CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.3. Vấn đề lao động trẻ em
2.3.3. Hậu quả của lao động trẻ em
Lao động trẻ em gây ra hậu quả tiêu cực không chỉ cho bản thân trẻ em lao động sớm, cho gia đình các em mà ở góc độ vĩ mô, nó còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của toàn xã hội.
Khi trẻ em phải tham gia lao động quá sớm, điều này sẽ ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe, sự phát triển tâm lý, thể chất của các em do những điều kiện làm việc không an toàn, ô nhiễm và độc hại. Bên cạnh đó, nếu trẻ thƣờng xuyên phải lao động kiếm sống trong một môi trƣờng không lành mạnh thì các em rất dễ bị sa ngã vào con đƣờng phạm pháp. Song, đây chƣa phải là tất cả. Việc trẻ em phải lao động sớm đồng nghĩa với việc trẻ phải từ bỏ học hành. Và vì không có điều kiện học tập, các em không có cơ hội đƣợc trau dồi những kỹ năng, kiến thức, những kinh nghiệm sống cần thiết để có đƣợc một tƣơng lai tốt đẹp hơn. Tƣơng lai của trẻ vì thế mà cũng “bấp bênh” hơn.
Nhƣ trên đã phân tích, vì trẻ em lao động sớm không có điều kiện học hành nên trong tƣơng lai, việc kiếm đƣợc một việc làm ổn định, có thu nhập và an toàn là vô cùng khó khăn. Cuộc sống của gia đình các em do đó cũng sẽ không đƣợc cải thiện. Lúc này, gánh nặng kinh tế gia đình sẽ lại càng đè nặng lên vai các em. Không chỉ có vậy, gia đình còn có nguy cơ bị khủng hoảng hoặc tan vỡ nếu các em sa vào những tệ nạn xã hội hoặc con đƣờng phạm pháp. Lao động trẻ em tác động tiêu cực lên chính gia đình của trẻ em lao động sớm ở những khía cạnh này.
Ở tầm vĩ mô, vấn nạn lao động trẻ em còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của toàn xã hội. Lao động trẻ em làm cho các giá trị đạo đức và tinh thần của xã hội bị phai nhạt: Trẻ em trở thành công cụ để thu lợi bằng chính sức lao động của rẻ
mạt của các em. Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, khi một đứa trẻ bị bóc lột để đem lại lợi ích kinh tế cho những kẻ khác thì chính những đứa trẻ đó bị thiệt hại, gia đình các em bị thiệt hại và xa hơn, cả xã hội bị thiệt hại. Lao động trẻ em cản trở các mục tiêu phát triển đất nƣớc của bất cứ một quốc gia nào. Không có một quốc gia nào trên thế giới có đƣợc sự thịnh vƣợng từ việc bóc lột sức lao động của trẻ em.
Lao động trẻ em còn tạo ra một lực lƣợng lao động què quặt không kiến thức, không kỹ năng, không có tay nghề trong bối cảnh, những yêu cầu về lực lƣợng lao động chuyên môn hóa, tay nghề cao mà quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế đất nƣớc đặt ra ngày càng gắt gao hơn nhƣ hiện nay. Lao động trẻ em còn khiến tỷ lệ ngƣời lớn thất nghiệp gia tăng do trẻ em có thể đƣợc những ngƣời chủ sử dụng lao động thuê làm những công việc của ngƣời lớn nhƣng với đồng lƣơng rẻ hơn, ít phải bảo hiểm hơn và dễ dàng bóc lột hơn. Vì thế, càng có nhiều trẻ em tham gia thị trƣờng lao động thì càng có nhiều ngƣời bị thất nghiệp, bị sa thải.
Lao động trẻ em còn làm gia tăng các chi phí xã hội về giáo dục và văn hóa do trẻ em lao động sớm thƣờng không đƣợc học hành đầy đủ. Mà một xã hội có quá nhiều ngƣời không đƣợc giáo dục đầy đủ là một xã hội không có tƣơng lai.