Trách nhiệm của đội ngũ quan lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời lê sơ (qua quốc triều hình luật) (Trang 62 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Trách nhiệm và phẩm chất của đội ngũ quan lại trong bộ máy nhà nƣớc

2.2.1. Trách nhiệm của đội ngũ quan lại

Xuất phát từ vai trò của hệ thống quan lại trong bộ máy nhà nước; là người chịu ảnh hưởng tư tưởng của Nho giáo, vua Lê Thánh Tông yêu cầu người làm quan phải có trách nhiệm trong quá trình thực thi chức vụ của mình. Trước hết, ông chủ trương “phải trị quan rồi mới trị dân”. Đồng thời, ông cũng luôn đề cao pháp luật và trách nhiệm tuân thủ pháp luật: “pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các người phải tuân theo”. Theo đó, vua Lê Thánh Tông thông qua pháp luật đề ra những yêu cầu về trách nhiệm của đội ngũ quan lại. Quốc triều hình luật biểu hiện rõ vấn đề này, bộ luật đã gắn trách nhiệm của hệ thống quan lại với đời sống, quyền lợi của người dân, của cộng đồng, xã tắc. Đó là trách nhiệm của quan lại đối với vua và với dân; điều này được tập trung thể hiện ở những nội dung chủ yếu: 1) Trách nhiệm của quan lại đối với nhà vua; 2) Quan lại phải đảm bảo được những quyền cơ bản của người dân; 3) Quan lại phải quan t m đến đời sống vật chất của

dân; 4) Quan lại phải có trách nhiệm giáo hóa dân.

* Thứ nhất, trách nhiệm của quan lại đối với nhà vua

Vua là người đứng đầu và có quyền hành cao nhất trong bộ máy nhà nước. Hệ thống quan lại do vua lựa chọn và chịu trách nhiệm thực thi các yêu cầu của vua nhằm xây dựng, phát triển đất nước. Trong Nho giáo, vua với quan là đạo “quân thần”, quan lại phải trung với vua, với quốc gia dân tộc. Đạo “trung” là phẩm chất và cũng là trách nhiệm của quan lại đối với vua. Trách nhiệm của quan lại đối với vua là nghĩa vụ mà quan lại phải tuân thủ,

Quốc triều hình luật có khá nhiều điều luật quy định trách nhiệm của quan lại

đối với nhà vua.

Nghĩa vụ phải tôn kính và quy phục vua trong cả lời nói, việc làm: Vua là người thay trời trị dân và có quyền lực, thần khí thiêng liêng, vì vậy các quan phải tôn kính và quy phục vua. Pháp luật hóa vấn đề này, điều 125

quy định: nếu viên quan nào tỏ ra bất kính trong lời nói mà lầm phạm đến tên vua hay tên húy của vua thì phạt đánh roi; viết hay đặt tên mà phạm húy thì bị phạt trượng, đi đày hoặc chết. Khi tâu vua việc gì mà nói lầm không nói “tâu” mà nói “thưa”, không xưng “thần” mà xưng “tôi” thì bị phạt tiền, viết lầm bị phạt roi, giáng chức (Điều 126). Nếu có hành vi bất kính như đón tiếp chiếu chỉ của nhà vua mà lễ nghi không đúng phép, dâng thư nói đến tiên triều mà có ý chê bai thì đều bị xử với nhiều hình phạt (biếm, đồ, lưu) (các điều 102, 127)…

Nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với nhà vua: Tư tưởng chính trị Nho giáo thường đồng nhất quân (vua) với quốc (nước), bất trung với vua là phản nước hại dân. Là bề tôi, quan lại phải tận trung với vua, với triều đình trong mối quan hệ hàng đầu là “vua - tôi”, quan lại phải là người giữ tròn đạo “trung” trong mối quan hệ ấy. Như điều 107 quy định, vào những ngày lễ lớn của quốc gia nếu viên quan nào không đến thì phải chịu tội đồ hay lưu. Hoặc quan lại mưu kết bè đảng ở bất kì đâu thì bị tội lưu, mưu phản nghịch bị tội chém (Điều 103). Tuy nhiên, dưới thời Lê sơ, do ách thống trị tàn bạo của ngoại bang trong quá khứ và nguy cơ ngoại xâm vẫn còn hiển hiện trước mắt nên đức trung quân luôn gắn liền với ái quốc. Vì vậy, Quốc triều hình luật

trừng phạt các quan chánh phó sứ và nhân viên mà tiết lộ công việc quốc gia với người nước ngoài thì bị trừng trị như tội mưu phản nghịch của quan lại (Điều 79).

