Lý thuyết can thiệp khủng hoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội) (Trang 33)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Một số lý thuyết Công tác xã hội đƣợc áp dụng trong nghiên cứu:

1.2.3. Lý thuyết can thiệp khủng hoảng

Đại biểu cho lý thuyết này là Naomi Golan. Trong tác phẩm nổi tiếng

bày những nội dung cơ bản của Lý thuyết can thiệp khủng hoảng đồng thời đƣa ra nhận định và đánh giá sắc bén của mình.

Lý thuyết can thiệp khủng hoảng cho rằng bất kỳ một cá nhân, nhóm hay tổ chức xã hội nào cũng có những khủng hoảng nhất định nảy sinh từ những giai đoạn, những sự kiện mang tính bƣớc ngoặt trong quá trình tồn tại của cá nhân, nhóm hay tổ chức (nhƣ lập gia đình, có con, bị thôi việc, mất mát ngƣời thân, …). Các sự kiện mạo hiểm mang tính bƣớc ngoặt này tác động tới sự cân bằng của mỗi một cá nhân, nhóm, tổ chức và gây ra trạng thái thƣơng tổn đƣợc thể hiện bằng sự căng thẳng và áp lực của họ phải gánh chịu.

Naomi Golan cũng chỉ ra rằng, nhiệm vụ cốt lõi của NV CTXH là trợ giúp thân chủ tìm ra giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết thành công khủng hoảng trong thời gian ngắn là từ 6 – 8 tuần. Điều đó giúp thân chủ nâng cao khả năng đƣơng đầu với khủng hoảng trong tƣơng lai bởi các chiến lƣợc giải quyết vấn đề trong tƣơng lai phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ thành công có đƣợc khi tiến hành giải quyết các vấn đề trong quá khứ.

Trên cơ sở đó, bà đã đề xuất một mô hình trị liệu can thiệp khủng hoảng đƣợc tiến hành theo 3 giai đoạn nhƣ sau:

Bảng 1.1: Mô hình trị liệu can thiệp khủng hoảng của Naomi Golan [6] Giai đoạn bắt đầu: Giai đoạn bắt đầu:

Hình thành quan hệ

(cuộc phỏng vấn thứ nhất)

Giai đoạn giữa:

Thực hiện

(cuộc phỏng vấn 1-6)

Giai đoạn cuối:

Kết thúc

(cuộc phỏng vấn 7-8)

A: Tập trung vào tình trạng khủng hoảng.

- NV CTXH thăm dò, tìm hiểu sự kiện gây khủng hoảng đối với thân chủ thông qua việc để thân chủ tự do thể hiện các xúc cảm của mình.

A: Thu thập dữ liệu

- NV CTXH tiến hành thu thập các dữ liệu còn thiếu đồng thời kiểm tra tính chính xác của dữ liệu và lựa chọn sự kiện gây áp lực chính cho thân chủ.

A: Đưa ra quyết định chấm dứt.

- NV CTXH kiểm tra lại toàn bộ quá trình làm việc với thân chủ và nhắc nhở thân chủ, đƣa ra đề xuất về cách liên lạc và kết thúc.

- NV CTXH tiến hành đánh giá những cản trở mà tình trạng khủng hoảng gây ra đối với cuộc sống của thân chủ.

- Giải quyết việc thân chủ không chịu kết thúc (nếu cần).

B: Đánh giá

- NV CTXH đánh giá về các quyết định, các vấn đề ƣu tiên giải quyết của thân chủ.

B: Thay đổi hành vi

- NV CTXH kiểm tra các cơ chế đƣơng đầu của thân chủ trong khu vấn vấn đề đặt ra; đặt ra các mục tiêu ngắn hạn thực tế, các nhiệm vụ bao quát.

- Cùng với thân chủ tìm ra các nhiệm vụ thực tiễn và các nhiệm vụ tƣ tƣởng.

B: Tiến hành tổng kết

- NV CTXH tiến hành lƣợng giá toàn bộ tiến trình đã thực hiện.

C: Thỏa thuận làm việc

- NV CTXH xác định rõ các mục tiêu cũng nhƣ nhiệm vụ cho thân chủ và cho chính NV CTXH.

C: Lập kế hoạch tương lai

- NV CTXH cùng với thân chủ tiến hành thảo luận về các vấn đề hiện tại cũng nhƣ các kế hoạch trong tƣơng lai.

- Giúp thân chủ cảm thấy ổn về việc sẽ gặp các vấn đề khác.

