Kết hợp đức trị và pháp trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời lê sơ (qua quốc triều hình luật) (Trang 74 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Phƣơng thức chủ yếu xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc

2.3.1. Kết hợp đức trị và pháp trị

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và pháp luật cho rằng, thời Lê sơ là thời kỳ hưng thịnh của đạo Nho ở Việt Nam. Đây cũng là điều kiện để đạo Nho ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng trong hoạt động lập pháp cũng như trong các quy định của Quốc triều hình luật. Đó cũng là lý do giải thích tại sao tư tưởng đức trị lại dễ dàng trở thành tư tưởng xuyên suốt nhiều quy định của pháp luật hình sự thời nhà Lê.

Bên cạnh đó, xuất phát từ sự kế thừa, phát triển đường lối trị nước từ các bậc vua trước, đặc biệt từ yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra trong công cuộc xây dựng đất nước về mọi mặt nói chung và củng cố, phát triển hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương tập quyền nói riêng, đến đầu thời Lê sơ, đường lối cai trị kết hợp đức và pháp theo xu hướng “đức chủ pháp bổ” được nhà Lê sơ sử dụng phổ biến, triệt để hơn nhất là dưới triều vua Lê Thánh Tông. Các

vua đầu Lê sơ đã tìm thấy ở đường lối cai trị đó những giải pháp cần thiết cho nền thống trị của triều đại mình: hai yếu tố nhu và cương đủ để đối phó với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội lúc hoãn lúc cấp, tư tưởng trung quân tuyệt đối của đạo Nho và sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết của xã hội đương thời.

Dưới thời vua Lê Thánh Tông, ông nhận thấy, đường lối trị nước đúng đắn hơn cả là sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị. Theo quan niệm của ông, đức trị và pháp trị mà nền tảng là đạo đức và pháp luật là đường lối trị nước đúng đắn, có mục đích chung là điều chỉnh hành vi của con người để hướng tới một xã hội thái bình, ổn định. Do vậy, cả hai yếu tố đạo đức và pháp luật đều được Lê Thánh Tông coi trọng. Đạo đức là mục tiêu, còn pháp luật là phương tiện để duy trì đạo đức; do đó, cần phải có sự kết hợp với nhau. Trong công việc thực tế, ông luôn chú ý đến việc kết hợp giữa đức trị và pháp trị một cách linh hoạt và mềm dẻo. Đây là phương thức cai trị, quản lý đất nước được vận dụng dưới thời Lê Thánh Tông.

2.3.1.1. Quan t m đến đời sống của nhân dân

Trước khi lên làm vua, Lê Thánh Tông đã tận mắt chứng kiến nhiều nỗi khổ của dân trong thời gian cùng mẹ ẩn mình nơi thôn quê. Ông thấy được sự hách dịch của quan lại đối với dân; nhân dân phải sống cuộc sống lam lũ, nghèo khổ. Vì vậy, khi được tôn lên ngôi vua, ông thiết tha việc làm cho nhân dân đất nước mình thoát khỏi cảnh đói kém, loạn lạc, bị dồn ép đến tận cùng của sự khốn khổ. Ông quan niệm, đạo lớn của đế vương là phải “thương yêu dân chúng kính trời xanh” (Trích bài thơ: Đạo làm vua). Mục tiêu chính trị ông đặt ra là xây dựng cho được một xã hội thái bình, thịnh trị, dân yên ổn làm ăn, không còn cảnh lầm than, đói khổ; binh lực hùng mạnh; chủ quyền quốc gia được giữ vững. Để thực hiện được điều đó, ông cần có được niềm tin yêu, sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân. Do vậy, phần lớn

những việc làm của Lê Thánh Tông đều thể hiện sự quan tâm của ông đến cuộc sống của nhân dân; tất cả đều vì nhân dân, vì xã tắc.

Lê Thánh Tông rất quan tâm đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của dân, bởi ông quan niệm rằng “nuôi dân là phải lấy ăn làm đầu” [17, tr. 399], thực có túc thì binh mới cường. Trong một đất nước luôn có thiên tai, bão lụt, đặt ra chức quan Hà đê để trông coi việc đê điều của nhân dân là việc làm tất yếu, nhà vua nào cũng phải làm, nhưng chỉ dưới triều vua Lê Thánh Tông, quan Hà đê mới được đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của nó. Nhà vua đặc biệt coi trọng việc đắp đê, tu sửa đê điều để đề phòng bão lụt. Trong Quốc

triều hình luật có hai điều (điều 181, 182) quy định khá tỉ mỉ về vấn đề này,

trên cơ sở ấy buộc quan chức phải thấy được trách nhiệm của mình khi đảm đương nhiệm vụ. Đồng thời nhằm bảo vệ đê điều cho dân nên pháp luật trừng trị những hành vi phá trộm đê điều (Điều 596).

