Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách
2.1.4. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò và ý nghĩa của xây dựng cơ bản có thể nhìn thấy rõ từ sự đóng góp của lĩnh vực này trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lớn hoặc khôi phục các công trình hư hỏng hoàn toàn. Cụ thể hơn, xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực sản xuất vật chất lớn của nền kinh tế quốc dân, cùng các ngành sản xuất khác, trước hết là ngành công nghiệp chế tạo và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, nhiệm vụ của ngành xây dựng là trực tiếp thực hiện và hoàn thành khâu cuối cùng của quá trình hình thành tài sản cố định. Ở đây nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị xây dựng là kiến tạo các kết cấu công trình để làm vật bao che, nâng đỡ lắp đặt máy móc cần thiết để đưa chúng vào sử dụng. Công trình xây dựng có ý nghĩa rất lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, nghệ thuật.
- Về mặt kỹ thuật: Các công trình sản xuất được xây dựng lên là thể hiện cụ thể của đường lối phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước là kết tinh hầu hết các thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt được ở chu kỳ trước và sẽ góp phần mở ra một chu kỳ phát triển mới của khoa học và kỹ thuật ở giai đoạn tiếp theo.
- Về mặt kinh tế: Các công trình được xây dựng lên là thể hiện cụ thể đường lối phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước, làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnh tốc độ và nhịp điệu tăng năng xuất lao động xã hội và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Về mặt chính trị và xã hội: Các công trình được xây dựng lên sẽ góp phần mở rộng các vùng công nghiệp và các khu đô thị mới.Việc hình thành các vùng công nghiệp, khu công nghiệp và các khu đô thị sẽ góp phần thu hút lao động vào các ngành công nghiệp, dịch vụ, từ đó gián tiếp nâng cao thu nhập cho người lao đông và đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn.
- Về mặt quốc phòng: Các công trình được xây dựng lên góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước, mặt khác khi xây dựng cần phải tính toán kết hợp với vấn đề quốc phòng (Nguyễn Ái Đoàn, 2004)