Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại ban quản lý dự án

4.1.2. Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ban

Ban quản lý dự án số 2 Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

4.1.2.1. Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Chủ thể lập kế hoạch: Chủ thể lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 là Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2, phân cấp thực hiện cho các phòng tài chính – kế hoạch của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2.

- Các cơ quan phối hợp: Kho bạc nhà nước thành phố Bắc Giang, các đơn vị chủ đầu tư.

- Thời gian lập kế hoạch: Thường vào tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm, kế hoạch chính thức được thông qua vào tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.

+ Xác định nguồn ngân sách chi đầu tư xây dựng cơ bản (tổng dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản của một năm kế hoạch của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2): Để cân đối nguồn vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2, các phòng Tài chính, Kế hoạch là đơn vị trực tiếp tính toán, tham mưu giúp lãnh đạo của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 về nội dung này. Phòng Tài chính căn cứ vào: (1) Các nguồn thu ngân sách của Ban QLDA số 2; (2) Các quy định của Nhà nước về điều tiết nguồn thu, nguồn chi ngân sách. Đồng thời phòng Tài chính và Kế hoạch cùng lãnh đạo của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2, UBND thành phố Bắc Giang bảo vệ số liệu thu, chi ngân sách của Ban QLDA số 2 đã dự kiến với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư của tỉnh Bắc Giang. Hai sở, ngành của tỉnh Bắc Giang sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Giang quyết định dự toán thu, chi ngân sách hàng năm cho Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 vào cuối năm trước của năm kế hoạch.

Sau khi có số dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản UBND tỉnh Bắc Giang giao cho UBND thành phố Bắc Giang, phòng Tài chính và Kế hoạch của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 là đơn vị đầu mối tổ chức lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của năm kế hoạch (kế hoạch vốn chi tiết cho từng dự án cụ thể). Việc lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản căn cứ vào các yếu tố sau:

+ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của UBND thành phố Bắc Giang.

+ Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án của các đơn vị chủ đầu tư gửi lên.

+ Dự toán chi ngân sách của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của năm do UBND Thành phố Bắc Giang giao cho.

+ Các nguyên tắc giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản được quy định trong Luật Ngân sách và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn: (1) Ưu tiên thanh toán nợ xây dựng cơ bản: bố trí cho các công trình đã nộp quyết toán, sắp hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng còn thiếu vốn; (2) Tập trung vốn cho các công trình chuyển tiếp; (3) Chỉ bố trí vốn cho các dự án mới đủ điều kiện giao vốn theo quy định của nhà nước theo hướng ưu tiên đầu tư cho các dự án thuộc các lĩnh vực bức xúc dân sinh như: giáo dục, y tế, giao thông, cấp thoát nước, nhà văn hóa, trụ sở chính quyền; (4) Tập trung phân bổ vốn theo nguyên tắc: bố trí vốn đối với dự án nhóm C không quá 2 năm, dự án nhóm B không quá 4 năm để kịp thời đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

Việc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 tập trung vào việc đảm bảo cho các dự án chuyển tiếp và hoàn thành trong năm theo thứ tự: dự án nhóm C trong 2 năm, dự án nhóm B trong 4 năm, sau đó mới bố trí vốn cho các dự án mới. Mặt khác, cũng khắc phục tình trạng bố trí vốn lớn cho một dự án nhưng không có khả năng thực hiện vì vướng giải phóng mặt bằng, thì trong quá trình thực hiện có sự điều chỉnh, điều hòa vốn kịp thời. Những dự án nâng cấp, cải tạo thường được chuyển sang dùng vốn sự nghiệp để đầu tư cho phù hợp. Những dự án sử dụng nhiều nguồn vốn được lồng ghép để triển khai có hiệu quả.

Sau khi dự thảo xong bản kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 trình lên UBND thành phố Bắc Giang cho ý kiến chỉnh sửa. Kết quả là UBND thành phố ban hành nghị quyết, quyết định thông qua.

Kế hoạch về đầu tư vốn cho xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN ở Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2, thành phố Bắc Giang được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Cơ cấu kế hoạch vốn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 theo chi phí

Tiêu chí so sánh

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

Bình quân (triệu đồng) Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) 2015/ 2104 2016/ 2015 Tổng chi 42.167,97 100,00 57.044,09 100,00 70.555,92 100,00 135,28 126,69 56.589,33 Chi đầu tư

xây dựng cơ bản

41.098,88 73,75 55.228,36 96,82 68.405,86 96,95 134,38 123,86 51.577,69 Chi thường

xuyên 1.069,09 26,25 1.815,73 3,29 2.150,06 3,14 169,84 118,41 5.011,62 Nguồn: Phòng Tài chính – Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2, (2014, 2015,2016)