Vận dụng lý thuyết này vào đề tài, ta thấy trẻ em lao động sớm đa phần lâm vào tình trạng khủng hoảng sau khi bị lạm dụng tình dục: Tâm lý suy sụp, các em không thể tự mình tìm ra cách giải quyết hiệu quả vấn đề trong một thời gian dài,

thậm chí là suốt cả cuộc đời. Chính vì vậy, nhữnng nhiệm vụ trọng tâm đặt ra đối với NV CTXH khi làm việc với nhóm trẻ này đó là:

- Giúp trẻ em lao động sớm bị lạm dụng tình dục thể hiện đƣợc các xúc cảm đa dạng của mình nhƣ: thể hiện sự đau đớn, hoang mang, căm phẫn, la hét, gào khóc…

- Giúp trẻ có đƣợc một cách nhìn nhận chính xác và toàn diện hơn về sự kiện vừa trải qua.

- Giúp trẻ phát triển các hành vi mới có khả năng đƣơng đầu với khủng hoảng và quản lý cuộc sống của mình.

1.2.4. Liệu pháp tư duy

Các nhà triết gia Stoic ở thế kỉ IV trƣớc Công nguyên [16] đƣợc xem là những ngƣời đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành của Liệu pháp tƣ duy thông qua việc thảo luận về ảnh hƣởng của suy nghĩ đến cảm giác và hành động của con ngƣời. Tuy nhiên cho đến tận năm 1979, Liệu pháp tƣ duy mới thực sự phát triển sau công trình nghiên cứu do Tiến sĩ Aron T. Beck và đồng sự thực hiện tại Mỹ, đƣợc công bố với tiêu đề: “Liệu pháp tư duy chữa chứng trầm cảm”.

Liệu pháp tƣ duy là một trong những kỹ năng đối phó thƣờng đƣợc NV CTXH sử dụng để hỗ trợ khách hàng giải tỏa các vấn đề cũng nhƣ mối lo lắng của mình. Giả định tiền đề để sử dụng Liệu pháp tƣ duy đó là tƣ duy của rất nhiều ngƣời bị méo mó. Cách tƣ duy méo mó này ảnh hƣởng đến cách mà ngƣời ta nhìn nhận về các sự việc cũng nhƣ cảm giác và hành động của họ.

Mục tiêu của liệu pháp tƣ duy là giúp khách hàng nhận biết đƣợc họ đang có những méo mó tƣ duy nào và sau đó thay thế chúng bằng những suy nghĩ tiến bộ và hợp lý hơn. Liệu pháp này đặc biệt có hiệu quả với những khách hàng bị trầm cảm.

Dƣới góc độ của Liệu pháp tƣ duy, Trẻ em lao động sớm khi bị lạm dụng tình dục có thể tồn tại những suy nghĩ méo mó trong cách tƣ duy nhƣ sau:

(1). Cách nghĩ cực đoan: Trẻ nhìn nhận mọi việc theo 2 phạm trù trắng

đen, hoặc là tất cả hoặc là không có gì. Trẻ có xu hƣớng nhìn nhận bản thân nhƣ là một sự thất bại sau khi bị lạm dụng hay hoàn toàn ghê tởm bản thân.

(2). Quá cƣờng điệu: Trẻ nhìn nhận việc mình bị lạm dụng tình dục nhƣ là một mô hình thảm bại không có hồi kết.

(3). Sự sàng lọc của tƣ duy: Việc mình bị hay có nguy cơ bị lạm dụng tình dục khiến Trẻ bi quan về thực tế.

(4). Đánh giá sai chất lƣợng các tích cực: Trẻ phủ nhận những trải nghiệm tích cực bằng cách cho rằng chúng không đáng kể, từ đó, trẻ duy trì một niềm tin tiêu cực mâu thuẫn với những trải nghiệm hàng ngày của trẻ.

(5).Cách kết luận vội vàng: Trẻ đƣa ra cách hiểu tiêu cực về nguy cơ bị lạm dụng tình dục mặc dù không có thực tế cụ thể nào làm cơ sở cho kết luận đó. (6). Cách phóng đại hay tối thiểu hóa: Trẻ nhìn nhận bản thân và mọi việc qua một “lăng kính ảo” mà trẻ tự đặt ra cho mình.

(7). Lập luận dựa trên cảm tính: Trẻ cho rằng những cảm giác tiêu cực của trẻ phản ánh đúng thực tế.

(8). Tự động viên: Trẻ cố gắng tự thúc đẩy bản thân với những điều nên và không nên nhƣ thể trẻ phải bị đòn và trừng phạt trƣớc khi trẻ đƣợc làm gì đó.

(9). Đặt tên gọi hoặc gọi vấn đề một cách tiêu cực: Đây đƣợc coi là dạng thái quá của tình trạng quá cƣờng điệu.

