Lý thuyết về Sai lệch xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội) (Trang 31 - 32)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Một số lý thuyết Công tác xã hội đƣợc áp dụng trong nghiên cứu:

1.2.1. Lý thuyết về Sai lệch xã hội:

Lý thuyết về Sai lệch xã hội là một trong những lý thuyết xã hội học tiếp cận xã hội từ việc mô tả, giải thích sự làm sai lệch trong hành vi của cá nhân, nhóm hay một thiết chế xã hội nào đó; đƣợc sử dụng khá phổ biến trong những nghiên cứu xã hội học ở cả cấp độ vi mô cũng nhƣ cấp độ vĩ mô.

Theo lý thuyết này, sự làm sai lệch (deviance) đƣợc hiểu là những hành vi vi phạm các chuẩn mực, các nguyên tắc hành động hay những kỳ vọng của một cá nhân, một nhóm hay cả xã hội. Sự làm sai lệch là một ý niệm phức tạp, nó có thể có hại hoặc không có hại, có thể đƣợc xã hội chấp nhận và cũng có thể bị phản đối quyết liệt.[13]

Émile Durkheim và Robert Meton là hai nhà xã hội học nổi tiếng, những ngƣời đã nỗ lực đƣa lý thuyết về sự làm sai lệch xã hội trở thành một trong các lý thuyết “nóng” của xã hội học đƣơng thời.

É. Durkheim đã đƣa ra khái niệm: “anomie” (rối loạn, vô tổ chức, sự bệnh hoạn) để chỉ sự mất phƣơng hƣớng mà con ngƣời cảm thấy trong xã hội khi mà sự kiểm soát xã hội đối với hành vi cá nhân trở nên không hiệu quả. Theo quan điểm mà Durkheim trình bày trong 2 cuốn sách nổi tiếng: De la diviston du travail social (Về sự phân công lao động xã hội, 1893) và Suicide (Tự tử, 1897) thì tình trạng “anomie” sẽ thay đổi theo từng bối cảnh xã hội, ở từng giai đoạn lịch sử, từng nền văn hóa. Xã hội nào để cho sự độc lập, sự ham muốn của cá nhân lấn át những chuẩn mực chung của xã hội thì tình trạng “anomie” ở đó sẽ trầm trọng hơn những xã hội khác.

R. Meton đã vận dụng khái niệm “anomie” của Durkheim trong các nghiên cứu của mình và rút ra kết luận: bất cứ một xã hội nào cũng có những giá trị đƣợc hầu hết các thành viên chấp nhận và chia sẻ; những giá trị ấy đƣợc xem nhƣ những

mục tiêu cần phải đạt đƣợc trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Để giúp cá nhân đạt đƣợc các mục tiêu ấy, xã hội đƣa ra những phƣơng tiện đƣợc quy định bởi các chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên một số cá nhân không chấp nhận sử dụng những phƣơng tiện này. Mâu thuẫn giữa mục tiêu, khát vọng đƣợc chấp nhận về mặt văn hóa và các phƣơng tiện không quy chuẩn nhằm thực hiện những mục tiêu, khát vọng đó của các cá nhân là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng “anomie”.

R. Meton cũng chỉ ra rằng có 5 loại hình cơ bản mà con ngƣời sử dụng để thích nghi với cơ cấu về mục tiêu, các kỳ vọng văn hóa và những phƣơng tiện mà xã hội đề ra đó là: (1). Thích nghi tuân thủ, (2). Thích nghi canh tân, (3). Thích nghi thói nệ nghi thức, (4). Thích nghi rút lui và (5). Thích nghi nổi loạn.

Lý thuyết về sự làm sai lệch/ Sai lệch xã hội chủ yếu đƣợc vận dụng trong luận văn để phân tích sự lệch chuẩn, sự phạm pháp của hành vi lạm dụng tình dục đối với Trẻ em lao động sớm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)