Cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 78 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng

4.2.1. Cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Bảng 4.16. So sánh phương pháp quản lý vốn tạm ứng

Tiêu chí Thông tư 27/2007, thông tư

130/2007 và 88/2009 Thông tư 86/2011

Công việc được tạm

ứng Quy định trong hợp đồng xây dựng

Chỉ cho các công việc cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng

Mức tạm ứng Tối thiểu, không tối đa đối với các loại hợp đồng

Tối thiểu, tối đa là 50% giá trị đối với các loại hợp đồng

Điều kiện tạm ứng

Theo hợp đồng xây dựng và có KH vốn gửi cơ quan tài chính và Kho bạc để kiểm soát

Theo hợp đồng xây dựng và có KH vốn gửi cơ quan tài chính và Kho bạc để kiểm soát

Quản lý tạm ứng

Nhà thầu phải bảo lãnh tạm tứng Nhà thầu phải bảo lãnh tạm tứng

Thu hồi tạm ứng

Thu hồi ngay từ lần thanh toán đầu tiên; thu hồi hết khi đạt 80% giá trị hợp đồng

Thu hồi ngay từ lần thanh toán đầu tiên; thu hồi hết khi đạt 80% giá trị hợp đồng Nguồn: Tổng hợp thông tư tại Ban QLDA xây dựng số 2. Như vậy, điểm khác biệt của Thông tư 86/2011/TT-BTC với các Thông tư 27/2007, thông tư 130/2007 và 88/2009 đó là tiêu chí công việc được tạm ứng và mức tạm ứng. Thông tư 86/2011/TT-BTC nêu rõ chỉ cho các công việc cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng và mức tạm ứng tối đa là 50% giá trị đối với các loại hợp đồng. Còn các tiêu chí điều kiện tạm ứng, quản lý tạm ứng và thu hồi tạm ứng đề giống nhau.

Cơ chế chính sách là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB, tác động trực tiếp đến hiệu quả của vốn đầu tư XDCB.

Trong thời gian qua, cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng có nhiều thay đổi nhưng văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành có liên quan không kịp thời,

thiếu đồng bộ, không thống nhất, chưa cụ thể... nên quá trình triển khai thực hiện tại địa phương còn nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập; gây ra tình trạng phải chờ đợi hướng dẫn bổ sung, chờ ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền... Do vậy, các Chủ đầu tư, Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 mất khá nhiều thời gian hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để giải ngân như: Việc xử lý bù chênh lệch giá nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và điều chỉnh hợp đồng xây dựng; việc xử lý các tồn đọng của các công trình chuyển tiếp; về thẩm quyền phê duyệt dự toán một số nội dung công việc... Mặt khác, việc cho phép của các cấp có thẩm quyền về “kéo dài” thời gian thanh toán của kế hoạch năm trước sang năm sau từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của năm kế hoạch. Các căn cứ để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư còn chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ nên gây không ít khó khăn cho Kho bạc trong quá trình kiểm soát, thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)