(10). Cá nhân hóa: Trẻ cảm thấy bản thân là nguyên nhân của việc bị lạm dụng tình dục mà trên thực tế trẻ hoàn toàn không phải là ngƣời chịu trách nhiệm về chuyện đó.

Điều cốt lõi đó là Trẻ phải nhất trí với 2 tiền đề cơ bản của phƣơng pháp điều trị này đó là: những suy nghĩ, ý tƣởng cũng nhƣ những trải nghiệm mà trẻ có đƣợc tác động lớn đến cách hành động của trẻ và nếu trẻ muốn thay đổi cách hành động của mình thì phải thay đổi suy nghĩ, ý kiến.

1.2.5. Thuyết hệ thống

Các quan điểm về hệ thống đƣợc áp dụng trong thực hành CTXH nói riêng và CTXH nói chung có nguồn gốc từ “Lý thuyết các hệ thống chung – General Systems Theory” của nhà sinh vật học nổi tiếng ngƣời Ý Ludwig von Bertalanffy (1968). Lý thuyết này cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống đƣợc tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngƣợc lại cũng là một phần của hệ

thống lớn hơn. Do đó con ngƣời là một bộ phận của xã hội và đƣợc tạo nên từ các phân tử, những phân tử này lại đƣợc tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn.

Tiếp sau Ludwig von Bertalanffy, các nhà khoa học khác nhƣ: Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980).. đã nghiên cứu và phát triển lý thuyết này. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đƣa lí thuyết hệ thống vào áp dụng trong thực tiễn CTXH phải kể đến công đầu của các nhà khoa học nhƣ: Pincus và Minahan (1973), Germain và Gitterman (1980).

Pincus và Minahan đã chỉ ra nguyên tắc trong tiếp cận CTXH theo Lý thuyết hệ thống tổng quát đó là: con ngƣời phụ thuộc vào các hệ thống trong môi trƣờng xã hội gần gũi họ để có đƣợc cuộc sống thỏa mãn. Chính vì vậy, CTXH phải tập trung vào những hệ thống đó. Theo đó có 3 loại hệ thống hỗ trợ con ngƣời là: (1). Các hệ thống thân tình hay tự nhiên (nhƣ: gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp), (2). Các hệ thống chính quy (nhƣ: các nhóm cộng đồng hay tổ chức công đoàn) và (3). Các hệ thống xã hội (nhƣ: bệnh viện, trƣờng học). Các cá nhân có vấn đề không có khả năng sử dụng hệ thống trợ giúp vì nhiều nguyên nhân nhƣ: các hệ thống này không tồn tại trong cuộc sống của họ, họ không biết hoặc không mong muốn sử dụng các hệ thống nhƣ vậy, các chính sách của hệ thống không phù hợp với ngƣời sử dụng hay giữa các hệ thống có sự mâu thuẫn với nhau. Mục tiêu của cách tiếp cận này là giúp cá nhân thực hiện đƣợc những nhiệm vụ cuộc sống của họ, xoá bỏ áp lực và đạt đƣợc những mục tiêu và các vị thế có giá trị đƣợc xem là quan trọng đối với cá nhân thông qua việc chỉ ra đâu là yếu tố gây ra các vấn đề trong mối quan hệ tƣơng tác giữa cá nhân và môi trƣờng của họ. Nghĩa là, NV CTXH cần tìm ra đâu là nguyên nhân khiến trẻ lao động sớm không có khả năng sử dụng các hệ thống hỗ trợ trong môi trƣờng sống của các em.

Mô hình cuộc sống của Germain và Gitterman đƣợc áp dụng trong thực hành CTXH dựa trên quan điểm của lý thuyết hệ thống sinh thái. Mô hình này tập trung phân tích khả năng thích nghi của con ngƣời trong sự trao đổi lẫn nhau với rất nhiều khía cạnh của môi trƣờng mà họ đang sống. Tức là con ngƣời thay đổi và bị thay đổi do môi trƣờng nhƣ thế nào? Thực chất trong cuộc sống, mọi

vấn đề chúng ta gặp phải đều có thể tạo ra những áp lực, nhƣng quan trọng là sự ảnh hƣởng và tính chất của nó ra sao. Không phải tình huống nào cũng hƣớng đến những áp lực thực tế. Những áp lực chỉ xuất hiện trong những tình huống cá nhân không thích ứng đƣợc khi trao đổi với môi trƣờng. Cốt lõi của thuyết này nhấn mạnh đến tầm quan trọng về khả năng thích ứng, kiểm soát, nhận thức môi trƣờng bên ngoài của mỗi cá nhân. Để có thể hiểu đƣợc vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, NV CTXH phải xâm nhập vào thế giới của họ. Khi đó, sự thấu cảm là một kỹ năng cần thiết, đặc biệt đối với trƣờng hợp khách hàng là trẻ lao động sớm.

