7. Kết cấu của luận văn
2.2. Trách nhiệm và phẩm chất của đội ngũ quan lại trong bộ máy nhà nƣớc
2.2.2. Những phẩm chất đạo đức của đội ngũ quan lại
Trong bộ máy nhà nước phong kiến, đội ngũ quan lại rất đông đảo với vai trò kép vừa là nhà quản lý, vừa là quan tòa nên tình trạng quan lại nắm quyền ức hiếp dân chúng rất phổ biến. Vì vậy, cần thiết phải trừng phạt nghiêm khắc đối với quan lại có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Bên cạnh việc quy định những nghĩa vụ, trách nhiệm của đội ngũ quan lại, pháp luật còn đặc biệt coi trọng đến vấn đề đạo đức của đội ngũ này. Đạo đức đó thể hiện trong các mối quan hệ với bản thân quan lại, người khác và với công việc. Người làm quan để tu, tề, trị, bình được thiên hạ thì cần có những phẩm chất đạo đức nhất định, những phẩm chất cao quý của vị vua hiền, tôi sáng. Xuất phát từ học thuyết đạo đức của Nho giáo, những phẩm chất đạo đức ở người cầm quyền; người làm quan phải có một số phẩm chất sau:
Một trong những phẩm chất cần có đối với quan lại là sự siêng năng,
những phẩm chất cần cù, chịu khó, siêng năng trong lao động và đã trở thành một trong những giá trị truyền thống của dân tộc ta. Do vậy, không chỉ riêng nhân dân chăm chỉ sản xuất mà cả đội ngũ quan lại cũng cần có đức tính đó để cai quản, chăm lo cuộc sống cho dân chúng. Điều đó được thể hiện trong
Quốc triều hình luật, với những hình phạt nghiêm khắc để trừng trị quan lại
không siêng năng, chuyên cần với công việc được giao. Như điều 199 quy định, các quan đang tại chức mà trễ nhác việc công thì bị phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức. Các quan vâng mệnh đi sứ nước ngoài, mà chỉ chăm về việc mua bán, thì phải tội biếm hay đồ (Điều 221). Hay viên quan nào lấy lý do đau ốm để không phải làm việc thì bị xử biếm, đồ, lưu hoặc chết tùy theo mức độ công việc (Điều 222). Bên cạnh những hình phạt nghiêm khắc đối với quan lại không chăm chỉ làm việc thì Quốc triều hình luật có quy định nhằm khuyến khích, động viên tinh thần làm việc chăm chỉ của quan lại bằng việc giảm hình phạt cho những ai siêng năng, cần cù trong chức vụ đảm đương (đây là một trong tám loại người được giảm hình phạt đã được quy định trong điều 3 của Bộ luật).
Một phẩm chất khác của quan lại là tính trung thực. Bộ máy nhà nước có trong sạch hay không là do sự trung thực hay giả tạo của hệ thống quan lại.
Quốc triều hình luật đã đưa ra nhiều yêu cầu liên quan đến phẩm chất này của
quan lại. Theo đó, quan lại phải trung thực trong các báo cáo (các điều 218, 236); trong việc khai báo về tài sản khi được yêu cầu (Điều 221). Nếu là tướng hiệu phải trung thực khai báo quân lính trốn hay chết (Điều 524)…
Tính liêm khiết, công bằng cũng là một trong những phẩm chất được
đặt ra đối với quan lại. Ở bất kỳ nhà nước nào, quan lại thanh liêm sẽ đảm bảo cho bộ máy nhà nước luôn trong sạch. Không thể phủ nhận rằng, trong bộ máy nhà nước phong kiến, có những vị quan chí công vô tư, luôn coi việc chăm lo cho dân là bổn phận của mình. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những vị
quan lạm quyền mà hà hiếp dân chúng. Vì vậy, nhà nước thông qua pháp luật để trừng trị những tên quan vô lại, nhũng nhiễu. Điều này thể hiện sức mạnh của bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền trong việc đề ra những biện pháp nhằm trừng trị quan lại có hành vi lợi dụng chức vụ của mình để mưu lợi ích riêng. Quốc triều hình luật đã đưa ra nhiều điều luật ấn định phẩm chất này của quan lại. Theo đó, nhiều điều luật được đề ra (các điều 221, 224) nhằm trừng trị quan lại chỉ chăm về việc buôn bán làm lợi cho mình mà không hoàn thành nhiệm vụ. Hoặc theo điều 138 quan ty làm trái luật, ăn hối lộ thì bị xử tội biếm hay bãi chức, có thể bị xử tội đồ hay lưu, thậm chí là xử tội chém tùy theo mức độ nặng nhẹ. Những người trông coi chế tạo đồ ngự dụng chưa có chỉ báo mà đã làm, thì xử phạt 80 trượng, sai công nhân làm việc tư cho mình, thì xử biếm hay đồ (Điều 569)... Bộ luật cũng có các điều 300, 370 cấm và phạt việc quan ty ở trấn ngoài cùng các tướng hiệu, tự tiện thu tiền của quân dân để làm lễ vật cung phụng lên vua hay các nhà quyền quý chiếm đoạt nhà cửa, ruộng đất, ao đầm của lương dân bị xử từ tội biếm trở lên.
Ngoài ra, xuất phát từ đạo đức Nho giáo vốn coi trọng lễ nghĩa cũng như truyền thống của dân tộc, người làm quan phải biết trọng lễ hơn ai hết để duy trì trật tự xã hội. Trong đó, quan lại phải tôn trọng nghi thức, nghi lễ khi thực thi nhiệm vụ của mình. Bản thân người làm quan là gương cho dân chúng noi theo, nên trong hành động cũng như trong mọi việc làm cần giữ mình nghiêm cẩn, xứng với sắc phong quan lại, đây là những phẩm chất gắn liền với họ. Quốc triều hình luật đã có những quy định rõ ràng như trang phục, phong thái làm việc của quan lại phải đúng phép, quan lại biết đối nhân xử thế, có mối quan hệ hòa hợp với đồng nghiệp, kính trên nhường dưới (các điều 80, 129, 213, 216, 240, 472, 473, 620,…).
Như vậy, việc đưa ra những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức trên nhằm xây dựng được một đội ngũ quan lại vừa có đức, có tài trong bộ máy nhà nước, đồng thời đó còn là yêu cầu cần thiết đối với nhà nước phong kiến Việt
Nam nói chung và nhà nước phong kiến thời Lê sơ nói riêng. Vì vậy, Quốc
triều hình luật đã có nhiều điều luật quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và đạo
đức của quan lại, hướng tới xây dựng đội ngũ quan lại có đức có tài, tận trung với nhà vua, với nhà nước và nhân dân.