Nhóm các nguy cơ chủ quan xuất phát từ phía trẻ em lao động sớm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội) (Trang 66 - 70)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.4. Nguy cơ bị lạm dụng tình dục của nhóm trẻ em lao động sớm

2.4.2. Nhóm các nguy cơ chủ quan xuất phát từ phía trẻ em lao động sớm

Trình độ học vấn thấp, khả năng nhận thức còn hạn chế, trẻ em lao động sớm thiếu những hiểu biết cần thiết về các vấn đề liên quan đến giới tính nói chung và vấn đề lạm dụng tình dục/ xâm hại tình dục trẻ em nói riêng:

Trẻ em, mà nhất là trẻ em lao động sớm chƣa có những quan niệm rõ ràng về lạm dụng tình dục/ xâm hại tình dục nhƣ ngƣời lớn. Các em đa phần bỏ học từ sớm nên nhận thức cũng nhƣ hiểu biết của trẻ về vấn đề này nhìn chung còn khá hạn chế và hầu nhƣ là không có gì. Theo quan sát của cá nhân ngƣời viết, khi đƣợc hỏi những nội dung xoay xung quanh vấn đề lạm dụng tình dục/ xâm hại tình dục trẻ em, trẻ em lao động sớm rất ngại nói và ngƣợng ngùng, đặc biệt là trẻ em gái.

H: Em hiểu như thế nào về hiện tượng trẻ em bị lạm dụng tình dục? Đ: Em ở nhà làm, không biết gì đâu.

H: Thế em có biế trường hợp nào đó đã từng bị lạm dụng tình dục không? Đ: Em không biết.

(Nữ, 16 tuổi, thợ in thiếp tại xưởng làm thiếp, phố Hàng Gà)

Từ thực tế trên cho thấy, trẻ em lao động sớm có rất nhiều lỗ hổng trong kiến thức về giới tính, về sức khỏe sinh sản, về tình dục an toàn… Lý giải điều này có

thể kể đến một số nguyên nhân sau đây: thứ nhất, trẻ em lao động sớm không đƣợc trang bị một nền tảng kiến thức đầy đủ về những vấn đề kể trên ngay từ trong trƣờng học. Kiến thức mà các em thu lƣợm đƣợc hầu hết thông qua một vài giờ học ngoại khóa hiếm hoi kéo dài từ 30 – 45 phút. Có tới 11/15 trẻ tham gia nghiên cứu cho biết các em rất tò mò về vấn đề này, 4/15 trẻ tỏ ra không hề quan tâm.

“H: Em có tò mò về vấn đề như là: giới tính, tuổi dậy thì, rồi quan hệ tình dục.. không? Đ: Cũng có ạ.

H: Tò mò thế thì em có tìm hiểu về nó không? Đ: Cũng thỉnh thoảng.”

(Nữ, 16 tuổi, thợ in thiếp tại xưởng làm thiếp, phố Hàng Gà)

Vậy trẻ em lao động sớm tìm hiểu những vấn đề liên quan đến giới tính mà mình quan tâm qua những kênh thông tin nào? Bảng số liệu dƣới đây sẽ trả lời chi tiết cho câu hỏi đó.

Bảng 2.6: Các kênh thông tin trẻ em lao động sớm sử dụng tìm hiểu về vấn đề giới tính STT Các kênh thông tin TE LĐS sử dụng Số phiếu

1 Qua bạn bè 5

2 Qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng 1

3 Không tìm hiểu 3

4 Khác 2

(Nguồn: Khảo sát của đề tài luận văn)

Nhìn vào số liệu trên ta thấy, có trong tổng số 11 trẻ tò mò về những vấn đề liên quan đến giới tính thì vẫn tồn tại một con số khá lớn 3 trẻ dù tò mò nhƣng vẫn không tìm hiểu. Có 5 trẻ tìm hiểu những vấn đề giới tính mà các em quan tâm bằng cách chia sẻ với bạn bè. Chỉ 1 trẻ trả lời là tìm hiểu qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, chủ yếu nhất là qua Internet. Số khác, 2 trẻ, khẳng định các em đồng thời tìm hiểu những kiến thức về giới tính, tình dục, tình yêu,… thông qua bạn bè, ngƣời thân, vừa tìm hiểu qua sách báo, loa đài, Internet,… Tuy nhiên, khả năng nhận thức vấn đề còn hạn chế, nguồn thông tin thu thập đƣợc không mang tính hệ thống nên trẻ em lao động sớm thiếu những hiểu biết cần thiết về những vấn đề liên

quan đến giới tính nói chung mà đặc biệt là về vấn đề lạm dụng tình dục hay xâm hại tình dục trẻ em nói riêng là điều dễ thấy.

Thứ hai, nhƣ trên đã phân tích, cuộc sống hàng ngày của trẻ em lao động sớm chỉ dƣờng nhƣ chỉ bó hẹp xung quanh môi trƣờng làm việc. Làm việc liên tục trong nhiều giờ cộng với việc không có thời gian thƣ giãn, nghỉ ngơi, nên trẻ em lao động sớm cũng không có nhiều cơ hội tiếp cận với những thông tin về vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em đƣợc tuyên truyền rộng rãi trên loa đài, báo chí, truyền hình…

Trẻ em lao động sớm thiếu những kỹ năng sống cần thiết để có thể chống chọi với nguy cơ bị lạm dụng tình dục/ xâm hại tình dục:

Với câu hỏi: “Khi làm việc bạn có bị người khác giới (bạn cùng làm, khách hàng, ông/ bà chủ) dùng những câu nói nhạy cảm hay những động chạm cơ thể để trêu đùa, quấy rối hay không?”, có 9/15 trẻ em lao động sớm trả lời là đã từng rơi vào tình huống nhƣ vậy. Bảng 5 đem lại cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về phản ứng của các em trƣớc những tình huống đó.