Nghĩa vụ phải báo cáo trung thực với nhà vua kết quả và tình trạng của công việc, của lĩnh vực được giao thực hiện hay quản lý. Chẳng hạn, điều 520 quy định rõ: nếu báo cáo sai sự thật dưới bất cứ hình thức nào thì đều bị xử tội biếm hay đồ. Hay khi tấu trình nhà vua việc gì mà “trước sau điên đảo không giống nhau” bị phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ (biếm, lưu,

đồ) (Điều 236). Ngoài ra, các điều 120, 211, 218… cũng quy định nhiều mức phạt đối với hành vi không trung thực trong báo cáo của quan lại (biếm, đồ).

Nghĩa vụ tuyệt đối tuân lệnh nhà vua một cách nhanh chóng, cẩn trọng: Quan chức nào vi phạm nghĩa vụ này dù là bất tuân, làm trái hay làm chậm trễ, cẩu thả đều bị trừng trị nghiêm khắc. Theo đó, quan chức không tuân lệnh vua nếu lệnh không quan trọng thì sẽ bị biếm hay đồ, nếu là việc quân khẩn cấp thì xử tội lưu hay chết (Điều 222). Quan lại để chậm trễ những chiếu, chế, sắc, chỉ; nhận chế sắc phải thi hành mà làm trái; soạn chiếu chế mà bị lầm thì bị xử phạt hay xử biếm, đồ (các điều 119, 122, 123)…

Đối với vua, quan lại còn có nghĩa vụ phải làm tròn bổn phận ở cương vị được giao. Trong Quốc triều hình luật có nhiều quy định, quan lại (cả văn cả võ) phải hoàn thành chức trách của mình, mọi vi phạm của quan lại đều bị nghiêm trị. Như điều 174 quy định, những người làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi thì bị biếm hoặc phạt theo luật nặng nhẹ. Quan lại để chậm trễ việc công; xét xử chậm trễ việc thu thuế, kiện cáo của dân thì bị phạt tiền, xử biếm hay bãi chức tùy theo mức độ (các điều 121, 156). Ngoài ra, bộ luật còn quy định hình phạt nghiêm khắc đối với các quan duyệt sổ hộ khẩu mà sai lầm; thu thuế quá hạn định; các quan trình sổ khai lính không cụ thể mà ăn tiền mờ ám (các điều 151, 199, 326, 328)…

Bên cạnh đó, quan chức ở bất kỳ cương vị nào không những phải làm tròn bổn phận của mình mà còn không được vượt quá chức phận. Chẳng hạn, quan chức tự sửa chữa chỗ sai lầm trong chiếu thư; đời lương cao hơn chức phận của mình; thuộc lại cố ý giữ sổ lâu ngày không trình quan trên (các điều 124, 193, 195) đều bị xử với nhiều khung hình phạt khác nhau (roi, trượng, biếm, bãi chức). Ngoài ra, những hành vi như quan lại phê vào sổ không đúng lệ; thêm bớt vào công văn; quan cấp dưới không trình trước quan trên (các điều 235, 521, 618)... đều bị coi là vi phạm và phải bị trừng trị. Những quy

định trên với những chế tài nghiêm khắc đã đảm bảo được tính trật tự của bộ máy nhà nước đối với đội ngũ quan lại trong quá trình thực thi nhiệm vụ, hạn chế được tình trạng lạm quyền ở đội ngũ này.

* Thứ hai, quan lại phải đảm bảo những quyền cơ bản của người dân

Quan lại không chỉ làm tròn trách nhiệm của mình đối với vua mà trách nhiệm cao cả đặt lên vai đội ngũ quan lại là trách nhiệm đối với dân, chăm lo cuộc sống cho nhân dân. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và truyền thống coi “dân là gốc nước” của dân tộc, cùng các quan niệm về dân, vai trò của dân, thân dân, ái dân, trách nhiệm của nhà vua, người cầm quyền đối với dân… là những nội dung chủ yếu ảnh hưởng sâu sắc đến vua Lê Thánh Tông. Nhằm cụ thể hóa và thể chế hóa nội dung này, Quốc triều hình luật đã có nhiều quy định biểu hiện rõ trách nhiệm của đội ngũ quan lại đối với dân. Đó cũng là yêu cầu về mặt đạo đức và trách nhiệm đạo đức của đội ngũ này đối với dân.

