Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 50)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Giang đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, kéo theo đó là các vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh đòi hỏi công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cần thích ứng kịp thời trong điều kiện mới.

Kết hợp với kết quả của quá trình điều tra, khảo sát cùng với những tham vấn của các cán bộ có liên quan, đề tài lựa chọn các điểm nghiên cứu đại diện dựa trên việc xác định chủ thể chính của đề tài là cán bộ tham gia công tác quản lý vốn đầu tư XDCB và các doanh nghiệp chịu sự tác động lớn của những biến đổi từ việc quản lý vốn đầu tư XDCB ở Ban QLDA ĐTXD số 2 thành phố.

Ban QLDA ĐTXD số 2 là Ban chịu trách nhiệm về công tác xây dựng cơ bản của toàn thành phố. Mọi hoạt động, công tác xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đều thông qua Ban quản lý dự án này.

Căn cứ vào tình hình thực tế công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Giang thời gian qua chủ yếu tập trung vào 2 ngành/ lĩnh vực xây dựng cơ bản là lĩnh vực giao thông; lĩnh vực thoát nước và vệ sinh môi trường, nên nghiên cứu tập trung chủ yếu vào 2 ngành/ lĩnh vực này, cùng một số lĩnh vực cơ bản khác.

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin

Về thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các nguồn chính: Các báo cáo, chuyên đề hội thảo, hội nghị, sách, báo, tạp chí và từ internet.

Về thông tin sơ cấp: Đề tài thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn các cán bộ, chuyên viên về lĩnh vực quản lý đầu tư XDCB của UBND thành phố Bắc Giang, Phòng quản lý đô thị; các cán bộ, chuyên viên phụ trách bộ phận kiểm soát chi NSNN, thanh toán vốn đầu tư của phòng giao dịch KBNN tỉnh Bắc Giang; các cán bộ, chuyên viên quản lý tài chính-đầu tư của phòng tài chính kế hoạch và các cán bộ trực tiếp tham gia công tác QLDA thuộc các phòng của Ban QLDA số 2 thành phố Bắc Giang đại diện các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện các dự án XDCB, đại diện các đoàn thanh tra, kiểm toán đối với các dự án và đại diện đơn vị sử dụng các công trình XDCB trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra

Đơn vị điều tra Số lượng mẫu

điều tra

Đại diện các cơ quan QLNN TP Bắc Giang 20

UBND thành phố Bắc Giang 4

Phòng TC-KH thành phố 4

Phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang 4

Phòng Quản lý đô thị 4

Thanh tra thành phố 4

Ban QLDA số 2 TP Bắc Giang 6

Bộ phận Kế hoạch 2

Bộ phận kỹ thuật 4

Đơn vị thực hiện công trình 20

Cán bộ quản lý, lãnh đạo 5

Cán bộ chuyên môn 10

Cán bộ thực hiện công trình 5

Đại diện các đơn vị sử dụng công trình 49

Công trình giao thông 20

Công trình thoát nước và VSMT 20

Công trình khác 09

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2017 Đối với các cơ quan có liên quan đến việc triển khai thực hiện ĐTXD các dự án, nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra một số lãnh đạo, quản lý cơ quan; từ 01 đến 08 cán bộ, chuyên viên có nhiệm vụ công tác liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB. Đề tài cũng lựa chọn 5 doanh nghiệp đang thực hiện các dự án XDCB do Ban quản lý. Trong đó, mỗi doanh nghiệp đề tài tiến hành phỏng vấn 01 cán bộ, lãnh đạo; 02 cán bộ chuyên môn kế toán tài chính có liên quan đến công tác quản lý vốn XDCB của đơn vị và 03 cán bộ kỹ thuật đại diện người trực tiếp thực hiện các dự án XDCB. Đối với các đoàn thanh tra, kiểm toán, đề tài nghiên cứu tiến hành phỏng vấn xin ý kiến của 02 cán bộ trực tiếp kiểm tra chất lượng công trình tại hiện trường; 01 cán bộ trực tiếp kiểm tra trên hồ sơ chứng từ sổ sách và 01 cán bộ lãnh đạo đại diện cho các trưởng đoàn. Ngoài ra đề tài cũng tiến hành phỏng vấn các đại diện đơn vị sử dụng công trình (với 49 ý kiến tham gia đánh giá).

