Những giá trị của tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời lê sơ (qua quốc triều hình luật) (Trang 97 - 103)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng xây dựng bộ máy nhà nƣớc

2.4.1. Những giá trị của tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ

sơ qua Quốc triều hình luật

Vua Lê Thánh Tông với tài năng và đức độ của mình đã xây dựng nên vương triều thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, việc học tập và kế thừa những giá trị tích cực từ bộ máy nhà nước Lê sơ qua Quốc triều hình luật có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay. Như văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX ghi rõ: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân… Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” [13, tr. 85]. Thêm nữa, Đảng ta cũng khẳng định: “tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, “tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng lãng phí”, đồng thời “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” [14, tr. 238]. Nhận thấy những giá trị tương đồng giữa bộ máy nhà nước thời Lê sơ và nhà nước ta hiện nay; việc kế thừa và phát huy những giá trị tích cực đó là vô cùng cần thiết.

* Tư tưởng về quyền con người trong việc xây dựng, hoàn thiện nhà

nước ta hiện nay

Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ bao đời nay, việc quan tâm đến đời sống của nhân dân luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu. Nhà nước

phong kiến thời Lê sơ có những tiến bộ hơn hẳn so với các triều đại trước, bởi nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của người dân trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là quyền con người được đề cao. Dù nhìn nhận quyền con người ở phương diện nào thì cũng phải thừa nhận rằng, cái cốt lõi và thực chất của quyền con người là quyền được sống, được chăm sóc, được bảo vệ và tất cả các quyền khác của con người chỉ được thực hiện và có ý nghĩa khi quyền sống, quyền được chăm sóc, bảo vệ và tôn trọng, bảo đảm trong thực tế và được thể chế hóa bằng pháp luật. Quốc triều hình luật đã cụ thể hóa những quyền cơ bản của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, con người là nhân tố quan trọng tạo nên nhà nước và xã hội. Trong đó, tất cả các tầng lớp từ người già đến trẻ em đều có những quyền lợi, chính sách đảm bảo cho cuộc sống của họ được sống tốt hơn. Nhất là khi trong chế độ phong kiến Việt Nam, quyền lợi người phụ nữ vốn dĩ không được đề cao, họ phải lệ thuộc vào người đàn ông, nhưng trong tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ qua Quốc triều hình luật đã thể hiện một bước phát triển mới, người phụ nữ có vai trò nhất định trong xã hội, họ có quyền độc lập như quyền về tài sản riêng, có phần được quyết định trong hôn nhân… Đây là những tư tưởng để ngày nay ta kế thừa và phát huy, con người sống dưới thời đại mới bình đẳng về giới tính, có điều kiện phát triển toàn diện hơn. Có thể thấy yếu tố con người là vô cùng quan trọng, quyền con người luôn được đặt lên hàng đầu.

* Đảm bảo tính thực thi, hoàn thiện hệ thống luật pháp trong hoạt động

của bộ máy nhà nước

Pháp luật là công cụ cai trị của bộ máy nhà nước, bất kỳ nhà nước nào cũng có những phương thức quản lý dưới dạng điều luật, pháp luật nhất định. Bản thân nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật, đó là cơ sở chủ yếu điều chỉnh các quan hệ cơ bản trong xã hội giữa công dân với nhà nước, nhà nước với các tổ chức xã hội… Tăng cường pháp chế xã hội chủ

nghĩa trên cả ba lĩnh vực: xây dựng pháp luật, chấp hành pháp luật, bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhiệm vụ xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh pháp luật trở thành nhiệm vụ cấp thiết của quốc hội nói riêng và toàn xã hội nói chung. Tuân thủ pháp luật phải trở thành đạo đức hàng đầu, thành nếp sống tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức, kết hợp sức mạnh của pháp luật với sức mạnh quần chúng. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhiều quy định pháp luật được chắt lọc từ quy phạm đạo đức, từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mặt khác, những quy định được tuyên truyền để nhân dân tự giác tuân thủ sẽ trở thành nếp sống, chuẩn mực đạo đức của nhân dân. Nhà nước quản lý xã hội không chỉ bằng quyền uy pháp luật mà bằng cả tấm gương đạo đức, làm cho dân phục, dân tin và dân theo. Chính vì vậy, trong quá trình phổ cập pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật phải đi đôi với giáo dục tư tưởng chính trị, bồi dưỡng truyền thống đạo đức tốt đẹp trong nhân dân, xây dựng con người mới… kỷ cương, pháp chế xã hội chủ nghĩa hiện nay trước hết là phải làm cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh. Do vậy, kế thừa và học tập Lê Thánh Tông chúng ta không quên học tập thái độ coi trọng pháp luật, tinh thần học hỏi khi soạn thảo luật của ông. Quốc triều hình luật là bộ luật có giá trị to lớn đến ngày nay, là thành tựu về mặt lập pháp của thời Lê sơ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những hiện tượng không có ý thức tuân thủ pháp luật, phải chăng là do nước ta trong lịch sử cũng như hiện đại chưa chú trọng đúng mực việc giáo dục pháp luật đến nhân dân. Khi người dân chưa biết luật, chưa hiểu luật thì họ không thể thấy được lợi ích của mình trong luật pháp. Đất nước có pháp luật nhưng pháp luật lại tồn tại trên nhân dân, pháp luật dễ trở thành công cụ cho một số ít biết luật để “lách” luật. Để khắc phục hạn chế trên, nhà nước và nhân dân cần tích cực

hơn nữa trong công tác xây dựng, giáo dục ý thức pháp luật. Nói về vai trò của việc nâng cao ý thức trong cuộc sống hiện đại, Lê Quang Dũng viết: “Để tiến đến văn minh phải thượng tôn pháp luật. Nói cách khác, thượng tôn pháp luật cũng chính là để tiến đến văn minh. Phải coi một nhà nước biết đến pháp quyền và nhân dân hiểu pháp luật quan trọng như khí trời để thở, như nước uống hằng ngày” [8, tr. 218].