Bên cạnh đó, quan lại là người trực tiếp giúp dân phát triển canh tác, sản xuất; Quốc triều hình luật đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm của quan lại trị nhậm tại địa phương nhằm phục vụ cho công tác chấn hưng nông nghiệp, cải thiện đời sống của nhân dân. Chẳng hạn, nếu không chia ruộng để thành bỏ hoang thì các quan phải bồi thường tiền hoa màu ruộng (Điều 347). Nơi nào bị nạn lụt, hạn, mưa đá, sâu keo phá hại lúa má, quan chủ ty, quan kiểm tra biết mà không xét đúng sai sự thật thì phải chịu các mức hình phạt như: trượng, phạt, biếm, bãi chức (Điều 349). Con trai, con gái đến tuổi lao động (con trai từ 16 tuổi, con gái từ 20 tuổi trở lên) không chịu cày cấy lại để cho người khác làm thì bị phạt trượng, thậm chí mất ruộng tùy theo mức độ (Điều 387). Với những quy định như vậy, Quốc triều hình luật đã hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ hoang ruộng đất và số người lười lao động, sống bám vào sức lao động của người khác.

Để nhân dân có cuộc sống ấm no, đầy đủ thì việc sản xuất của dân được bộ luật đặc biệt quan tâm. Nhằm làm cho nhân dân tích cực tham gia sản xuất,

Quốc triều hình luật đã đưa ra nhiều điều luật trừng trị thích đáng đối với những hành vi làm hại đến đời sống sản xuất của dân. Chẳng hạn, việc trộm cá ở ao đầm người dân, trộm gà lợn, trâu ngựa, lúa má của dân (các điều 444, 445, 446) đều bị xử tội đồ hay biếm. Ngoài ra, trong Quốc triều hình luật còn dành hẳn một chương - chương Điền sản gồm 59 điều có nội dung liên quan đến sự nghiệp mở mang, phát triển nông nghiệp nhằm làm cho đời sống nhân dân được no đủ, hạnh phúc.

Trong Quốc triều hình luật đã có nhiều điều luật quy định việc trừng phạt những hành vi vi phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt ruộng đất của người nông dân như: tranh giành đất đai trái với chúc thư (Điều 354); nhận bừa ruộng đất của người khác (Điều 344); hà hiếp, bức hại để mua ruộng, tranh ruộng của người khác (các điều 355, 356); xâm lấn bờ cõi ruộng đất, nhổ bỏ giới mốc; chặt cây trong khu mộ địa, cấy, chôn cất trộm vào đất mộ hay ruộng người khác (các điều 357, 358, 359); ruộng đất đang tranh chấp mà đánh người, tự tiện gặt lấy lúa má (các điều 360, 361); các nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất, ao đầm của lương dân (Điều 370)... tất cả đều bị trừng trị với nhiều hình phạt: trượng, đồ, biếm.

Đối với người nông dân, ruộng đất là tư liệu duy nhất giúp nhân dân có cuộc sống no đủ về vật chất. Liên quan đến vấn đề này, trong Quốc triều hình luật đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai cho trẻ em và người già như: chồng chết con còn nhỏ, vợ tái giá mà bán điền sản của con; cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản; người trong họ tự tiện bán ruộng của đứa cháu mồ côi đều bị xử phạt (các điều 377, 378, 379). Ngoài ra, ruộng hương hỏa của gia đình cũng có những quy định sử dụng rõ ràng như: việc chia ruộng đất và lập hương hỏa khi không có chúc thư của cha mẹ để lại

(Điều 388); lập người phụng sự hương hỏa (Điều 389); cha mẹ liệu tuổi tác mà lập chúc thư (Điều 390); không có con trai thì dùng con gái trưởng trông nom hương hỏa; giao cho con thứ, nếu con trưởng không đủ tư cách (Điều 391, 392). Ngoài ra, các điều 393, 394, 395, 398, 399… cũng quy định rõ về việc thừa kế ruộng hương hỏa.