Bảng 4.4. Phân bổ kế hoạch vốn theo loại dự án

STT Loại dự án

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Kế hoạch (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Kế hoạch (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Kế hoạch (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Dự án hoàn thành 30.851,700 72,00 40.445,840 72,70 52.665,827 74,28 2 Dự án chuyển tiếp 5.070,100 12,00 8.175,811 14,03 7.068,386 10,00 3 Dự án khởi công mới 3.250,523 8,00 5.806,647 8,70 7.997,482 11,28 4 Chuẩn bị đầu tư, giải

phóng mặt bằng 2.448,656 6,00 3.783,721 5,29 2.888,609 4,50

Tổng 41.620,979 100 58.212,019 100 70.620,304 100

4.1.2.2. Công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm nhằm mục đích cung cấp đủ vốn theo tiến độ thi công của các công trình, không để công trình phải chờ vốn. Đồng thời giao vốn cho các dự án mới được phê duyệt trong năm để khởi công xây dựng, đáp ứng nhu cầu đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội một cách liên tục của thành phố Bắc Giang.

Chủ thể lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng như cơ quan phối hợp và quy trình giao bổ sung kế hoạch vốn đầu tư trong năm cũng giống như giao kế hoạch vốn đầu tư đầu năm kế hoạch. Thời gian giao kế hoạch vốn bổ sung thường vào kỳ họp HĐND giữa năm (khoảng tháng 6 hàng năm).

Tuy nhiên để có thể giao được dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản bổ sung trong năm, điều quan trọng nhất là UBND thành phố Bắc Giang cũng như Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 phải cân đối được số thu ngân sách bổ sung trong năm, từ đó điều tiết theo tỷ lệ quy định của luật để thực hiện kế hoạch bổ sung chi đầu tư xây dựng cơ bản. Thông thường là phân bổ từ nguồn kết dư ngân sách các năm trước năm kế hoạch (đây là nguồn vốn các năm trước không chi hết, chuyển tiếp sang năm kế hoạch để tiếp tục thực hiện) và nguồn bổ sung từ ngân sách tỉnh Bắc Giang cho thành phố.

Chủ đầu tư căn cứ vào tiến độ thi công các dự án, khả năng giải ngân vốn đầu tư của từng dự án đã được giao kế hoạch vốn đầu tư có hồ sơ đề nghị với Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 (thông qua phòng Tài chính của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2) để điều chỉnh tăng hoặc giảm so với kế hoạch vốn đã giao. Phòng Tài chính tổng hợp chung, báo cáo với Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 cho phép điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư. Thời gian điều chỉnh thường vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm.

Công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 cũng gặp nhiều vấn đề trở ngại, đặc biệt xảy ra sự lúng túng trong phân bổ, giải quyết những vấn đề phát sinh, lượng vốn tăng giảm so với kế hoạch lớn dẫn tới quả trình xử lý không phù hợp.

Hộp 4.1. Ý kiến về công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng

Hàng năm công tác xây dựng và phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng thường mất nhiều thời gian, quá trình này có thể kéo dài hàng tháng, do sự điều chỉnh không thống nhất giữa các bên liên quan, các văn bản giấy tờ hướng dẫn không cụ thể, nhiều loại bị chồng chéo. Vấn đề từ bên trên nên việc xử lý, phân bổ vốn đầu tư xây dựng dẫn đến nhiều hạn chế, thiếu xót, để xử lý vấn đề này cần phải có sự thống nhất của cấp trên, để có các quyết định nhanh chóng, kịp thời.

Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu Ông Nguyễn Trọng Mạnh, Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2, Tp. Bắc Giang, ngày 23/12/2016.

Bảng 4.5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2

STT Chỉ tiêu/Năm ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) BQ (triệu đồng) 15/14 16/15 1 Tổng kế hoạch đã giao Triệu đồng 41.587,15 59.197,32 75.156,00 142,35 126,96 58.643,82 2 Tổng kế hoạch thực hiện Triệu đồng 41.098,88 55.228,36 68.405,86 134,38 123,86 54.911,03 3 Tỷ lệ vốn hoàn thành % 74,78 93,29 91,02 124,75 97,57 -

Nguồn: Phòng Kế hoạch, Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 Tổng kế hoạch vốn đầu tư trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng, đặc biệt tổng kế hoạch vốn đầu tư XDCB thực hiện tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước đều trên 1,2 do đó, các năm tiếp theo cần duy trì và phát huy hiệu quả của sử dụng vốn đầu tư xây dựng, để các công trình được đưa vào hoạt động đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, tỷ lệ vốn hoành thành đều đạt trên 90%, chỉ duy nhất năm 2014, tỷ lệ hoàn thành ở mức 74,78% (đây là nay nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc thưc hiện các dự án chậm trễ, dẫn tới tỷ lệ vốn không hoàn thành cao).