1.3 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 1,75 triệu trẻ em từ 5 đến 15 tuổi là lao động trẻ em, trong đó một phần ba trẻ em có thời gian làm việc trên 7 giờ một ngày hoặc trên 42 giờ một tuần, số thời gian làm việc kéo dài làm ảnh hƣởng đến việc học tập của các em, nhiều trẻ em không đƣợc đi học [7]. Số đông lao động trẻ em làm công việc giúp việc gia đình do tính chất công việc là thời gian làm việc kéo dài và thƣờng xuyên nên không thể đến trƣờng học; bộ phận trẻ em sống ở nông thôn, làm việc trong ngành nông nghiệp và phụ giúp gia đình không đƣợc trả lƣơng. Trong số đó có khoảng 30.000 trẻ em còn tham gia lao động trong những công việc nặng nhọc, độc hại nhƣ làm việc trong điều kiện lao động ngoài trời, đi lại nhiều dễ bị tai nạn, môi trƣờng làm việc có hóa chất gây hại, làm việc trong hầm mỏ nên lao động trẻ em gặp những tổn thƣơng làm ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất. Độ tuổi tham gia lao động của trẻ em sớm thƣờng bắt đầu từ 12 tuổi trở lên vì vậy việc tham gia lao động ảnh hƣởng đến tình hình học tập có khoảng 55% trẻ em không đi học, tham gia lao động sớm cũng ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em; lao động trẻ em tham gia vào nhiều lĩnh vực, địa điểm lao động đa dạng, trẻ em tham gia vào khoảng 120 lĩnh vực lao động những trẻ em bị bóc lột sức lao động chủ yếu làm việc trong các cơ sở sản xuất không phép, trái pháp luật dƣới hình thức lao động giúp đỡ gia đình trong vai trò là con cháu, họ hàng; hoặc làm việc tại các bãi vàng, khai

thác than, làm việc tại các cơ sở may, lao động trẻ em còn tham gia làm việc trong dịch vụ nhà hàng.

Lao động trẻ em tham gia vào các quan hệ lao động thƣờng không đƣợc ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Ngƣời sử dụng lao động lợi dụng những điểm này để bóc lột sức lao động của trẻ em, đồng thời khi xảy ra tranh chấp cũng không có cơ sở pháp lý để xử lý ngƣời vi phạm và bảo vệ quyền của trẻ em. Hợp đồng miệng là hình thức phổ biến trong các quan hệ lao động trong thực tế đối với trẻ em, cho nên không có ràng buộc về mặt pháp lý giữa ngƣời sử dụng lao động với lao động trẻ em vì vậy mọi vi phạm pháp luật về sử dụng lao động trẻ em khó phát hiện, không có cơ sở chứng minh trẻ em bị bóc lột sức lao động. Điều này trái với quy định của Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, xâm phạm đến quyền phát triển và quyền bảo vệ của trẻ em. Đồng thời trái với quy định tại điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: Trẻ em có quyền đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức; vi phạm nghiêm trọng việc: lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng lao động trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với công việc có tính chất độc hại, làm những công việc trái với quy định khác của pháp luật về lao động.

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em phải kiếm sống sớm là do các em sinh ra trong những gia đình nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn. Hoặc cũng do nhận thức chƣa đầy đủ của các em, của gia đình và cộng đồng về Luật lao động, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục sức khỏe trẻ em. Một nguyên nhân nữa là do nhận thức sai lầm của các gia đình cho rằng cho trẻ đi lao động sớm thì sẽ sớm nên ngƣời, ngoài ra một số ít em thích tiêu xài nên đã đi làm sớm để thỏa mãn nhu cầu của các em.

Bởi những nguyên nhân trên, trẻ em lao động sớm sẽ phải đối mặt với rất nhiều các nguy cơ, trong đó có: bóc lột sức lao động và lạm dụng tình dục. Nguy cơ này không chỉ gây ảnh hƣởng không chỉ về thể chất mà còn tinh thần. Nếu không đƣợc xã hội quan tâm và phát giác để có những can thiệp và giúp đỡ kịp thời sẽ có những ảnh hƣởng tiêu cực đến cuộc sống tƣơng lai của đứa trẻ.

Tiểu kết

Chƣơng này trình bày về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài nhằm áp dụng những lý thuyết và những thực tế mà Công tác xã hội cần đến và áp dụng với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)