CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.3. Vấn đề lao động trẻ em
2.3.2.1. Các nguyên nhân khách quan từ phía gia đình và xã hội
Nhóm các nguyên nhân từ phía gia đình và xã hội đƣợc xem nhƣ là những nguyên nhân tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới quyết định đi làm của trẻ.
a. Nguyên nhân từ phía gia đình:
Từ phƣơng diện gia đình, các nguyên nhân dẫn tới tình trạng lao động trẻ em đang ngày một gia tăng đầu tiên phải kể đến là hoàn cảnh gia đình nghèo đói, tiếp đó là quy mô, tính chất, quan hệ gia đình và cuối cùng là trình độ học vấn, trình độ nhận thức của cha mẹ trẻ. Những nguyên nhân này ảnh hƣởng trực tiếp và mạnh mẽ tới tình trạng trẻ em lao động sớm.
Nguyên nhân do hoàn cảnh gia đình nghèo đói:
Trẻ em lao động sớm là hiện thực chắc chắn nếu gia đình ở trong hoàn cảnh đói nghèo, bởi lẽ khi gia đình thiếu hoặc không có tiền để mua những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày thì trẻ bắt buộc phải lao động để tự lo cho bản thân và giúp đỡ gia đình.
Ở nƣớc ta, đa phần trẻ em lao động sớm đều xuất thân từ những gia đình nghèo, thậm chí rất nghèo. Số liệu điều tra mà đề tài đã thu thập đƣợc cũng cho thấy có tới 60% trẻ đƣợc hỏi cho rằng các em phải lao động sớm là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Thực tế đã chứng minh, sự khó khăn về kinh tế, hay sự nghèo đói là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng lao động trẻ em.
Nguyên nhân do quy mô, tính chất, quan hệ gia đình:
Về mặt quy mô gia đình, nhiêù nghiên cƣú đã chỉ ra rằng, hầu hết trẻ em lao động sớm xuất thân từ những gia đình đông con bởi lẽ, ở các gia đình đông con thì đòi hỏi về nhu cầu vật chất hay các chi phí sinh hoạt hàng ngày lớn hơn các gia đình ít con rất nhiều. Mà thƣờng thì các gia đình đông con lại là những gia đình khó khăn về kinh tế nên đã buộc trẻ phải tham gia vào các hoạt động kinh tế để phụ giúp gia đình. Theo nghiên cứu của đề tài, có tới 8/15 em có gia đình từ 02 con trở lên, hầu hết gia đình các em đều có những vấn đề riêng, nhƣ: nghèo đói, không hạnh phúc, bố mẹ thƣờng xuyên va chạm và cãi vã, đánh nhau trƣớc mặt con cái…
Bên cạnh đó, ở những gia đình có sự khuyết thiếu về cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ thì tỷ lệ trẻ em phải lao động sớm chiếm một phần không nhỏ. Những trẻ em trong các gia đình này hầu nhƣ phải bỏ học và lang thang cùng bạn bè ra thành phố kiếm việc làm do các em thƣờng có tâm lý mặc cảm và thấy mình nhƣ là gánh nặng của ngƣời khác.
H: Em đi làm từ năm bao nhiêu tuổi? Đ: 14 tuổi.
H: Tại sao em lại muốn đi làm sớm thế? Đ: Vì ở nhà chán lắm chị ạ.
H: Chán? Em có thể nói cho chị biết em chán vì điều gì không?
Đ: Đi học thì học không khá như các bạn nên em nghỉ rồi. Ở nhà thì có mỗi 2 bố con thôi. Bố em lớn tuổi rồi, lại uống rượu cả ngày. Các chị thì đi lấy chồng hết. Đi làm có tiền, thích hơn.
H: Thế mẹ em đâu? Đ: Mẹ em mất lâu rồi.