Bảng 2.7: Phản ứng của trẻ em lao động sớm khi có những dấu hiệu bị lạm dụng tình dục

STT Hình thức Số phiếu

1 Im lặng và tỏ thái độ không hài lòng 5 2 Phản kháng lại bằng những hành động cụ thể

(nhƣ: chửi thề, lƣờm nguýt, mắng nhiếc..)

2

3 Trêu đùa lại với nội dung tƣơng tự 2

(Nguồn: Khảo sát của đề tài luận văn)

Rõ ràng, trẻ em lao động sớm thiếu những kỹ năng sống cần thiết để có thể tự bảo vệ mình trƣớc nguy cơ bị lạm dụng/ xâm hại tình dục. Các em hoàn toàn không ý thức đƣợc rằng những câu nói với nội dung tục tĩu, phô bày những vấn đề tế nhị về quan hệ nam – nữ một cách thô thiển cũng là một hành vi lạm dụng tình dục mức độ thấp – “Lạm dụng tình dục bằng lời nói – dâm ngôn”, nên khi rơi vào

tình huống đó, nhiều em còn “trêu đùa lại với nội dung tƣơng tự”: 2/9 trẻ. Một số rất lớn trẻ em lao động sớm chọn giải pháp “im lặng và tỏ thái độ không hài lòng”: 5/9 trẻ, bởi các em hoàn toàn không biết mình phải đối phó với tình huống đó ra

sao. Cá biệt phải kể tới một vài trƣờng hợp trẻ lao động sớm đã từng bị bạn làm cùng, hoặc những khách hàng say xỉn có những hành vi lạm dụng nhƣ: vỗ mông, sờ vào ngực,…nhƣng các em cũng vẫn chỉ im lặng, lảng tránh rồi bỏ đi. Giải thích cho điều này, một trẻ đã nói:

“Không thế thì làm gì, mình mà chửi lại có khi lại thành cãi nhau với khách. Lúc đấy bị đánh còn chết hơn.”

(Nữ, 16 tuổi, làm thuê tại hàng Lòng nướng, phố Gầm Cầu)

Một số khác lại chọn giải pháp mạnh mẽ hơn là phản kháng lại bằng cách: chửi thề, lƣờm nguýt,…

Nghiên cứu cũng đã đƣa ra một câu hỏi mang tính chất giả định để thăm dò ý kiến của trẻ em lao động sớm về phƣơng án mà trẻ lựa chọn trong tình huống các em bị xâm hại tình dục, đó là: “ Giả sử bạn rơi vào trường hợp bị một người khác dùng tới bạo lực ép buộc bạn phải quan hệ thể xác với ông/ bà ta, bạn sẽ làm gì?”. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: 15/15 trẻ đều trả lời sẽ chống cự lại bằng mọi cách. Nhƣng sau đó, chỉ có 2/15 trẻ lao động sớm lựa chọn phƣơng án tiếp theo là sẽ gặp ngƣời thân và kể lại toàn bộ sự việc, nhờ ngƣời thân giải quyết vấn đề. Số còn lại cho rằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ một ngƣời khác là không khả thi vì quan niệm cố hữu:“tiếng xấu đồn xa”. Trẻ em lao động sớm tự ti khi mang trên mình “vết nhơ” bị lạm dụng tình dục và do đó, các em muốn giữ kín mọi chuyện.

“H: Trong trường hợp bị lạm dụng như thế, tại sao em không tìm đến một ai đó đáng tin để nhờ giúp đỡ?

Đ: Thôi, chị ơi. Một người biết là cả làng biết.”

(Nữ, 16 tuổi,quê Lê Xá – Lê Thanh – Mỹ Đức – Hà Nội )

- Quan điểm, suy nghĩ lệch lạc dẫn trẻ em lao động sớm đến gần nguy cơ bị lạm dụng tình dục:

Một khía cạnh khác ngƣời viết muốn khai thác ở đây đó là trẻ em lao động sớm có bị cám dỗ từ xã hội hay không? Thực tế ghi nhận nhiều trƣờng hợp trẻ em lao động sớm bị lạm dụng tình dục là bởi bản thân các em có những quan điểm, suy nghĩ lệch lạc về đồng tiền cũng nhƣ giá trị của đồng tiền trong cuộc sống. Các em bị hấp dẫn, lôi quấn bởi cuộc sống vật chất xa xỉ, nhàn hạ và phù phiếm mà một số ít

ngƣời reo rắc. Với mong muốn kiếm đƣợc nhiều tiền, lại không phải vất vả, các em đã tìm đến con đƣờng mại dâm. Bán mình cho các chủ chứa, cho các “chị”, các “dì”,…, không chỉ trẻ em lao động sớm là nữ, mà còn một bộ phận không nhỏ trẻ em lao động sớm là nam cũng bị lạm dụng tình dục do trở thành trai bao.

Tóm lại, trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết còn hạn chế, lại thiếu những kỹ năng sống cần thiết để có thể tự bảo vệ mình, trẻ em lao động sớm phải đối diện với nguy cơ bị lạm dụng tình dục luôn tiềm ẩn trong cuộc sống của các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)