Kết cấu và nội dung khái quát của Quốc triều hình luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời lê sơ (qua quốc triều hình luật) (Trang 49 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Kết cấu và nội dung khái quát của Quốc triều hình luật

Vào thế kỷ XV, trước yêu cầu cấp thiết của tình hình xã hội, Quốc triều

hình luật (hay Luật Hồng Đức) ra đời phản ánh thực tế đất nước đồng thời

không tránh khỏi sự chi phối, tác động của hoàn cảnh mà trước hết là ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc vốn có sự giao thoa văn hóa rất sớm trải dài hơn 10 thế kỷ, trong đó có văn hóa pháp lý. Trung Quốc thời phong kiến là một quốc gia có nền luật pháp phát triển cao ở khu vực Đông Á. Bởi vậy, pháp luật phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc đến pháp luật Việt Nam nói chung và Quốc triều hình luật nói riêng, có tiếp thu pháp luật của nhà Đường, nhà Minh cũng là lẽ đương nhiên.

Về hình thức và cấu trúc, Quốc triều hình luật được mô phỏng theo bộ luật nhà Đường (502 điều chia làm 12 chương). Bộ Quốc triều hình luật gồm có 722 điều chia làm 6 quyển, 13 chương, nội dung như sau:

Quyển Chƣơng STT các khoản

Số điều luật

I Danh Lệ (Tên gọi luật lệ)

Vệ cấm (Canh giữ bảo vệ)

1 - 49 50 - 96 49 47 II Vi chế (làm trái pháp luật) Quân chính 97 - 240 241 - 283 144 43

III Hộ hôn (Hôn nhân gia đình)

Điền sản

(Điền sản mới tăng thêm)

(Bổ sung thêm về luật hương hỏa)

(Châm chước bổ sung thêm về mặt hương hỏa) Thông gian 284 - 341 342 - 373 374 - 387 388 - 391 392 - 400 401 - 410 58 32 14 4 9 10 IV Đạo tặc (Trộm cướp)

Đấu tụng (Đánh nhau kiện cáo)

411 - 464 465 - 514

54 50

V Trá ngụy (Gian dối)

Tạp luật

515 - 552 553 - 644

38 92

VI Bộ vong (Bắt tội phạm chạy trốn)

Đoán ngục (Xử án) 645 - 657 658 - 722 13 65 Tổng số 722

(Luật nhà Đường: 1. Danh lệ; 2. Cấm vệ; 3. Quy chế hành chính; 4. Hộ hôn; 5. Các chuồng ngựa của nhà nước và kho tàng; 6. Những việc huy động lao dịch không được phép; 7. Đạo tặc; 8. Đấu tụng; 9. Trá ngụy; 10. Tạp luận; 11. Bộ Vong; 12. Đoán ngục). Như vậy trừ 4 chương 3,4,6,7 ra; cả 9 chương còn lại của Quốc triều hình luật đều giống các chương trong bộ luật nhà Đường. Tuy nhiên, chính sự có mặt của 4 chương có riêng trong Quốc triều

hình luật đã nói lên sự độc lập tương đối của các nhà làm luật triều Lê sơ trong quá trình xây dựng bộ luật.

Quốc triều hình luật là bộ luật phong kiến Việt Nam xưa nhất còn lại

cho đến nay. Về hình thức đây là Luật hình triều Lê, song thực chất Quốc

triều hình luật mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiều ngành luật như hình

sự, dân sự, tố tụng, hôn nhân và gia đình, hành chính… Tuy nhiên tất cả đều được trình bày dưới dạng những quy phạm pháp luật hình sự và đều áp dụng chế tài hình sự. Qua 722 điều luật có thể thấy, Bộ luật bao gồm các ngành luật đa dạng không kém gì hệ thống pháp luật hiện đại.

