7. Kết cấu của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4. Giá trị truyền thống của dân tộc
Cùng với Nho giáo, Phật giáo và Pháp gia thì những giá trị truyền thống của dân tộc là yếu tố quan trọng, có tính chất nền tảng, là cơ sở lý luận cho việc hình thành tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ cũng như sự thể hiện trong các điều khoản của Quốc triều hình luật. Đó là sự kế thừa một số giá trị truyền thống cơ bản của dân tộc.
Một là, truyền thống yêu nước
Ngay từ buổi đầu dựng nước, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần yêu nước, cùng nhau đoàn kết xây dựng đất nước. Đây đã trở thành truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc. Xuất phát từ truyền thống yêu nước đã có biết bao cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại quân xâm lược trong một nghìn năm Bắc thuộc. Từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, đến Bố Cái Ðại Vương Phùng Hưng, Mai Hắc Ðế, tới Ngô Vương Quyền, tất cả các cuộc khởi nghĩa đều phát sinh từ lòng yêu nước. Dưới các triều đại phong kiến, yêu nước luôn là tinh thần cố hữu trong ý thức, hành động của mỗi người. Cũng vì yêu nước nên tất cả toàn dân, từ đồng bằng cho đến thượng du đã hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên do vua quan nhà Trần lãnh đạo. Đến cuộc khởi nghĩa của Bình Ðịnh Vương Lê Lợi, thành lập ra triều Lê sơ cũng xuất phát từ truyền thống ấy mà nên.
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta gắn liền với tinh thần bất khuất. Bất khuất nghĩa là “không gì có thể khuất phục nổi”. Tinh thần ấy được thể hiện rõ trong hành động, tư tưởng của các nhà cầm quyền, những người cầm quân đi trước, câu nói của Bà Triệu đã thể hiện rõ điều đó: “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch cõi bờ, cứu muôn dân ra khỏi cơn đắm đuối, chớ không bắt chước người đời, cúi đầu
khom lưng làm tì thiếp người ta”. Rồi qua lời thề “Không giết được giặc không trở về” của quân dân nhà Trần khi đi qua sông Hóa. Ngay cả khi nằm trong tay giặc và cận kề cái chết, Trần Bình Trọng bị bắt đã mắng vào kẻ dụ hàng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Đến vị vua đầu triều Lê sơ là Lê Thái Tổ, ông cũng đã tuyên bố: “Làm trai sinh ở trên đời, cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao chịu bo bo làm đầy tớ người”…
Truyền thống yêu nước còn là tinh thần tự chủ của dân tộc. Tự chủ là tự dân tộc mình làm chủ đất nước của mình. Tinh thần đó được thể hiện qua bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt đời nhà Lý. Đến triều Lê, Nguyễn Trãi viết
Bình Ngô Đại Cáo để khẳng định quyền vẻ vang ấy. Trải qua quá trình của
lịch sử dân tộc, truyền thống yêu nước trở thành tinh thần, lối sống, nó thấm sâu vào trong mỗi tâm hồn người dân đất Việt. Dù dưới triều đại nào, tinh thần ấy vẫn tồn tại và phát triển, nó là biểu hiện cụ thể của chuẩn mực đạo đức "trung" đối với vua, với đất nước của hệ thống quan lại, của nhân dân.
Hai là, truyền thống nh n ái, sống có tình có nghĩa
Lòng nhân ái là đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, dân ta đã ý thức một cách sâu sắc rằng, “muốn thương mình thì phải thương người”, thương những người cùng chịu đau khổ giống mình, cùng là nhân dân lao động lầm lũi, họ sống có tình nghĩa với nhau. Lòng nhân ái còn là cơ sở của lòng thiết tha yêu chuộng hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc của nhân dân ta.
