Những hạn chế của tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời lê sơ (qua quốc triều hình luật) (Trang 103 - 118)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Những giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng xây dựng bộ máy nhà nƣớc

2.4.2. Những hạn chế của tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ

Lê sơ qua Quốc triều hình luật

Mỗi vấn đề đều tồn tại hai mặt đối lập, từ sự nghiên cứu về tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ qua Quốc triều hình luật, ta rút ra được những giá trị tích cực, đồng thời nhận thấy những hạn chế nhất định. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ được xây phù hợp với thực tiễn đặt ra, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng, củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước trung ương tập quyền; đây được coi là triều đại thịnh trị nhất của chế độ phong kiến. Từ lý luận tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, bộ máy nhà nước thời Lê sơ được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ, nó tạo điều kiện cho vương triều phát triển vượt bậc so với các triều đại trước. Đối với ngày nay, khi hoàn cảnh thay đổi có những điều không thể áp dụng, nó trở thành mặt hạn chế trong tư tưởng.

Thứ nhất, tư tưởng về vị trí, vai trò của nhà vua trong bộ máy nhà nước.

Nhà nước Lê sơ là nhà nước xây dựng theo hướng quân chủ quan liêu, quyền lực tuyệt đối nằm trong tay một người. Đây là thời kỳ xây dựng chế độ tập quyền hoàn hảo với bộ máy quan lại địa phương và trung ương thống nhất, nhưng đó chỉ là bộ máy mang tính cai trị thuần túy, ít mang tính tổ chức, xây dựng đời sống xã hội đương thời. Hơn nữa đội ngũ quan lại dù được tuyển chọn, giám sát kỹ, hoạt động dẫu tốt cũng bị hạn chế rất nhiều trong khuôn khổ quyền hạn được giao. Mặt khác, hiệu quả quản lý của nhà nước và xã hội lúc này đều phụ thuộc hoàn toàn vào một cá nhân người cầm quyền, đó là nhà

vua. Nhà vua phải một mình giải quyết những việc lớn nhỏ, đa dạng và phức tạp của đất nước cũng như của các địa phương. Sự can thiệp quá sâu của nhà nước đã làm mất tính năng động, tự quản của địa phương, làm “thế lưỡng phân quyền lực” giữa nhà nước và làng xã dần sâu sắc. Tư tưởng quyền lực tập trung tối cao trong tay một người còn mang tính cá nhân, với những điều trong bộ Quốc triều hình luật cho thấy vai trò và vị trí của nhà vua được coi trọng một cách tuyệt đối, có nhiều biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những hành vi làm tổn hại đến danh dự, vai trò của nhà vua. Ngày nay, nhà nước ta xây dựng là nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyền lực nhà nước thuộc về số đông, thuộc về nhân dân, cán bộ lãnh đạo là những người đại diện của dân, thay dân làm nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước. Vì vậy tư tưởng đề cao tuyệt đối vai trò của người đứng đầu nhà nước thời Lê sơ không còn phù hợp tới ngày nay. Tư tưởng này cần phải loại bỏ, đảm bảo cho nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Bộ máy nhà nước có sự phân chia quyền lực nhưng trên cơ sở tập trung, dựa vào nhau để tương hỗ trong việc bảo đảm thực thi chức năng, nhiệm vụ của nhà nước một cách tốt nhất.

Thứ hai, dưới triều vua Lê Thánh Tông, sự độc tôn Nho giáo tiến tới

độc tôn về tư tưởng đã làm cho bộ máy nhà nước Lê sơ dần bộc lộ vẻ xơ cứng. Chính Lê Thánh Tông cũng phải thừa nhận sự hạn chế của thứ “chủ nghĩa nhà nước” đó: “Trẫm từ khi lên ngôi đến giờ, tất cả những phép dạy dân nên phong tục tốt, những việc lấy lợi trừ hại cho dân không điều gì không nói rõ trong các huấn dụ để các ngươi cứ thế mà thi hành. Thế mà của dân vẫn chưa dồi dào, tục dân vẫn chưa sửa tốt” [11, tr. 526]. Ngày nay, nhà nước ta là nhà nước của dân, nhà nước xây dựng theo mô hình xã hội chủ nghĩa, đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động.

Trên cơ sở ấy nhằm định hướng xây dựng, phát triển đất nước, chăm lo tới cuộc sống của nhân dân.

Thứ ba, mỗi nhà nước có một hệ thống pháp luật dù dưới dạng nào thì

nó cũng nhằm bảo vệ cho giai cấp thống trị. Nhà nước Lê sơ cho ban hành

Quốc triều hình luật, một bộ luật có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, là công cụ đại diện cho ý chí của nhà vua, của giai cấp cầm quyền. Có thể thấy, sự ra đời của bộ luật đồng thời thể hiện tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước Lê sơ qua các điều luật cụ thể, có giá trị to lớn đối với lịch sử và ngày nay. Nhưng dưới chế độ phong kiến đương thời, điểm hạn chế của nó ở chỗ nhằm trừng phạt, răn đe những người có hành vi phạm tội mà đưa ra những hình phạt vô cùng tàn khốc, gây cho con người nỗi đau cả về thể xác và tinh thần, phải chăng dưới điều kiện lịch sử xã hội như thế đòi hỏi nhất thiết phải có những khung hình phạt nghiêm khắc mới trừng trị được những kẻ phạm tội một cách triệt để. Ngày nay, hệ thống pháp luật của nhà nước ta dựa trên sự kế thừa những tư tưởng tiến bộ, nhân văn trong các bộ luật tồn tại trong lịch sử, trong đó có