Như vậy, đất đai là tài sản quý giá nhất của nhân dân. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất thì xã hội lâm vào tình trạng bị xáo trộn, mất ổn định và điều tất yếu không thể làm được là đảm bảo an cư, lạc nghiệp cho dân chúng, cho sự cường thịnh của đất nước. Xâm phạm đến quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đất đai là xâm phạm đến quyền sống của họ và sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Quan tâm đến đời sống của nhân dân được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ quan trọng của nhà cầm quyền. Nhân dân là đối tượng đông đảo nhất, lực lượng sản xuất chính, quan tâm đến họ luôn là mục tiêu hàng đầu của nhà nước. Đây là nội dung trọng tâm trong phương thức cai trị đất nước của bất kỳ bộ máy nhà nước nào.

Quốc triều hình luật đã thể hiện tinh thần đó, vì vậy, nhân dân dưới thời vua Lê

Thánh Tông trị vì có cuộc sống ấm no, đầy đủ.

2.3.1.2. Trừng phạt nghiêm khắc những hành vi vi phạm, đúng luật và công bằng

Lê Thánh Tông là người chịu ảnh hưởng rất lớn từ hệ tư tưởng của Nho giáo, song khi lên cầm quyền ông cũng nhận thấy rằng nếu chỉ áp dụng một cách cứng nhắc Nho giáo; đề cao yếu tố đạo đức mà bỏ qua pháp luật thì khó có thể ổn định được xã hội. Do vậy, bên cạnh đề cao việc tu dưỡng, giáo dục đạo đức, ông còn đề cao việc quản lý đất nước bằng pháp luật. Ông đã thực hiện nhiều biện pháp mang tính pháp trị để khắc phục những hạn chế trong đường lối đức trị của Nho giáo. Tư tưởng về pháp luật ở Lê Thánh Tông đã có sự kế thừa những quan niệm của cha ông mình trước đó. Như Lê Thái Tổ ngay từ khi lên ngôi đã xác định rằng: “Từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp

luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa đặt ra pháp luật để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến là dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp” [11, tr. 291]. Tiếp tục tinh thần trọng pháp ấy, Lê Thánh Tông cho rằng: “Pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi phải tuân theo” [11, tr. 504], rồi “Đặt luật là để trừ kẻ gian, sao dung được bọn coi thường pháp luật” [11, tr. 577]… Lê Thánh Tông mong muốn: “hình thành thói quen giữ đạo lý, theo pháp luật mà dứt bỏ tội lỗi khinh nhân nghĩa, phạm nhục hình” [11, tr. 566]. Ở quan niệm này, ông đã có sự kế thừa tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, đó là tinh thần trọng pháp, đề cao vai trò của pháp luật trong việc xây dựng và quản lý đất nước. Song, không hoàn toàn như Hàn Phi Tử là đề cao đến cực đoan vai trò của pháp luật, coi thường yếu tố đạo đức, mà ở Lê Thánh Tông cả hai yếu tố đạo đức và pháp luật đều được ông coi trọng. Chúng tuy là hai phương tiện khác nhau của người cầm quyền, song về căn bản là thống nhất, bổ sung cho nhau và cùng nhằm điều chỉnh hành vi của con người để hướng đến xây dựng một xã hội ổn định, phát triển.

Trước hết, đối với quan lại: Trong bộ Quốc triều hình luật đã đưa ra nhiều quy định nhằm trừng trị một số tội đối với quan lại như: tội ăn hối lộ (Điều 138); việc nhận hối lộ trên nhiều lĩnh vực khác nhau cũng bị nghiêm trị với nhiều hình phạt khác nhau (các điều 170, 197, 229…). Tội cố ý làm sai phép nước (các điều 79, 102, 122, 221…). Hoặc những tội liên quan đến nhà vua, đến đất nước đều bị xử nặng (các điều 212, 516, 523, 524…). Tội lợi dụng chức quyền để chiếm đoạt tài sản là ruộng đất, thuế khóa, tài sản của nhà nước (các điều 137, 138, 140, 150, 156…), của dân (các điều 150, 152, 206, 207, 225…); tội thiếu trách nhiệm khi đảm đương chức vụ (các điều 101, 119, 116)… đều bị nghiêm trị với nhiều hình phạt khác nhau.

Thứ hai, đối với người dân thường phạm tội, việc xử phạt cũng rất nghiêm khắc. Trong Quốc triều hình luật, có nhiều điều luật quy định rõ mức xử phạt những hành vi trái đạo đức của con cái đối với cha mẹ, của vợ với chồng, chồng với vợ, trò với thầy và giữa những người dân với nhau.