(Nữ, 16 tuổi, làm thuê tại hàng Lòng nướng, phố Gầm Cầu)
Trình độ học vấn, trình độ nhận thức của cha mẹ:
Điều đáng chú ý là rất nhiều gia đình đã khuyến khích thậm chí bắt buộc trẻ đi lao động sớm chỉ vì thiếu sự hiểu biết về những tác động tiêu cực của lao động trẻ em. Việc trẻ em đi lao động sớm với họ không có quá nhiều vấn đề phải lo lắng.
Có thể thấy rõ hơn điều này qua số liệu mà đề tài đã thống kê đƣợc nhƣ sau: Khi hỏi 15 trẻ về phản ứng của cha mẹ nhƣ thế nào khi thấy trẻ đi lao động thì đƣợc biết rằng có tới 08 trẻ cha mẹ không có ý kiến gì; 05 trẻ cha mẹ khuyến khích trẻ đi làm và chỉ có 02 trẻ là cha mẹ không cho trẻ đi làm.
Trong thực tế, những gia đình mà cha mẹ có trình độ học vấn hạn chế thƣờng đi kèm với nghề nghiệp không ổn định, dẫn đến kinh tế gia đình thấp; và vì kinh tế gia đình thấp nên trẻ bị bắt buộc phải đi lao động sớm. Không chỉ có vậy, trình độ nhận thức kém cộng với tƣ tƣởng phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ làm cho trẻ em gái không đƣợc quan tâm và đầu tƣ nhiều nhƣ trẻ em trai nên khi gia đình gặp khó khăn, rất nhiều trẻ em gái buộc phải bỏ học để đi làm. Đây dƣờng nhƣ là quy luật mà hầu hết các quốc gia trên thế giới tồn tại tình trạng lao động trẻ em đang phải đối mặt. Chính vì vậy, để giải quyết vấn nạn lao động trẻ em trƣớc hết cần nâng cao trình độ học vấn của cha mẹ trẻ.
b. Nguyên nhân từ phía xã hội:
Nguyên nhân từ sự nghèo nàn, lạc hậu của xã hội:
Đối với bất kì xã hội nào, tình trạng kém phát triển về kinh tế bao giờ cũng đi kèm với đói nghèo và vấn nạn lao động trẻ em. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới – World Bank đã chỉ ra rằng: những quốc gia có thu nhập quốc dân tính theo đầu ngƣời (GDP/ ngƣời/ năm) thấp hơn 500$ thì tỷ lệ lao động trẻ em ở nƣớc đó thƣờng chiếm tới 30 – 60% tổng số trẻ em.
Cho đến thời điểm hiện tại, GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam là xấp xỉ 2.200$/ ngƣời/ năm, nhƣng nƣớc ta vẫn đứng trong hàng ngũ những nƣớc có đông lao động trẻ em bởi tình hình kinh tế nƣớc ta vẫn hết sức biến động và chƣa ổn định. Mặc dù đã có những chuyển dịch nhất định về cơ cấu ngành sang hƣớng phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ. Đến nay cơ cấu nông nghiệp chỉ còn dƣới 20% GDP, công nghiệp và dịch vụ trên 80% GDP. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày nay, để tăng trƣởng cao 9 – 10%, PGS-TS Nguyễn Quang Thái, chuyên gia Kinh tế của Hội Kinh tế Việt Nam, cho rằng rất khó để Việt Nam có thể đạt đƣợc. Nguyên nhân chính là do chất lƣợng tăng trƣởng còn kém, năng suất, hiệu quả không cao. “Thành quả đạt đƣợc dƣới tiềm năng trong điều kiện mô hình tăng