Quốc triều hình luật, luật pháp nhà nước ta đã có những biện pháp, điều khoản nhằm trừng trị người phạm tội, đảm bảo sự công bằng, đúng quy định pháp luật, có những chính sách cải tạo, khoan hồng cho những cá nhân có hành vi cải tạo tốt… thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà nước.

Ngoài ra, chế độ phong kiến còn tồn tại những hạn chế về mặt tư tưởng như mang nặng tính phong kiến, bảo thủ, có nhiều tư tưởng Nho giáo ăn sâu vào đời sống người dân như trọng nam khinh nữ, đề cao vai trò của người đàn ông… Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, tư tưởng con người cũng được giải phóng, tạo điều kiện hướng tới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa tự chủ, năng động, sáng tạo, hướng tới xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng.

Như vậy, dù tồn tại những hạn chế nhất định trong tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ nhưng nó không làm lu mờ những giá trị tích cực

mà ngày nay chúng ta cần phải kế thừa từ triều đại ấy. Khi tiếp thu tư tưởng chính trị thời Lê sơ, chúng ta phải luôn đổi mới những phương thức, phương tiện nhưng không được từ bỏ mục đích cuối là kiếm tìm để đem lại hạnh phúc cho con người. Bởi phương tiện thì luôn thay đổi, còn giá trị thì tồn tại vĩnh hằng. Những tinh hoa trí tuệ thời đại trước vẫn được thế hệ hôm nay kế thừa và phát huy. Học tập người xưa, nhìn ra thế giới, sửa lại chính mình là nguyên tắc không bao giờ lạc hậu được đúc kết từ bao đời nay. Tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ đã trở thành tư tưởng có giá trị lịch sử sâu sắc đối với nhà nước ta hiện nay và mai sau trong việc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Tiểu kết chƣơng 2

Cụ thể hóa tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ qua Quốc

triều hình luật được luận văn khai thác dưới nhiều khía cạnh, nội dung khác

nhau. Thông qua đó, thấy được những biểu hiện cụ thể trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước thời Lê sơ, nhà nước quân chủ chuyên chế đạt đến thịnh trị.

Với tư cách là nhà nước quân chủ chuyên chế, quyền lực tập trung tối cao vào nhà vua. Vua là đại diện cho quốc gia, dân tộc, do đó việc bảo vệ vai trò, vị trí của ngôi vua là vô cùng quan trọng. Quốc triều hình luật đã dành nhiều điều luật để cụ thể hóa vấn đề này.

Bộ máy nhà nước có hoàn thiện, hoạt động một cách có hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ quan lại trong bộ máy nhà nước. Một trong những phương thức hoạt động của nhà nước là xây dựng, đào tạo đội ngũ quan lại vừa có đức, vừa có tài phục vụ đắc lực cho nhà vua. Quan lại là “chi dân phụ

hoàn thành tốt công việc trên cương vị của mình, trong mối quan hệ xã hội (với vua, với nhân dân). Bên cạnh đó, đội ngũ quan lại phải là những người có đức, hội tụ những phẩm chất đạo đức của một người làm quan, không vì vụ lợi mà cống hiến, chăm lo cho cuộc sống của dân.

Trên cơ sở xây dựng nhà nước quân chủ quan liêu, phương thức hoạt động chủ yếu là nội dung quan trọng trong việc xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả, biểu hiện qua 3 nội dung: 1) Kết hợp đức trị và pháp trị. 2) Phòng, chống tham ô, tham nhũng trong bộ máy nhà nước. 3) Cơ chế kiểm tra, giám sát quyền lực. Qua đó cho thấy nhà nước Lê sơ đã đạt được những thành tựu nhất định, xứng đáng là triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Thời Lê sơ tồn tại cách đây nhiều thế kỷ, nhưng với những thành tựu của bộ máy nhà nước ấy đúc kết lại những bài học giá trị cho công cuộc xây dựng đất nước ngày nay, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đó, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam một cách có hiệu quả, hướng đến xây dựng con người và xã hội mới. Đảng, nhà nước và nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu những giá trị tích cực từ bên ngoài để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

KẾT LUẬN

Luận văn đã nghiên cứu về tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ (qua Quốc triều hình luật) trong bối cảnh lịch sử - xã hội thời đại ấy, ở đây luận văn rút ra một số kết luận:

1. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với nhiều triều đại phong kiến khác nhau, thời Lê sơ đã khẳng định được vị thế của mình, đặc biệt dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông. Nhà nước Lê sơ ra đời là một tất yếu của lịch sử, trở thành nhà nước phong kiến Việt Nam thịnh trị nhất. Sở dĩ nhà nước ấy đạt đến thịnh trị bởi nó chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Xuất phát từ hoàn cảnh thực tiễn lúc bấy giờ, cần thiết phải thiết lập, xây dựng và củng cố lại bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời để đạt được thành công ấy phụ thuộc rất lớn vào người cai trị, vua Lê Thánh Tông là người có công lao to lớn trong việc xây dựng nhà nước Lê sơ trở nên hùng mạnh như vậy. Đó là kết quả của sự miệt mài học hỏi cùng với tư duy sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của mình. Một vị vua có tài có đức đã dẫn dắt, đưa đất nước đi đến con đường tiến bộ.