3.2.3. Phương pháp phân tích

Trên cơ sở số liệu thu thập được, sau đó được phân tích, đánh giá trên cơ sở các quy định của nhà nước về định mức, chế độ và quy trình thực hiện về đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể các phương pháp phân tích thông tin như sau:

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại công trình, dự án đầu tư XDCB, cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB phân theo độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như loại công trình, dự án XDCB ưu tiên, thời gian giải ngân vốn, số lượng vốn đầu tư,…

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Công tác quản lý vốn đầu từ XDCB từ nguồn NSNN được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về vốn đầu tư XDCB theo các năm, so sánh cơ cấu kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo các năm,... Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh để từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại địa phương thông qua phương thức quản lý, hoạt động của Ban QLDA các công trình trọng điểm tỉnh Bắc Giang đối với một số công trình, dự án trọng điểm điển hình.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Khi đánh giá việc sử dụng vốn đúng mục đích có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lượng theo tiêu chí sau đây:

3.2.4.1. Chỉ tiêu đo lường quản lý về lập kế hoạch phân bổ vốn

- Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch được chia thành chỉ tiêu tương đối và chỉ tiêu tuyệt đối; chỉ tiêu phản ánh chất lượng và số lượng.

- Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch: chỉ tiêu này là tỷ lệ % giữa lượng vốn đầu tư thực hiện so với mức vốn kế hoạch đã bố trí.

- Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị: chỉ tiêu này là tỷ lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt được của từng mục tiêu so với mục tiêu kế hoạch.

- Số lượng công trình được lập kế hoạch xây dựng theo nguồn vốn, theo giai đoạn.

- Số lượng vốn XDCB theo kế hoạch của từng công trình.

3.2.4.2. Chỉ tiêu quản lý về thanh toán vốn đầu tư

- Tỷ lệ tạm ứng vốn theo từng nhóm công trình, theo từng giá trị công trình, theo từng hạng mục công trình, từng nội dung thực hiện.

- Thời gian thu hồi tạm ứng vốn của các công trình. - Thời gian thanh toán vốn đầu tư của các công trình.

3.2.4.3. Chỉ tiêu quản lý về quyết toán vốn đầu tư

- Số lượng công trình được quyết toán đúng hạn. - Số lượng công trình không quyết toán đúng hạn.

- Thời gian quyết toán các công trình theo nhóm công trình, theo nguồn vốn đầu tư.

3.2.4.4. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động giám sát, thanh tra

- Số lượng hoạt động thanh tra, giám sát được thực hiện với các công trình sử dụng vốn đầu tư XDCB

- Nội dung giám sát, thanh tra

- Kiến nghị xử lý về hành chính, kinh tế - Thu hồi tiền nộp ngân sách do sai phạm.

3.2.4.5. Chỉ tiêu đo lường kết quả đầu tư XDCB

- Nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn

- Kết quả sử dụng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn theo từng lĩnh vực

3.2.4.6. Chỉ tiêu về trình độ năng lực, cán bộ quản lý nhà nước

- Chuyên ngành đào tạo của cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư XDCB. - Khả năng nắm bắt các chính sách mới, các quy định về đầu tư XDCB. - Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin trong quá trình quản lý đầu tư XDCB.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của Ban quản lý dự án số 2

Hiện nay, nguồn vốn của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 được xây dựng từ năm nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn ngân sách tỉnh, vốn ngân sách huyện, vốn ADB, và một số nhỏ từ các nguồn vốn khác nhau. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước và vốn từ ADB là hai nguồn vốn chiếm tỷ lệ cao nhất và có vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2. Hầu hết, hai nguồn vốn chính này dùng để đầu tư những dự án lớn như đường quốc lộ, dự án nước sạch và môi trường hay dự án lớn như: Dự án tiểu vùng sông MeKong. Số liệu về cơ cấu nguồn vốn được thể hiện trong bảng 4.1.

Trong đó, nguồn vốn từ nhà nước và ADB là 2 nguồn vốn có tỷ trọng cao nhất trong các nguồn vốn hiện nay. Việc đầu tư cho công tác xây dựng cơ bản tại Ban QLDA ĐTXD số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang ngày càng lớn, xu hướng phát triển mạnh mẽ. Do cơ chế chính sách của nhà nước hướng phát triển Bắc Giang thành trung tâm văn hoá xã hội lớn, giáp các tỉnh biên giới.

Bên cạnh nguồn ngân sách từ trung ương cũng như ADB, thì hiện nay chủ trương từ tỉnh cho huyện tập trung cho đầu tư xây dựng cơ bản, hướng phát triển Bắc Giang thành trung tâm phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu trở thành thành phố văn minh giàu đẹp. Do đó 2 nguồn vốn này tương đối cao và phát triển đều đặn qua các năm từ 2014-2016.

Duy nhất nguồn vốn xin hỗ trợ từ các tổ chức, các nhân tập thể, ... có tỷ trong nhỏ so với các nguồn khác, nhằm đầu tư xây dựng cho các công trình, trụ sở ... đặc biệt là các công trình phục vụ cho giáo dục, y tế hiện nay.

Công tác lập và quản lý quy hoạch thành phố đã thực hiện quy hoạch chi tiết phân khu số 2 (khu phía Nam); khu số 3 (phía Tây Nam); Hoàn thành quy hoạch chi tiết trung tâm Logistics Quốc tế thành phố Bắc Giang; HKTK khu dân cư số 4, phường Thọ Xương; khu dân cư phố Cốc, xã Dĩnh trì. Tổ chức quy hoạch chuyên ngành thoát nước đô thị thành phố.

Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 STT Nguồn vốn 2014 2015 2016 So sánh % Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) 2015/2014 2016/ 2015 Bình quân 1 Vốn ngân sách nhà nước 26.456,76 14,27 37.117,70 17,61 74.661,80 27,27 140,52 201,15 168,10 2 Ngân sách tỉnh 32.661,92 17,62 39.027,29 18,52 46.540,10 16,99 119,48 119,25 119,74 3 Ngân sách huyện 27.794,84 14,99 32.090,41 15,23 46.855,31 17,11 115,45 146,01 129,57 4 ADB 95.897,09 51,73 95.897,09 45,50 95.897,10 35,02 100,00 100,00 100,00 5 Khác 2.573 1,39 6.619 3,14 9.843 3,59 257,25 148,71 195,59 Tổng 185.383,61 100 210.751,49 100 273.797,31 100 114,83 130,00 122,17 Nguồn: Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, 2014, 2015, 2016

Ngoài việc quy hoạch thành phố đã xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch đầu tư công hàng năm.

Qua bảng 4.2 ta thấy, các dự án mà ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 đã và đang thực hiện hầu hết là những dự án liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ và vệ sinh môi trường. Trong đó, ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 đang triển khai hai dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực thoát nước và VSMT, cả hai dự án này đều có vốn đầu tư từ ODA, đó là: dự án Thoát nước và VSMT thành phố, dự án tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng lần 2, dự án thành phần Bắc Giang.

Bảng 4.2. Phân bổ vốn theo ngành/ lĩnh vực xây dựng cơ bản giai đoạn 2014 – 2016 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2

Chỉ tiêu so sánh

Tổng số dự án Tổng số tiền đầu tư Số lượng (dự án) Cơ cấu (%) Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) Lĩnh vực giao thông 24 48,98 380.722,59 56,83 Lĩnh vực thoát nước và VSMT 16 32,65 188.117,02 28,08 Lĩnh vực khác 9 18,37 101.092,80 15,09 Tổng 49 100 669.932,41 100

Nguồn: Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 Lĩnh vực thoát nước và vệ sinh môi trường Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 giai đoạn 2014 – 2016 thực hiện ít dự án, song cơ cấu vốn đầu tư cho lĩnh vực này chiếm 1/3 tỷ trọng vốn đầu tư của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2. Trong lĩnh vực giao thông, duy chỉ có hai dự án có mức đầu tư lớn. Đó là dự án Cải tạo nâng cấp ĐT295B, thành phố Bắc Giang (271 tỷ đồng) và dự án HTKT khu dân cư đường Xương Giang, thành phố Bắc Giang (150 tỷ đồng). Các dự án còn lại hầu hết là dự án vừa và nhỏ, có mức đầu tư dao động từ 1,5 tỷ đồng cho đến 05 tỷ đồng.

Nhìn vào đồ thị 4.2 ta dễ thấy, về cơ cấu phân bổ nguồn vốn giai đoạn 2014 – 2016 của ban QLDA xây dựng số 2 chủ yếu tập chung vào xây dựng trong lĩnh vực giao thông. Nguyên nhân trong 3 năm gần đây, địa bàn tỉnh Bắc Giang được đầu tư xây dựng, cải tạo các tuyến đường trọng điểm; mở rộng quy mô thành phố, hình thành nhiều cung được vành đai ...., dẫn tới cơ cấu phân bổ nguồn vốn tập trung nhiều đối với lĩnh vực giao thông; đi đôi với các công trình

giao thông tương ứng là công trình cấp thoát nước được triển khai khá đồng bộ, lượng vốn phân bổ đối với lĩnh vực này cũng chiếm tới 1/3 tỷ trọng.

Đồ thị 4.1. Cơ cấu phân bổ vốn theo lĩnh vực

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2016) Ngoài 2 lĩnh vực về giao thông; thoát nước và vệ sinh môi trường còn một số công trình trong lĩnh vực khác được triển khai, tuy nhiên tỷ trọng thấp, cơ cấu vốn không lớn so với 2 lĩnh vực trên.

4.1.2. Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ban quản lý dự án số 2 Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang Ban quản lý dự án số 2 Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

4.1.2.1. Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Chủ thể lập kế hoạch: Chủ thể lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 là Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2, phân cấp thực hiện cho các phòng tài chính – kế hoạch của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2.

- Các cơ quan phối hợp: Kho bạc nhà nước thành phố Bắc Giang, các đơn vị chủ đầu tư.

- Thời gian lập kế hoạch: Thường vào tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm, kế hoạch chính thức được thông qua vào tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.

+ Xác định nguồn ngân sách chi đầu tư xây dựng cơ bản (tổng dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản của một năm kế hoạch của Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2): Để cân đối nguồn vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 50)