Trẻ em lao động sớm và hậu quả của nạn lạm dụng tình dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội) (Trang 70 - 73)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.5. Trẻ em lao động sớm và hậu quả của nạn lạm dụng tình dục

Lạm dụng tình dục để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của trẻ em nói chung mà đặc biệt là trẻ em lao động sớm.

Phần lớn trẻ em lao động sớm bị lạm dụng tình dục đều chịu những thƣơng tổn cả về thể chất lẫn tinh thần. Những thƣơng tổn về mặt thể chất bao gồm: trẻ có khả năng bị lây nhiễm các bệnh lây lan qua đƣờng quan hệ tình dục, mắc các bệnh phụ khoa, có thai, thậm chí là nhiễm HIV/AIDS…Ngoài tác động của bệnh tật đối với sức khỏe thể chất, trẻ em lao động sớm bị xâm hại tình dục còn có thể có những biểu hiện phát triển lệch lạc về văn hóa, tinh thần. Nhiều em sau khi bị lạm dụng tình dục phải chịu một áp lực tâm lý, tinh thần nặng nề, các em cảm thấy mặc cảm, tự ti, xấu hổ với mọi ngƣời, với chính bản thân mình. Những ám ảnh về việc bị lạm dụng tình dục, nỗi dằn vặt vì bị mất trinh tiết, lo sợ sự chối bỏ của gia đình đeo bám các em cả cuộc đời.

Theo thống kê của Cục phòng chống tệ nạn xã hội – Bộ LĐ – TB& XH, sau khi bị lạm dụng tình dục, 48% số trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh thần kinh; 14.3% tỏ thái độ căm phẫn với cuộc đời; trong khi số khác, 19.7% cảm thấy hổ thẹn và 14.3% trẻ hoàn toàn tuyệt vọng. Một số em thể hiện rõ thái độ sống buông thả, bất cần đời. [30]

Trẻ em lao động sớm vốn đã chịu đựng nhiều căng thẳng, áp lực từ cuộc sống phải nay đây mai đó kiếm kế sinh nhai, nhiều em trong số đó đã phải từ bỏ mơ ƣớc học tập của mình để đi làm; nay lại bị lạm dụng tình dục, chắc hẳn những chấn động về mặt tâm lý, tinh thần đối với các em là vô cùng nặng nề. Nhiều trẻ em lao động sớm sau khi bị lạm dụng tình dục đã trở nên chán nản, sống buông thả, nghe lời bạn bè rủ rê vào con đƣờng phạm pháp: làm gái mại dâm, làm trai bao, cờ bạc, nghiện hút…

Tiểu kết

Chƣơng này trình bày vấn đề lao động trẻ em hiện nay, từ đó, ngƣời viết đi sâu phân tích nguy cơ bị lạm dụng tình dục của nhóm trẻ em lao động sớm cũng nhƣ những hậu quả mà trẻ em lao động sớm có thể gặp phải khi bị lạm dụng tình dục.

Thực trạng vấn đề lao động trẻ em đang diễn biến ngày một phức tạp hơn. Số liệu gần đây nhất của Bộ LĐ – TB& XH vào cuộc điều tra về Lao động trẻ em năm 2012, ƣớc tính có khoảng 1,75 triệu trẻ em (hai phần năm trong số đó dƣới 15 tuổi) đang làm việc (đƣợc thống kê vào nhóm lao động trẻ em theo định nghĩa sử dụng trong báo cáo của cuộc điều tra này). Đó là việc trẻ em ở những nhóm độ tuổi nhất định làm việc với thời gian làm việc có thể ảnh hƣởng không tốt đến việc tham gia giáo dục và sự phát triển của trẻ em và/hoặc trẻ em tham gia làm những công đoạn (phần việc) ở các công việc có điều kiện lao động có hại và công việc cấm sử dụng lao động chƣa thành niên theo pháp luật Việt Nam và các quy định quốc tế do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đƣa ra. Tuy nhiên, chƣa có một con số thống kê chính thức nào về số trẻ em lao động sớm trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

Lao động trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣ: những nguyên nhân khách quan từ phía gia đình và xã hội, nguyên nhân chủ quan từ phía trẻ em lao động sớm… Và cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì vấn đề lao động trẻ em cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển toàn diện trƣớc hết là của bản thân trẻ em lao động sớm và xa hơn là của toàn xã hội.