2. Quốc triều hình luật là một trong những bộ luật có giá trị nhất đối

với ngày nay, bộ luật ra đời dưới triều Lê sơ đánh dấu một bước phát triển cao về luật pháp - công cụ của nhà nước trong cách thức cai trị của người cầm quyền. Nó trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Bản thân Quốc triều hình luật đã mang trong mình bản chất một bộ luật nhưng xét dưới góc độ tư tưởng triết học thì có nhiều tư tưởng sâu sắc (tư tưởng chính trị, xã hội, tư tưởng nhân văn, nhân đạo...).

Tính nhân văn, nhân đạo cùng những giá trị tích cực của Quốc triều

của Nho giáo, Phật giáo và đặc biệt từ những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở ấy bộ luật có nét độc đáo riêng, biểu hiện tư tưởng về quyền con người sâu sắc trong việc tu dưỡng đạo đức cá nhân cũng như tôn trọng quyền con người nói chung. Nét độc đáo ấy thể hiện ở chỗ, ở một mức độ nhất định, những tầng lớp, đối tượng cụ thể trong xã hội được pháp luật quy định tôn trọng và bảo vệ cùng những chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp xã hội . Nó thể hiện tư tưởng nhân đạo trong phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước được pháp luật quy định.

Là sản phẩm của nhà nước quân chủ quan liêu, Quốc triều hình luật

mang bản chất của giai cấp địa chủ phong kiến. Những điều luật nhằm bảo vệ lợi ích của vua và quan lại. Vua là người có quyền hành tối cao, được bảo vệ một cách tuyệt đối nhất. Quan lại và tầng lớp thân cận của vua cũng được bảo vệ trong chừng mực nhất định. Bởi vậy, Quốc triều hình luật dù mang những điểm tích cực nhất định nhưng bản chất của nó vẫn nhằm phục vụ đắc lực cho tầng lớp cai trị.

3. Việc nghiên cứu tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ được thể hiện tập trung nhất trong Quốc triều hình luật qua những điều khoản cụ thể.

Trên cơ sở đó, cho thấy nhà nước Lê sơ đã bước đầu hoàn thiện và được củng cố theo hướng trung ương tập quyền, quyền lực thống nhất từ trên xuống. Những quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với nhà nước và nhân dân, tư tưởng về lập pháp, tư pháp của nhà nước phong kiến cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bất kì nhà nước nào muốn phát triển đều phụ thuộc vào vai trò của nhà cầm quyền, hệ thống quan lại vì dân, vì nước với những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp... Đó là những giá trị quý báu để ngày nay Đảng và nhà nước ta coi trọng trong việc xây dựng công tác cán bộ công chức, lựa chọn những người hiền tài phục vụ đất nước, rèn luyện đạo đức cách mạng của người cán bộ quản lý. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; do đó, mọi

mục tiêu, nhiệm vụ đều nhằm hướng tới phục vụ tốt đời sống của nhân dân, nhân dân là người làm chủ đất nước.

4. Hiện nay, khi đất nước có nhiều đổi thay trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta. Bộ máy nhà nước được xây dựng dưới thời Lê sơ với những tư tưởng mang tính sáng tạo, bước ngoặt của vua Lê Thánh Tông là nhà nước mang trong mình dáng dấp của nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Do đó, nghiên cứu tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ qua Quốc triều hình luật nhằm kế thừa, phát triển những giá trị to lớn cho phù hợp với thực tiễn đất nước hiện nay. Trên cơ sở đó, nhằm xây dựng một đất nước phát triển vững mạnh, hòa bình thì việc phòng, chống tệ tham ô, tham nhũng trong giới quan chức lãnh đạo là công việc cấp thiết và thường nhật. Đồng thời, người cán bộ phải trau dồi kiến thức, tu dưỡng đạo đức cá nhân để người cán bộ thực sự là công bộc của dân. Đó là điều căn bản để xây dựng nên bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Bởi trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa như ngày nay, bên cạnh những phát triển tích cực về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội thì cũng xuất hiện nhiều mặt trái, đặc biệt trong một bộ phận không nhỏ giới lãnh đạo, cầm quyền tha hóa, biến chất, lợi dụng chức vụ và quyền hạn làm lợi cho mình. Trước thực trạng ấy, người cán bộ phải nâng cao trách nhiệm và nhân phẩm của mình trên cương vị được giao, hết lòng vì đất nước, nhân dân mà phục vụ, cống hiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời lê sơ (qua quốc triều hình luật) (Trang 103 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)