4.1.3. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Xác định bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi dự án. Do vậy, từ khi bắt đầu một dự án, Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 đã phối hợp với Đảng ủy, chính quyền địa phương để ban hành các nghị quyết lãnh đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trên địa bàn. Theo đó, các bên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm được, thực hiện. Cùng đó, các địa phương cũng đã thành lập tổ công tác tuyên truyền, vận động thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổ chức họp dân thông báo chủ trương thu hồi đất, phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, giải đáp vướng mắc cho những hộ dân liên quan. Bên cạnh đó UBND thành phố đã tập trung cao trong lãnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án. Thành phố đã giao cho các đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm. Hàng tuần thành phố đều họp kiểm điểm tiến độ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thực hiện các dự án. Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 và Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp thành phố cũng phối hợp chặt chẽ với các phường, xã và đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ dân, cá nhân liên quan chấp hành nghiêm chính sách pháp luật về BTGPMB. Đồng thời cơ quan chức năng đang kiểm kê đất, tài sản trên đất, hoàn thiện hồ sơ, lập phương án BTGPMB của một số dự án như: cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A, cải tạo, nâng cấp đường 295B, nghĩa trang nhân dân thành phố,…góp phần đẩy nhanh quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng cho mỗi dự án.

Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ quản lý dự án về công tác giải phóng mặt bằng

Thực tế cho thấy, hiện nay bất kể khi thực hiện dự án nào, khâu phức tạp nhất và mất thời gian nhất là đền bù, giải phóng mặt bằng. Các dự án triển khai qua đất của người dân đặc biệt vướng mắc về khâu xác định giá trị bồi thường, bồi thường thấp dân không nghe, cao thì kinh phí không cho phép, mà giá trị xác định để bồi thường mỗi khu mỗi khác nhau; người dân thường lấy quy chuẩn, đòi hỏi áp đối với nhưng khu vực lân cận mà có giá trị bồi thường cao hơn. Các buổi họp dân để giải quyết khâu đền bù giải phóng mặt bằng là rất căng thẳng...

Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu Ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Cán bộ UBND thành phố Bắc Giang, ngày 19/12/2016

Bảng 4.6. Đánh giá về những khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Những khó khăn Số ý kiến Tỷ lệ %

Các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi 13 28,26

Thiếu sự phối hợp của người dân 39 84,78

Chưa có sự phối hợp tốt giữa các phòng ban liên quan 19 41,30

Năng lực giải quyết của cán bộ quản lý kém 8 17,39

Giá trị bồi thường chưa hợp lý đối với các khu vực

khác nhau 41 89,13

Khác 4 8,69

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2016) Các khó khăn chủ yếu của công tác đền bù giải phóng mặt bằng đại đa số xuất phát từ phía người dân, người dân chưa đồng tình nhất trí với các thoả thuận về giá cả trong công tác quy đổi. Giá trị bồi thường không được sự chấp thuận của người dân nên họ không nhất trí giải toả.

Trong mỗi dự án, điều người dân quan tâm nhất đều là họ được đền bù bao nhiêu, mức đền bù đó có thỏa đáng hay không. Thông thường, một dự án được Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 thực hiện đều có những văn bản thông báo nhất định về mức bồi thường, giải phóng mặt bằng đến người dân.Ví dụ như Dự án đầu tư xây dựng công trình kè hồ làng Thương, mức bồi thường mà người dân được hưởng như sau:

Bảng 4.7. Giá bồi thường dự án đầu tư xây dựng công trình kè hồ làng Thương của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang năm 2016

STT Nội dung Giá trị

1 Bồi thường đất nông nghiệp (đồng/m²) 257.000

2 Bồi thường tài sản cây hàng năm (đồng/m²) 6.000

3 Kinh phí hỗ trợ tái định cư

3.1 Hỗ trợ đất nông nghiệp công ích (đồng/m²) 50.000

3.2 Hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất (đồng/m²) 7.000

3.3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tạo việc làm (đồng/m²) 125.000

3.4 Hỗ trợ đào tạo nghề (đồng/1 định suất) 1.500.000

Tuy nhiên, trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp không ít những khó khăn trong quá trình triển khai như: việc phải di dời hàng nghìn ngôi mộ nơi các dự án đi qua, nhiều hộ dân chưa biết di dời đi đâu vì các nghĩa trang của địa phương đều đã hết chỗ; nhiều hộ dân không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khiến cho việc xác định nguồn gốc sử dụng đất khó khăn vì nhiều hộ dân đã chuyển nhượng đất nhiều lần. Nhiều trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sai lệch so với bản đồ thực địa. Đặc biệt theo quy định của Luật đất đai năm 2013 sự chênh lệch về giá đền bù giữa các dự án còn cách nhau quá xa, mức đền bù của nhiều dự án còn thấp khiến người dân không đồng tình và cơ quan chức năng khó tuyên truyền, giải thích. Mặt khác, các dự án Ban QLDA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)