Trong gia đình, nhằm hướng con người đến những giá trị “hiếu”, “lễ”, con cái hiếu phải thảo với ông bà, cha mẹ, Quốc triều hình luật đã đưa ra nhiều hình phạt nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm đạo đức gia đình. Như điều 130 và 131 quy định rõ: phận làm con đều phải cư xử cho trọn đạo làm con, nhất là khi gia đình có tang không được ca múa, đàn hát… nếu không sẽ bị xử tội đồ, biếm. Quy định hình phạt lưu, giảo, đồ đối với việc lăng mạ ông bà cha mẹ (Điều 475)… Ngoài ra, bộ luật còn đưa ra nhiều mức phạt đối với việc đang có đại tang mà tổ chức cưới xin hay không để đại tang cha mẹ (các điều 317, 543); đặc biệt xử tội chém khi đang có tang cha mẹ hay tang chồng mà lại gian dâm (Điều 408); quy định hình phạt đối với việc vợ cả, vợ lẽ lăng mạ ông bà cha mẹ chồng (Điều 476)…

Trong quan hệ vợ chồng, bộ luật đưa ra nhiều điều luật trừng trị hành vi ngược đãi, đánh vợ, đánh chồng. Chẳng hạn, quy định hình phạt đối với hành vi vợ đánh chồng, chồng đánh vợ, vợ lẽ đánh vợ cả và ngược lại (các điều 481, 482); hai bên thông gia kiện nhau (Điều 511). Ngoài ra, người chồng còn phải chịu những hình phạt nghiêm trọng nếu vi phạm đạo vợ chồng như chồng gian dâm với vợ người khác; quyến rũ con gái chưa chồng, tất cả bị xử tội lưu hay chết (các điều 401, 402). Những hành vi xâm phạm tôn ti trật tự gia đình phong kiến của người chồng như đưa nàng hầu lên làm vợ, quá say đắm nàng hầu, thờ ơ với vợ thì phải chịu tội phạt hoặc biếm (Điều 310)…

Đối với anh chị em, Nho giáo coi trọng sự hòa thuận cùng với truyền thống “trên kính dưới nhường”, “anh em như thể chân tay” của dân tộc, Quốc

truyền thống. Chẳng hạn điều 477 quy định việc đánh anh chị cậu dì, đánh bị thương, đánh chết anh em thì xử tội đồ (khao đinh, tượng phường binh, chủng điền binh), đánh vợ của anh thì xử nặng hơn tội đánh người thường một bậc. Hay việc anh em không hòa thuận, đến nỗi phải tranh giành kiện cáo nhau, thì người trái phải xử tội nặng hơn người thường một bậc (Điều 512)…

Trong quan hệ thầy - trò, Nho giáo đặc biệt đề cao quan hệ này và với truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bộ luật đã quy định nhiều hình phạt nhằm nghiêm trị những hành vi trái đạo của học trò. Như điều 489 ghi rõ: học trò mà đánh và lăng mạ thầy học, thì xử nặng hơn tội [đánh, lăng mạ] người thường ba bậc; đánh chết thì phải tội chém. Hoặc học trò mà lấy vợ của thầy học đã chết thì xử tội lưu (Điều 324)…

Với tinh thần Pháp trị, Quốc triều hình luật đã đưa ra nhiều hình phạt nghiêm khắc nhằm trừng trị những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức của con người, từ quan lại đến những người dân thường. Ở đây, đối với tầng lớp quan lại đòi hỏi phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mình nhằm phục vụ cho dân, cho nước, do vậy cần nghiêm trị những hành vi tham ô, hối lộ, tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Còn nhân dân với tinh thần yêu thương, đùm bọc nhau, hướng đến những giá trị đạo đức tốt đẹp nhằm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

2.3.1.3. Yếu tố nh n văn, nh n đạo đối với các tầng lớp xã hội

Xuất phát từ truyền thống của dân tộc, con người luôn có sự yêu thương, đùm bọc nhau, sống có tình nghĩa, thủy chung; vì vậy, đối với mỗi tầng lớp, mỗi cá nhân trong xã hội, vua Lê Thánh Tông luôn có những chính sách quan tâm đến họ, nhằm giúp họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Điều đó phản ánh truyền thống nhân đạo, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia. Trên cơ sở phương thức kết hợp đức trị với pháp trị,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước thời lê sơ (qua quốc triều hình luật) (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)