Ba là, truyền thống đoàn ết
Đây là truyền thống lâu đời của dân tộc, xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, tinh thần đoàn kết là sức mạnh của dân tộc. Nhờ đó, nhân dân ta có được sức mạnh vô cùng to lớn trước mọi khó khăn, nguy hiểm, đấu tranh chống lại thiên tai, cũng như giặc ngoại xâm bảo vệ mùa màng và toàn vẹn lãnh thổ. Ngay từ thời Hùng Vương dựng nước, vua với nhân dân đã đồng
lòng, góp sức, cùng nhau đấu tranh giữ nước và sản xuất. Trước họa xâm lăng, người Lạc Việt và người Âu Lạc đã đoàn kết nhau dưới sự lãnh đạo của n Dương Vương để chống lại quân Tần giữ yên bờ cõi. Nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đoàn kết một lòng, nhất tề nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Năm 938, dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân, Ngô Quyền đã chiến thắng quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lập ra nhà Ngô. Cũng với tinh thần đoàn kết, ngay trước khi cuộc chiến chống Nguyên bùng nổ, vua Trần đã cho mời hương lão trong hương thôn cả nước về kinh đô Thăng Long dự hội nghị Diên Hồng để tham khảo ý kiến. Câu trả lời đồng thanh “quyết đánh” của hội nghị đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết vì đại nghĩa của nhân dân ta, dân tộc ta.
Lịch sử dân tộc ta chứng minh, muốn làm nên sự nghiệp lớn, đánh thắng giặc ngoại xâm chỉ dựa vào quân đông, tướng giỏi thì không thể thắng được mà cần phải biết khơi dậy và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân. Thất bại của nhà Hồ thế kỷ XIV là một điển hình. Do không đoàn kết và thống nhất được lòng dân, nên dù có nỗ lực chuẩn bị cho cuộc chiến chống giặc Minh xâm lược, nhà Hồ vẫn phải chịu thất bại.
Một trong những giá trị tư tưởng của dân tộc ảnh hưởng đến đường lối trị nước của vua Lê Thánh Tông là tư tưởng “nh n nghĩa” của Nguyễn Trãi. Theo Nguyễn Trãi, Nhân nghĩa gắn chặt với tư tưởng vì dân, an dân. Ông nói: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng và phương tiện của nhân nghĩa. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ bạo, tức là lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người” nên có thể “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều”; “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. n dân còn là đảm bảo cho nhân dân có được cuộc sống
bình yên. Nguyễn Trãi rất coi trọng dân, vì vậy ông đã kêu gọi toàn dân tham gia vào nghĩa quân Lam Sơn đứng lên đánh giặc và đã thắng lợi lừng lẫy. Sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước giành được độc lập bước vào xây dựng cuộc sống mới nhưng ông vẫn rất đề cao nhân dân. Ông viết: “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Ông nhận thấy sức mạnh to lớn của nhân dân: “có lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Đồng thời, ông đã lên án tội ác của bọn xâm lược với một thái độ rất phẫn nộ; ông xót xa cho những cảnh lầm than, cơ cực và chú ý chăm lo cho đời sống vật chất của nhân dân.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở lòng thương người, sự khoan dung, độ lượng thậm chí với cả kẻ thù. Khi quân giặc thua trận, ông không những không giết mà đã mở cho chúng một con đường sống, cung cấp chiến thuyền cho chúng trở về nước. Tư tưởng ấy còn tiến xa hơn một bước, đó là lý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, nhân dân no đủ, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng hờn giận, oán sầu. Theo Nguyễn Trãi, một đất nước thái bình sẽ có cuộc sống phồn vinh, tươi đẹp, đồng thời, có sự thuận hòa, yên vui với các nước khác. Để đất nước ngày càng phát triển, ông chủ trương cầu hiền tài giúp dân, giúp nước. Ông cho rằng: “người tài ở đời vốn không ít” nên triều đình phải cầu hiền tài bằng nhiều cách khác nhau, thu hút họ tham gia vào công việc triều đình, xây dựng nước nhà, có như vậy đất nước mới nhanh chóng phát triển thịnh vượng được. Những tư tưởng trên của Nguyễn Trãi đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách và tư tưởng của Lê Thánh Tông sau này, trong việc lựa chọn cách thức cai trị đất nước của ông.
Tóm lại, những tư tưởng triết học Trung Quốc như Nho gia, Pháp gia
cùng với tư tưởng của Phật giáo và những giá trị truyền thống của dân tộc là những tiền đề lý luận mà triều đại Lê sơ dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì
kế thừa và hình thành nên tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước Lê sơ, được thể hiện rõ trong bộ Quốc triều hình luật.