* Xây dựng và phát huy đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức

Dưới các triều đại phong kiến, đội ngũ quan lại là lực lượng chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Quan lại được coi là cha mẹ của dân, thay vua chăm lo đến đời sống của muôn dân. Vua Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng, đào tạo đội ngũ quan lại vừa có đức vừa có tài phục vụ cho triều đình phong kiến. Là người thông minh, tài giỏi lại luôn đề cao đạo đức Nho giáo, do vậy ông luôn chú trọng tới việc trau dồi đạo đức, trách nhiệm, nghĩa vụ của quan lại trong các mối quan hệ xã hội. Việc ban hành Quốc triều

hình luật với những điều luật cụ thể nhằm tăng cường trách nhiệm, hạn chế sự

hách dịch, sách nhiễu, tham ô của quan lại đối với nhân dân. Vì vậy đội ngũ quan lại dưới thời Lê sơ là những vị quan thanh liêm, luôn đề cao trách nhiệm, chăm lo đến cuộc sống của nhân dân. Đây là điều mà ngày nay, trong bộ máy nhà nước ta, việc xây dựng, đào tạo cán bộ, công chức là việc làm vô cùng quan trọng. Cán bộ, công chức ngày nay là công bộc của dân, người cán bộ phải thực sự có đức, có tài, trung với nước, hiếu với dân, xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng người cán bộ: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Kế thừa những giá trị đạo đức, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc nhằm phục vụ đắc lực cho việc xây dựng và phát triển đất nước, như Bác Hồ từng nói, người cán bộ phải biết “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” [20, tr. 64 - 65].

* Công tác phòng, chống tham ô, tham nhũng hiện nay

Đội ngũ quan lại là linh hồn của bộ máy nhà nước. Nhà nước có làm tốt chức năng của mình hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ này. Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết “trăm quan là nguồn gốc của trị loạn”. Hiểu rõ chân lý ấy, vua Lê Thánh Tông luôn có sự quan tâm sâu sắc đến nhân cách, đạo đức, tài năng của đội ngũ quan lại, luôn chú trọng đến cơ chế kiểm tra, giám sát trong bộ máy nhà nước, phòng chống tham ô, tham nhũng, lộng hành, hối lộ. Có thể thấy, Lê Thánh Tông là người chống tham nhũng khá kiên quyết. Ông thiết lập lại tổ chức bộ máy nhà nước để “…quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau, chức trọng, chức khinh cùng kiềm chế lẫn nhau, uy quyền khó lạm, thế nước khó lay”, tận dụng triệt để vai trò của pháp luật; việc khen thưởng, xử phạt được Lê Thánh Tông tiến hành công khai, minh bạch. Việc làm đó đã làm cho tệ xấu trong đội ngũ quan lại, người có chức có quyền giảm đáng kể. Nhằm thực hiện công tác phòng chống tham ô, tham nhũng một cách triệt để và toàn diện nhất, nhà nước có những quy định chặt chẽ trong Quốc triều hình luật với những hình phạt nghiêm khắc nhằm trừng trị những hành vi tham nhũng, hối lộ của đội ngũ này. Qua đó cho thấy, việc phòng chống tham ô, tham nhũng diễn ra trên mọi lĩnh vực, tất cả mọi người đều phải thực hiện, đặc biệt vai trò của dân trong việc phòng, chống tham ô, tham nhũng là vô cùng quan trọng. Trên cơ sở ấy phần nào hạn chế được những hành vi tham nhũng, ăn hối lộ tồn tại từ các triều đại trước. Điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhà nước ta ngày nay trong công tác phòng chống tham ô, tham nhũng. Đây cũng là quan điểm mà Đảng và Nhà nước ta đề ra, phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Nhà nước có những định hướng quan trọng đồng thời kết hợp chặt chẽ

với công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về tham nhũng để người dân có nhận thức sâu sắc về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng cũng như vai trò của họ trong cuộc đấu tranh chống tệ nạn phức tạp này. Qua đó, phát huy sức mạnh nhân dân trong việc phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng được ghi nhận là một chế định quan trọng trong pháp luật về phòng, chống tham nhũng, làm phương tiện hữu hiệu, thuận tiện để người dân tố cáo hành vi này.

Hiện nay ở Việt Nam, tình trạng tham nhũng đã và đang trở thành quốc nạn. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố năm 2010 thì nước ta được 2,7/10 điểm (những nước có điểm số dưới 5 bị coi là có tình trạng tham nhũng cao). Thêm nữa, theo cuộc khảo xét năm 2012 thì điểm số của Việt Nam tăng nhẹ từ 2,9 (thang 10) lên 31 (thang 100), nhưng vẫn bị tụt 11 bậc, không chỉ so với các quốc gia tiên tiến mà cả với các nước lân bang trong khu vực.Cuộc khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân viên công quyền; 55% số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên; 38% số người tin rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả [74].

Thực tế cho thấy, công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu đề ra. Tình trạng quan liêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một bộ phận cán bộ Đảng viên tha hóa, biến chất, suy thoái đạo đức, có lối sống chạy theo đồng tiền, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, rút ruột nhà nước, cậy quyền hạch sách nhân dân, gây phiền hà, mất niềm tin trong nhân dân vào Đảng và chính quyền. Do đó, phòng và chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu

dài; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Tham nhũng đã trở thành một căn bệnh cần phải xóa bỏ vì mục tiêu xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, đây là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời lê sơ (qua quốc triều hình luật) (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)