Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng
4.2.4. Quy trình nghiệp vụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Quy trình nghiệp vụ về công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư còn nhiều điểm cứng nhắc; Việc công khai quy trình thủ tục hành chính về kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách chưa được triển khai một cách có hiệu quả.
Hộp 4.6. Ý kiến về thủ tục hành chính trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Công tác quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại ban quản lý dự án chúng tôi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các thủ tục giấy tờ thanh quyết toán. Giấy tờ liên quan tới nhiều bên, nhiều bộ phận khác nhau. Để hoàn thành một bộ hồ sơ giấy tờ chúng tôi phải đi xin ý kiến của nhiều bên mới đảm bảo quy định. Để đơn giảm hoá thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho đơn vị có thời gian xử lý công việc nhanh chóng theo tôi cần thống nhất hệ thống quản lý, giao cho 1 đơn vị chủ quản tiếp nhận và xử lý ....
Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu Bà Nguyễn Thị Nguyệt, cán bộ quản lý hành chính, ban quản lý xây dựng số 2, thành phố Bắc Giang, ngày 22/12/2016. Mẫu biểu thanh toán còn rườm rà, nhiều chỉ tiêu trùng lặp như phụ biểu 03a theo Thông tư số 86 của Bộ Tài chính về thanh toán khối lượng công việc hoàn thành là chưa phù hợp với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, mẫu biểu phải lập cho từng lần thanh toán trong khi đây là bảng xác định khối lượng công việc hoàn thành có thể lập một lần và thanh toán nhiều lần nếu vẫn còn khối lượng hoàn thành đã được xác định chưa thanh toán hết. Một số nội dung kiểm soát còn thực hiện chưa hết trách nhiệm như việc kiểm tra hiện trường, kiểm tra việc quản lý vốn tại các ban quản lý còn rất hạn chế. Việc kiểm soát sau thanh toán còn bị xem nhẹ.
Bảng 4.18. Đánh giá về quy trình nghiệp vụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đánh giá Số lượng (Ý kiến) Tỉ lệ %
Rườm rà 15 32,61
Bình thường 22 47,83
Thuận lợi 9 19,57
Theo kết quả điều qua từ phía cán bộ quản lý nhà nước cho tới các khối doanh nghiệp thực hiện các dự án từ Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 về quy trình nghiệp vụ của Ban QLDA cho thấy có tới gần 35% ý kiến cho rằng quy trình nghiệp vụ quá rườm rà cần phải được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu công việc.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm và nhiều bất cập, hệ thống định mức đơn giá còn thiếu, nhiều công việc chưa có đơn giá ban hành. Đối với GPMB các công trình, cơ sở vật chất của các đơn vị và có vốn nhà nước nằm trong mặt bằng cần giải phóng như các tuyến đường điện, nước, viễn thông,… thì việc thực hiện GPMB còn thuận lợi; còn đối với công tác GPMB đất, tài sản, vật kiến trúc của người dân thì rất khó khăn và phức tạp. Có những dự án đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường nhưng người dân vẫn không đồng ý nhận tiền, có những đợt người dân đã chấp thuận phương án và đồng ý nhận tiền, nhưng khi rút tiền về trả lại không nhận. Nguyên nhân là do chính sách về GPMB còn nhiều bất cập; việc thực hiện các bước GPMB như thông báo, tuyên truyền, vận động còn chưa được làm tốt, chưa có hiệu quả; một mặt do ý thức của một số người trong việc chấp hành chế độ chính sách của Nhà nước. Trong thực hiện dự án, còn phát sinh nhiều khối lượng ngoài dự toán, công tác điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư còn nhiều nguyên nhân một phần do giá cả biến động và chính sách tiền lương thay đổi, nhưng một phần cũng do chất lượng tư vấn còn nhiều hạn chế, chất lượng dự án, hồ sơ thiết kế dự toán chưa cao, một số dự án quá trình thi công kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, và cuối cùng phát sinh nhiều trong quá trình thi công.