Xuất phát từ chỗ cho rằng, dân có vai trò quan trọng và ảnh hưởng nhất định đến sự thịnh suy, hưng vong của triều đại, của chế độ, của quốc gia; trong Quốc triều hình luật, nhiều quyền cơ bản của người dân được thừa nhận, tôn trọng và được bảo vệ. Những quyền này không chỉ thể hiện ở tư tưởng, đường lối, chủ trương mà còn ở cả việc chỉ đạo, hướng dẫn thực thi bộ luật. Theo đó, những hành vi, hành động vi phạm những quyền cơ bản đó đều được coi là vi phạm pháp luật và bị nghiêm trị cho dù người vi phạm là ai (trừ nhà vua). Có thể khái quát những quyền cơ bản của người dân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ sau:

Trước hết, mọi người đều có quyền được sống. Quyền được sống là quyền cơ bản nhất của con người từ khi sinh ra. Thể hiện quyền này, trong

Quốc triều hình luật có nhiều điều luật quy định nhà vua và quan lại phải

động tự tiện chiếm ruộng đất, của cải, tiền bạc của dân, tự tiện thu thuế và thu thuế trái quy định của dân để làm của riêng, kể cả để làm lễ vật cung phụng nhà vua, đều vi phạm pháp luật và phải bị nghiêm trị (các điều 186, 206, 300, 325, 326, 336, 338,...). Điều 325 quy định việc thu thuế của dân phải công bằng, phải phân biệt người giàu - người nghèo, người khỏe - người yếu mà thu thuế nhiều hay ít. Nhiều điều luật (các điều 578, 579, 580,..) còn ngăn cấm và trừng phạt các tội như tự tiện giết, bán súc vật, phá hoại hoa màu, đê điều, cầu cống, những hành vi ảnh hưởng đến công việc (thời vụ) và đời sống của người dân. Liên quan đến việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người được sống trong môi trường văn hóa lành mạnh, có nhiều điều luật quy định nghiêm cấm và trừng trị mọi hành vi vi phạm trật tự kỷ cương trong gia đình và ngoài xã hội; nghiêm cấm và trừng trị nặng các tội dung nạp bọn vô lại, bói toán, phù thủy, đồng cốt (Điều 337), các hoạt động mê tín dị đoan (các điều 332, 413, 538)…

Cùng với quyền sống, thì quyền được chăm sóc, bảo vệ tính mạng và tài sản của con người cũng được quy định rõ. Theo đó, đội ngũ quan lại các cấp phải hết sức chăm lo và bảo vệ cuộc sống và tính mạng của người dân, nhất là những người có hoàn cảnh đặc biệt. Như điều 294 và 295 quy định: Nhà nước và mọi người phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi nấng những người ốm đau không ai nuôi, những người vô gia cư, thấp hèn, những người tàn tật, góa vợ, góa chồng, những kẻ mồ côi, nghèo khổ không nơi nương tựa. Đối với những người này, quan sở tại phải thu nuôi mà không được bỏ rơi họ; nếu không sẽ bị nghiêm trị... Đặc biệt, những hành vi chủ mưu, cố ý cướp của, giết người, đánh đập, đe dọa và làm tổn hại đến sức khỏe và tính mạng con người với tất cả những thủ đoạn và biểu hiện của nó đều bị nghiêm trị, như quan lại địa phương để cho hổ, chó sói, lợn rừng cắn hại người dân mà không tìm cách săn bắn (Điều 317), dùng thuốc độc hay bán thuốc độc để hại

người (Điều 421)… Những người thực hiện cùng những kẻ đồng lõa, che giấu, không tố giác các loại tội phạm này đều bị khép vào tội cố ý làm bị thương hay giết người và phải chịu những hình phạt rất nặng (biếm, đồ, lưu, giảo, chém) tùy vào mức độ, tính chất phạm tội.

Ngoài ra, nhân phẩm và nhiều quyền tự do khác của con người cũng được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm con người là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của pháp luật thời Lê sơ, là sự khác biệt cơ bản nhất của pháp luật Việt Nam thời phong kiến với các bộ luật của nhiều quốc gia phong kiến khác. Thể hiện điều này, trong Quốc triều hình luật quy định tất cả những hành động xâm phạm đến nhân phẩm con người đều bị nghiêm cấm và trừng trị thích đáng. Như con cháu chửi mắng, đánh đập ông bà, cha mẹ; anh em, vợ chồng đánh đập, chửi mắng, lăng mạ và làm nhục nhau (các điều từ 473-476), các hành vi vu khống, tố cáo sai sự thật (các điều từ 501-505); quan lại quấy nhiễu, ức hiếp dân chúng (Điều 146); tự tiện bắt bớ, giam cầm người vô tội (Điều 636); phạm nhân không đáng gông cùm mà gông cùm (Điều 658); quan lại lợi dụng chức quyền mà ép buộc dân đinh làm đầy tớ (Điều 302) và tội gian dâm (các điều 401 đến 410)… Đặc biệt những hành vi hiếp dâm, gian dâm với trẻ em từ 12 tuổi trở lên, tội loạn luân (các điều 401, 403, 404, 406) đều bị coi là vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm con người và bị trừng trị với hình phạt rất nặng: lưu, chém.