Về cơ bản Quốc triều hình luật là một bộ luật hình, các quy định pháp luật trong các điều khoản phần lớn được thể hiện dưới hình thức ngăn cấm vi phạm và trừng trị bằng nhiều hình phạt. Với tính chất là bộ luật hình, hình phạt nhằm trừng trị chiếm vai trò quan trọng. Không chỉ mang nội dung, tính chất là hình luật mà tiếp cận dưới góc độ tư tưởng, nó cũng biểu hiện qua những điều khoản cụ thể.

Trong Quốc triều hình luật mang nhiều nội dung tư tưởng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: tư tưởng pháp lý về quyền con người, tư tưởng về luật pháp, về những vấn đề của xã hội: an sinh xã hội, đời sống nhân dân… Trong đó, có biểu hiện sâu sắc về tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ mà đề tài đang nghiên cứu, tìm hiểu. Đây là một nội dung tư tưởng lớn được biểu hiện trong Quốc triều hình luật. Bởi pháp luật là một phần không thể thiếu trong việc cai trị nhà nước của vua, nó là công cụ cai trị đồng thời cũng thể hiện phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước…

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đặt ra trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước cùng sự kế thừa những giá trị của các triều đại trước mà tất yếu hình thành nên tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến thời Lê sơ. Mặt khác, thấy được những hạn chế, bất cập trong hệ thống tổ chức, nhất là đội ngũ quan lại - người cầm quyền trong bộ máy nhà nước trước đó mà đến

thời Lê Thánh Tông, ông đã nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước. Do đó, hình thành tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ là một tất yếu. Tư tưởng này được biểu hiện tập trung nhất trong bộ Quốc triều hình luật.

Tiểu kết chƣơng 1

Việc hình thành tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ, nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì là một quá trình dài, dựa trên những tiền đề về mặt lý luận và thực tiễn nhất định, đây cũng là điều kiện cho sự ra đời bộ Quốc triều hình luật - bộ luật có giá trị nhất trong lịch sử phong kiến.

Trước hết, tư tưởng của triết học Trung Quốc, Ấn Độ và những giá trị truyền thống của dân tộc có ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước Lê sơ. Đó là tư tưởng của các trường phái: Nho gia với các học thuyết chính trị - xã hội; những quy tắc, chuẩn mực xã hội có giá trị kế thừa và phát triển. Pháp gia thể hiện tinh thần pháp trị, pháp luật là cái cần có đối với bất kì một nhà nước nào. Phật giáo với tinh thần nhân văn sâu sắc, hướng đến những giá trị nhân đạo, đề cao con người là những tư tưởng phù hợp với người dân Đại Việt khi đó, đóng vai trò là đời sống tinh thần của con người. Đồng thời, kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc ta: tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, tinh thần đoàn kết vì đại nghĩa cùng những giá trị truyền thống khác như truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, truyền thống hiếu học… Đó là những giá trị tư tưởng có ảnh hưởng trực tiếp đối với tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước triều đại Lê sơ dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì.

Cùng với đó là quá trình lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam từ thời kì đầu độc lập đến thời kì xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến trung ương

tập quyền đạt đến đỉnh cao. Trải qua các triều đại từ Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần - Hồ, mỗi triều đại có đặc trưng về cách thức xây dựng, tổ chức bộ máy nhà nước. Lê Thánh Tông là một vị vua anh minh, với tài năng của mình, ông đã đưa nhà nước Lê sơ đi đến đỉnh cao dựa trên sự kế thừa và phát triển những mặt tích cực từ các vị vua trước. Nhà nước dưới thời vua Lê Thánh Tông là nhà nước thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Điều đó thể hiện tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời Lê sơ đã đạt đến sự sáng tạo về mọi mặt. Tư tưởng này được thể hiện sâu sắc qua Quốc triều hình luật. Nội dung của tư tưởng đó được tác giả luận văn nghiên cứu trong chương 2.

CHƢƠNG 2

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG

TƢ TƢỞNG XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƢỚC THỜI LÊ SƠ QUA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời lê sơ (qua quốc triều hình luật) (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)