Trẻ em lao động sớm phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, đa phần trẻ em lao động sớm không ý thức hết đƣợc điều này. Chúng ta có thể bắt gặp trên báo đài, tivi,… rất nhiều trƣờng hợp trẻ em lao động sớm bị lạm dụng tình dục nhƣng trong thực tế, việc thống kê số trẻ em lao động sớm bị lạm dụng tình dục là một việc làm hết sức khó khăn.

Đối với trẻ em lao động sớm, khái niệm lạm dụng tình dục đƣợc hiểu đơn thuần là hiếp dâm, cƣỡng dâm. Trẻ em lao động sớm không coi những hình vi nhƣ: sử dụng dâm ngôn, các hành động sàm sỡ, nhìn trộm khi trẻ đang tắm, thay quần áo, cho xem ảnh khiêu dâm… là những hành vi lạm dụng tình dục mức độ thấp. Rõ ràng các em không đƣợc trang bị một nền tảng kiến thức cơ bản cũng nhƣ những kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình trƣớc nguy cơ bị lạm dụng tình dục.

CHƢƠNG III: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÕNG NGỪA NGUY CƠ BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC CHO TRẺ EM LAO ĐỘNG

SỚM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngành CTXH ở Việt Nam đã đạt đƣợc những bƣớc tiến quan trọng. Tuy nhiên, một câu hỏi đƣợc đặt ra đó là: Làm sao để ngành CTXH ở Việt Nam trở thành một ngành mang tính chuyên nghiệp cao. Lời giải đáp nằm ở chính những NV CTXH. Mỗi NV CTXH phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn cũng nhƣ những kĩ năng nghiệp vụ, nhằm đem lại sự hỗ trợ hiệu quả nhất cho mọi đối tƣợng khách hàng. Và một trong những kiến thức mà bất kì một NV CTXH nào cũng phải nắm vững đó là những kiến thức, kỹ năng làm việc với đối tƣợng là trẻ em lao động sớm bị lạm dụng tình dục.

Vai trò CTXH trong việc giúp đỡ trẻ em lao động sớm ngăn ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục là vô cùng quan trọng và cần thiết. Có thể khẳng định điều này dựa trên hai khía cạnh cơ bản sau:

Xét trên khía cạnh phòng ngừa, NV CTXH thông qua tiến trình CTXH phù hợp, cung cấp cho trẻ em lao động sớm có nguy cơ bị lạm dụng tình dục những kiến thức, hiểu biết cũng nhƣ những kỹ năng ứng phó phù hợp để các em có thể tự bảo vệ trƣớc nguy cơ này, trong điều kiện môi trƣờng sống cũng nhƣ môi trƣờng làm việc tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.

Trên khía cạnh chữa trị, NV CTXH thông qua tiến trình can thiệp trực tiếp CTXH với cá nhân, tiến hành trị liệu thƣơng tổn về mặt tâm lý cho những trƣờng hợp trẻ em lao động sớm là nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục. Song song với quá trình trị liệu, NV CTXH đan cài phát triển những kỹ năng đối phó khác nhau giúp trẻ em lao động sớm ngăn ngừa nguy cơ tái bị lạm dụng tình dục.

Trên cơ sở đó, những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra đối với ngành CTXH trong việc giúp đỡ TE LĐS ngăn ngừa nguy cơ bị LDTD đó là:

Thứ nhất, CTXH giúp trẻ em lao động sớm nhận diện đƣợc những nguy cơ bị lạm dụng mà các em có thể gặp phải trong quá trình đi lao động kiếm sống, đặc biệt nhấn mạnh tới nguy cơ bị lạm dụng tình dục.

Thứ hai, đối với những trƣờng hợp trẻ em lao động sớm bị lạm dụng tình dục, CTXH tiến hành can thiệp trị liệu những tổn thƣơng (nếu có).

Thứ ba, CTXH giúp trẻ em lao động sớm phát triển, tăng cƣờng các kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội) (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)