

Ban QLDA số 2 TP Bắc Giang 6

Bộ phận Kế hoạch 2

Bộ phận kỹ thuật 4

Đơn vị thực hiện công trình 20

Cán bộ quản lý, lãnh đạo 5

Cán bộ chuyên môn 10

Cán bộ thực hiện công trình 5

Đại diện các đơn vị sử dụng công trình 49

Công trình giao thông 20

Công trình thoát nước và VSMT 20

Công trình khác 09

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2017 Đối với các cơ quan có liên quan đến việc triển khai thực hiện ĐTXD các dự án, nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra một số lãnh đạo, quản lý cơ quan; từ 01 đến 08 cán bộ, chuyên viên có nhiệm vụ công tác liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB. Đề tài cũng lựa chọn 5 doanh nghiệp đang thực hiện các dự án XDCB do Ban quản lý. Trong đó, mỗi doanh nghiệp đề tài tiến hành phỏng vấn 01 cán bộ, lãnh đạo; 02 cán bộ chuyên môn kế toán tài chính có liên quan đến công tác quản lý vốn XDCB của đơn vị và 03 cán bộ kỹ thuật đại diện người trực tiếp thực hiện các dự án XDCB. Đối với các đoàn thanh tra, kiểm toán, đề tài nghiên cứu tiến hành phỏng vấn xin ý kiến của 02 cán bộ trực tiếp kiểm tra chất lượng công trình tại hiện trường; 01 cán bộ trực tiếp kiểm tra trên hồ sơ chứng từ sổ sách và 01 cán bộ lãnh đạo đại diện cho các trưởng đoàn. Ngoài ra đề tài cũng tiến hành phỏng vấn các đại diện đơn vị sử dụng công trình (với 49 ý kiến tham gia đánh giá).

3.2.3. Phương pháp phân tích

Trên cơ sở số liệu thu thập được, sau đó được phân tích, đánh giá trên cơ sở các quy định của nhà nước về định mức, chế độ và quy trình thực hiện về đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể các phương pháp phân tích thông tin như sau:

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại công trình, dự án đầu tư XDCB, cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB phân theo độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như loại công trình, dự án XDCB ưu tiên, thời gian giải ngân vốn, số lượng vốn đầu tư,…

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Công tác quản lý vốn đầu từ XDCB từ nguồn NSNN được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về vốn đầu tư XDCB theo các năm, so sánh cơ cấu kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo các năm,... Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh để từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại địa phương thông qua phương thức quản lý, hoạt động của Ban QLDA các công trình trọng điểm tỉnh Bắc Giang đối với một số công trình, dự án trọng điểm điển hình.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Khi đánh giá việc sử dụng vốn đúng mục đích có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lượng theo tiêu chí sau đây:

3.2.4.1. Chỉ tiêu đo lường quản lý về lập kế hoạch phân bổ vốn

- Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch được chia thành chỉ tiêu tương đối và chỉ tiêu tuyệt đối; chỉ tiêu phản ánh chất lượng và số lượng.

- Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch: chỉ tiêu này là tỷ lệ % giữa lượng vốn đầu tư thực hiện so với mức vốn kế hoạch đã bố trí.

- Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị: chỉ tiêu này là tỷ lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt được của từng mục tiêu so với mục tiêu kế hoạch.

- Số lượng công trình được lập kế hoạch xây dựng theo nguồn vốn, theo giai đoạn.

- Số lượng vốn XDCB theo kế hoạch của từng công trình.

3.2.4.2. Chỉ tiêu quản lý về thanh toán vốn đầu tư

- Tỷ lệ tạm ứng vốn theo từng nhóm công trình, theo từng giá trị công trình, theo từng hạng mục công trình, từng nội dung thực hiện.

- Thời gian thu hồi tạm ứng vốn của các công trình. - Thời gian thanh toán vốn đầu tư của các công trình.

3.2.4.3. Chỉ tiêu quản lý về quyết toán vốn đầu tư

- Số lượng công trình được quyết toán đúng hạn. - Số lượng công trình không quyết toán đúng hạn.

- Thời gian quyết toán các công trình theo nhóm công trình, theo nguồn vốn đầu tư.

3.2.4.4. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động giám sát, thanh tra

- Số lượng hoạt động thanh tra, giám sát được thực hiện với các công trình sử dụng vốn đầu tư XDCB

- Nội dung giám sát, thanh tra

- Kiến nghị xử lý về hành chính, kinh tế - Thu hồi tiền nộp ngân sách do sai phạm.

3.2.4.5. Chỉ tiêu đo lường kết quả đầu tư XDCB

- Nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn

- Kết quả sử dụng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn theo từng lĩnh vực

3.2.4.6. Chỉ tiêu về trình độ năng lực, cán bộ quản lý nhà nước

- Chuyên ngành đào tạo của cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư XDCB. - Khả năng nắm bắt các chính sách mới, các quy định về đầu tư XDCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)