Phòng, chống tham ô, tham nhũng trong bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời lê sơ (qua quốc triều hình luật) (Trang 87 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Phƣơng thức chủ yếu xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc

2.3.2. Phòng, chống tham ô, tham nhũng trong bộ máy nhà nước

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước. Về mặt lý luận, không thể có tệ tham nhũng ngoài nhà nước, tách khỏi bộ máy quản lý, cai trị. Có thể nói tham nhũng là thuộc tính cố hữu của nhà nước, nó là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, là căn bệnh không thể tránh khỏi của chế độ chính trị.

Phòng, chống tham ô, tham nhũng là một trong những tư tưởng quan trọng trong việc điều hành, cai trị đất nước của nhà cầm quyền nhằm hoàn thiện, củng cố bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Thời Lê sơ là thời kì mà việc phòng chống tham ô, tham nhũng được thực thi một cách toàn diện và triệt để. Nội dung ấy được thể hiện sâu sắc trong bộ Quốc triều hình luật.

Thật vậy, lịch sử các triều đại phong kiếnViệt Nam cho thấy, vấn đề ngăn ngừa và trừng trị nạn tham ô, tham nhũng luôn được vua, triều đình phong kiến quan tâm kể từ cuối triều Lý. Đến thời Lê Thánh Tông trong việc cai trị đất nước, ông đặc biệt quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy nhà nước, cụ thể là hệ thống quan lại trong triều, những người có chức có quyền. Đây được coi là tội danh nguy hiểm nhất đe dọa nghiêm trọng đến uy tín, địa vị tối thượng của nhà vua, đến sự tồn vong của chế độ phong kiến, trật tự kỷ cương và sự ổn định của xã hội phong kiến 2 .

Triều Lê sơ, dưới thời trị vì Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng đến vấn đề phòng chống tham ô, tham nhũng xuất phát từ những lý do: 1) Chịu ảnh hưởng của Nho giáo về mô hình xã hội lý tưởng, các triều đại phong kiến đều hướng tới và cố gắng kiến tạo một xã hội lý tưởng. Nó không chỉ là ý muốn

(2)Xem thêm: Triết học phương Đông và phương T y - Vấn đề và cách tiếp cận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr. 317- 326.

của giai cấp phong kiến mà còn của cả dân tộc. Bởi vậy, ngăn ngừa tham ô, tham nhũng trong đội ngũ quan lại là biện pháp vô cùng cần thiết để duy trì xã hội ấy. 2) Để có một xã hội, đất nước vững mạnh, phát triển về mọi mặt, chống lại một cách có hiệu quả mọi hành động xâm lược từ bên ngoài, thống nhất quốc gia, cần thiết và tất yếu phải xây dựng một bộ máy nhà nước trung ương tập quyền hùng mạnh. Đó phải là bộ máy nhà nước có năng lực, có đạo đức và thật sự trong sạch. Cụ thể là hệ thống quan lại trong bộ máy nhà nước, những người có ảnh hưởng to lớn đến địa vị, uy quyền của vua, sự hưng thịnh hay suy vong của triều đại, chế độ hay quốc gia. 3) Rút ra bài học kinh nghiệm từ các triều đại trước, nguyên nhân chủ yếu làm suy vong đất nước là nạn tham ô, tham nhũng hoành hành. Vì vậy, đến thời Lê Thánh Tông, trong tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước, ông đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước thời Lê sơ thì cần thiết phải thực thi công tác phòng, chống tham ô, tham nhũng, nhất là trong đội ngũ quan lại. Điều này được thể hiện rõ trong Quốc triều hình luật, nó chiếm số lượng lớn các điều luật.

2.3.2.1. Xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng

Nạn tham ô, tham nhũng là hiện tượng khá phổ biến ở mọi nhà nước và trong đội ngũ quan lại, những người có chức có quyền. Chính điều đó là nguyên nhân làm cho bộ máy nhà nước suy yếu, đội ngũ quan lại tha hóa, suy đồi đạo đức. Vì vậy, nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ cai trị, đặc biệt là bộ Quốc triều hình luật với những quy định nhằm xử lý nghiêm minh người có hành vi tham nhũng, hướng tới xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả.

Trước hết, trong Quốc triều hình luật đã đưa ra hàng loạt những điều luật nhằm trừng trị tội danh này trong hàng ngũ quan lại. Theo đó, tất cả quan lại ở mọi cấp, được nhà vua giao nhiệm vụ mà lợi dụng chức quyền chiếm

đoạt tài sản, tiền bạc của nhà nước, của dân đều được coi là vi phạm nghiêm trọng pháp luật và bị trừng trị với những hình phạt nghiêm khắc; tất cả số tài sản, tiền bạc chiếm đoạt đó đều phải trả lại và xung vào của công (nếu là của công, của nhà nước), phải trả lại và bồi thường gấp đôi cho người dân (nếu là của dân) (các điều 138, 140, 150, 156…). Đặc biệt, những hành vi bán ruộng đất, nô tỳ, voi ngựa (Điều 74), binh khí, thuốc nổ (Điều 75) hoặc vi phạm các tội bán đồ vật, sản vật quý hiếm như mắm muối, gỗ lim, ngà voi cùng các vật liệu có thể chế tạo vũ khí cho người nước ngoài thì đều bị xử chém đầu hoặc đày đi nơi xa (Điều 75, 76). Các quan sứ thần mà tiết lộ công việc và bí mật của nhà nước cho người nước ngoài để nhận tiền của hối lộ đều bị xử chém (Điều 79, 221). Bộ luật còn quy định, những người dung túng hoặc không tố cáo những hành vi phạm tội trên cũng bị trừng trị nghiêm khắc (lưu hoặc chém). Ngoài ra, những hành động như người nào làm giả ấn tín của nhà vua (Điều 516); tiết lộ bí mật của nhà vua cho người nước ngoài (Điều 212); làm vàng bạc giả và đồ dùng bằng vàng, bạc giả (Điều 524); đúc trộm tiền đồng (Điều 523) thì thủ phạm và tòng phạm đều bị xử tội chém đầu.