Quyền tự do của con người cũng được pháp luật bảo vệ. Mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc thực thi pháp luật, lựa chọn và bảo vệ hạnh phúc của mình… Bộ luật có nhiều điều luật quy định sự tự do của con người, đặc biệt là người phụ nữ có quyền quyết định trong hôn nhân của mình trong trường hợp cụ thể và họ cũng có vai trò nhất định trong gia đình (các điều 322, 375, 391)…

Qua việc thừa nhận những quyền cơ bản trên của con người, hệ thống quan lại phải có trách nhiệm thực thi và bảo vệ những quyền cơ bản ấy của người dân. Dân có cuộc sống ấm no thì đất nước mới thái bình, thịnh trị.

* Thứ ba, quan lại phải quan t m đến đời sống vật chất của dân

Chịu ảnh hưởng và coi trọng tư tưởng đề cao vai trò của dân “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” vì vậy, trách nhiệm chăm lo đến cuộc sống của nhân dân là điều mà người đứng đầu nhà nước, những người có địa vị, quyền lực trong bộ máy nhà nước hết sức chú trọng. Với tư cách là người thay vua trực tiếp chăm lo đến cuộc sống của nhân dân, do đó trách nhiệm của quan lại đối với dân vô cùng quan trọng, nó thể hiện tấm lòng của vua đối với dân như thế nào. Việc chăm lo đời sống vật chất, để dân có cuộc sống ấm no, đầy đủ là trách nhiệm thường nhật của đội ngũ quan lại.

Nghĩa vụ phải làm cho dân giàu: Làm cho dân giàu là điều lo toan thường xuyên của vua Lê Thánh Tông. Với chủ trương chăm dân như con, do vậy vua và đội ngũ quan lại luôn coi trọng việc khuyến nông, mở mang buôn bán cho dân, giúp dân chúng có cuộc sống yên ổn để làm ăn. Quốc

triều hình luật có nhiều điều luật quy định rõ như điều 458, quan xã phường

không kịp thời truy bắt kẻ cướp tại bản xã, bản phường khi có vụ việc xảy ra thì bị tội đồ. Quan lại các địa phương phải khuyến khích dân chăm lo sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chia ruộng công, ruộng bỏ hoang để dân cày cấy kịp thời vụ (các điều 347, 350). Đặc biệt, các điều 181, 182 quy định nghĩa vụ quản lý, gìn giữ, tôn tạo và đắp đê của các quan, nếu để đê vỡ làm mất hoa màu của dân thì quan lộ và quan giám đương bị xử biếm hai tư, bãi chức. Ngoài ra, quan lại còn phải bảo vệ dân khỏi sự hà hiếp, quấy nhiễu của các gia đình quyền thế (Điều 296), can ngăn việc có hại đến dân (Điều 625)...

Nghĩa vụ làm cho dân nhiều: Làm cho dân nhiều là một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của quan lại trong việc đảm nhận trách nhiệm thời Lê sơ nói riêng cũng như các triều đại phong kiến khác. Theo đó, viên quan nào chăm lo cho dân, để ý săn sóc dân mới xứng đáng là bậc “dân chi phụ mẫu”. Muốn làm cho dân nhiều, các quan ty làm việc ở ngoài phải biết làm việc lợi, trừ việc hại, để dân trăm họ không phải phiêu bạt đi nơi khác… nếu không thì sẽ bị bãi chức hay đồ (Điều 284). Chăm nom đến sức khỏe của dân cũng là một cách làm cho dân nhiều (các điều 294, 295)... Vì điều kiện đất nước lúc bấy giờ chịu hậu quả của chính sách cai trị nhà Minh, các triều vua trước dân số hao hụt nên nhà nước yêu cầu quan lại có trách nhiệm làm cho dân nhiều, cũng là làm dân số tăng lên. Trong Quốc triều hình luật có điều luật quy định xử phạt việc hủy hoại thân thể con người như quy định dân đinh mà tự thiến thì xử tội lưu… nếu xã quan không phát giác thì xử tội đồ… (Điều 305).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời lê sơ (qua quốc triều hình luật) (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)