trƣởng kiểu cũ, sức cạnh tranh đƣợc cải thiện chậm, có mặt kém đi. Ngay tăng trƣởng kinh tế cũng đã sụt giảm khá nhiều, dù đã có bƣớc khôi phục nhƣng chƣa đạt đƣợc mức bình quân 7%/ năm của nhiều năm trƣớc. Các ngành kinh tế cũng đang tăng trƣởng chậm lại, bình quân dƣới 7%/ năm” – GS.TS. Thái đánh giá. Dẫn đến, GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam chỉ ở mức thấp. Năm 1990, khoảng cách về GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam so với thế giới là 4000 USD, thì năm 2014 khoảng cách này tăng gấp đôi là 8000 USD. Cho dù GDP/ ngƣời của Việt Nam năm 2015 đã tăng lên 2200 USD, song GDP/ ngƣời của thế giới tăng vƣợt lên 10.000 USD. Cùng quan điểm cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang tụt hậu xa hơn so với thế giới, PGS. TS. Lê Xuân Bá, chuyên gia kinh tế dẫn chứng ngành nông nghiệp dù đã có bƣớc phát triển, nhƣng tăng trƣởng lại chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, hàm lƣợng đổi mới công nghệ và chất lƣợng thấp, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm diễn ra chậm chạm. [15]
Với tình hình kinh tế - xã hội xảy ra nhiều biến động nhƣ thực trạng trên, ngƣời lao động thực sự rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều ngƣời đổ về các trung tâm công nghiệp, các đô thị lớn để tìm việc làm, nhất là trẻ em. Những công việc làm thuê này đem lại cho trẻ nguồn thu nhập cao hơn là ở nhà làm ruộng với gia đình và góp phần giúp các em trang trải những chi phí cho gia đình và bản thân.
Nguyên nhân từ nền giáo dục kém phát triển và không hiệu quả:
Một nền giáo dục yếu kém luôn đem lại những tác động tiêu cực và làm cho vấn nạn trẻ em lao động sớm ngày một trầm trọng thêm. Nội dung và phƣơng pháp giảng dạy không phù hợp sẽ gây ra những định kiến tiêu cực ở một số bậc phụ huynh. Họ sẽ không còn coi trọng việc giáo dục nữa, đặc biệt trong bối cảnh cuộc sống đang ngày một khó khăn hơn, họ dễ dàng bắt trẻ bỏ học tham gia lao động. Thêm vào đó, chi phí cho việc học quá cao cũng là nguyên nhân khiến trẻ em không đƣợc đến trƣờng. Nếu phải lựa chọn giữa việc cho con cái tới trƣờng và việc để các em ở nhà lao động giúp đỡ gia đình, khi mà chi phí dành cho học tập của trẻ lại quá cao so với khả năng kinh tế của gia đình, thì việc những gia đình này cho trẻ tới
trƣờng là rất hiếm hoi. Nếu có thì trẻ vẫn đƣợc đi học nhƣng vẫn phải dành nhiều thời gian cho lao động.
Nguyên nhân từ hệ thống an sinh xã hội:
An sinh xã hội là một khái niệm đa tầng, bao gồm cả bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội. Cả hai lĩnh vực này đều ảnh hƣởng tới vấn đề lao động trẻ em.
Đối với bảo hiểm xã hội, việc có đƣợc một chế độ bảo hiểm xã hội rộng khắp và hiệu quả là cơ sở để ổn định cuộc sống cho các gia đình, từ đó con cái họ có cơ hội đƣợc học tập chứ không phải tham gia vào các hoạt động kinh tế ngay từ khi còn nhỏ.
Cứu trợ xã hội là hoạt động nhằm khắc phục những hậu quả của thiên tai, bão lũ, bệnh dịch, … làm cho cuộc sống của ngƣời dân bớt khó khăn hơn và theo đó, trẻ em sẽ không phải bỏ học và lao động sớm.
Việc xây dựng một hệ thống an sinh xã hội hiệu quả là nhân tố làm giảm thiểu những khó khăn do những nguy cơ rủi ro mà cuộc sống đem lại cho ngƣời dân. Trẻ em sống trong một cộng đồng có hệ thống an sinh xã hội tốt là nền tảng để trẻ đƣợc đảm bảo những quyền lợi của mình; tránh đƣợc việc bị bóc lột, bị ngƣợc đãi, phải lao động kiếm sống từ nhỏ, không đƣợc chăm sóc sức khỏe , và không có điều kiện học tập, phát triển một cách toàn diện.