Thứ hai, tham ô, tham nhũng là nguyên nhân làm cho bộ máy nhà nước

suy giảm hiệu lực, làm cho đội ngũ quan lại suy thoái đạo đức, đồng thời nó cũng làm giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà vua, nhà nước. Chính vì vậy, Quốc triều hình luật đã đưa ra nhiều điều luật nhằm quy định, xét xử, trừng phạt tội danh này. Trong tất cả các trường hợp, quan lại phạm tội tham nhũng bất kể thành phần xuất thân và công lao trước đó cùng học vị và chức vụ hiện tại đều bị xử lý nghiêm khắc. Như điều 172 quy định, quan lại không được cầu cạnh việc quân sự, nếu trái thì bị phạt với nhiều hình phạt khác nhau (biếm, cách chức, đồ, lưu, tử hình) tùy theo thứ bậc quan lại. Ngay cả các bậc đại thần, các quan văn, võ mà lợi dụng chức quyền hay ảnh hưởng của mình, dù bất cứ hoàn cảnh nào, với bất kỳ phương thức nào mà tham ô, tham nhũng

tài sản, tiền bạc của nhà nước, của dân hoặc dùng tiền để kết giao với nhau đều bị quy vào tội có âm mưu phản nghịch và phải bị chém đầu (Điều 204); các quan sảnh, quan viện vì ý riêng mà ăn hối lộ thì bị phạt nặng (Điều 218); các quan ty (người trông coi pháp luật) vì nhận tiền của hối lộ mà làm trái pháp luật đều bị xử tội (biếm, đồ, lưu chém) tùy theo số tiền của nhận hối lộ (Điều 138)…

Bộ luật còn đưa ra nhiều điều luật quy định việc xem xét và trừng trị các tội danh khác liên quan đến tham ô, tham nhũng. Qua đó, cho thấy loại tội phạm này rất rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, khả năng phạm tội của đội ngũ quan lại những người có chức có quyền là rất lớn. Như điều 372 quy định: quan lại lợi dụng chức quyền để chiếm đoạt ruộng đất của công hay tranh giành nhà đất, khai man con cái để tranh giành nhà đất của nhà nước (Điều 354) đều bị xử tội biếm hay đồ. Còn những hành vi chiếm đoạt ruộng đất của người khác (các điều 353, 370), ức hiếp để mua ruộng đất (Điều 355) và lấy tiền hoa màu của dân (Điều 347) đều bị xử tội biếm với các bậc khác nhau.

Thứ ba, nhằm ngăn chặn triệt để nạn tham ô, tham nhũng trong đội ngũ

quan lại, Quốc triều hình luật còn đưa ra những điều luật nghiêm cấm và trừng trị tội đưa hối lộ với những động cơ, mục đích khác nhau. Đây cũng là một trong những biện pháp ngăn ngừa, xóa bỏ nạn tham nhũng. Điều 140 quy định việc trừng trị tội đưa hối lộ để thoát tội, hay thay người phạm tội để đưa hối lộ đều bị xử phạt như người nhận hối lộ. Số tiền, của cải đưa hối lộ đều được xung vào của công. Ngoài ra, một số điều luật khác còn quy định cụ thể trừng phạt loại tội danh này, như đưa tiền hối lộ để khỏi phải đi lính (Điều 170).

2.3.2.2. Phòng, chống tham ô, tham nhũng là việc làm của toàn dân

Nhằm ngăn ngừa, trừng trị tham ô, tham nhũng, ngoài những quy định về việc trừng trị các đối tượng phạm tội, Quốc triều hình luật còn đưa ra

nhiều quy định khuyến khích sự tố cáo, tố giác của dân đối với các hành vi tham nhũng của đội ngũ quan lại đương thời.

Theo đó, việc tố cáo hành vi tham nhũng của đội ngũ quan lại trong việc thực hiện các chính sách đối với dân chúng được khuyến khích. Chẳng hạn, quan lại thu thuế thóc lúa mà giấu bớt đi; tự tiện xuống làng xã sách nhiễu nhân dân, người nào tố cáo thì được thưởng tùy theo việc nặng nhẹ (các điều 351, 632). Hay việc tùy tiện thu thuế của dân Man Liêu nếu bị phát hiện thì thưởng cho người tố cáo (Điều 595)…

Trong lĩnh vực quân sự cũng vậy, việc khuyến khích những người cáo giác những hành vi tham ô, tham nhũng của đội ngũ quan lại trong điều hành quân sự cũng được ghi rõ vào các điều luật. Như việc tuyển chọn quân lính không đúng quy định; quan lại cầu cạnh việc quân sự; hay quan quân dung túng để quân dân cố ý tạo ra thương tật nhằm tránh quân dịch thì những người tố cáo đúng sự thật được thưởng tùy theo mức độ (các điều 170, 172, 525)...

Tóm lại, tham ô, tham nhũng là một trong những tội phạm nguy hiểm, nó

là nguyên nhân trực tiếp làm cho bộ máy nhà nước suy yếu, giảm hiệu lực và hiệu quả. Vì vậy, việc loại trừ hành vi này là vô cùng cần thiết. Qua đây cho thấy Lê Thánh Tông rất chú trọng tới công tác bồi dưỡng, đào tạo nhằm xây dựng một đội ngũ quan lại có đạo đức và trách nhiệm, hướng tới xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời lê sơ (qua quốc triều hình luật) (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)