CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Một số lý thuyết Công tác xã hội đƣợc áp dụng trong nghiên cứu:
1.2.2. Lý thuyết phân tâm học
Phân tâm học là một trong những học thuyết vĩ đại của Tâm lý học phát triển. Sự hình thành và phát triển của học thuyết này gắn liền với tên tuổi của thiên tài Sigmund Freud và các nhà tâm lý học hậu Freud nổi tiếng khác nhƣ: Anna Freud, Heiz Hartmann và Erikson.
Học thuyết Phân tâm học quan tâm đến việc hành vi xuất phát từ những động thái (tức là những suy nghĩ, tình cảm của con ngƣời) nhƣ thế nào và tƣơng tác ra sao trong ý thức con ngƣời. Tuy nhiên các luận điểm của lí thuyết này cũng đã có nhiều thay đổi. Nếu nhƣ Freud chỉ quan tâm đến các yếu tố tâm lý làm xuất hiện hành vi và giải thích hành vi một cách đơn giản, thì các nhà phân tâm học sau này còn quan tâm đến cách thức mà ý trí thúc đẩy hành vi. Đồng thời họ cũng cho rằng cả ý thức và hành vi đều chịu ảnh hƣởng bởi môi trƣờng xã hội mà con ngƣời sinh sống. Đó là một cách nhìn nhiều chiều và mang tính biện chứng hơn.
Thuyết Phân tâm học bao gồm 3 phần: Lý thuyết về sự phát triển của con ngƣời, Lý thuyết về cấu trúc nhân cách, Lý thuyết về tâm lý học nhân cách lệch chuẩn và cách điều trị. Hai hạt nhân chính, cơ sở cho sự hình thành của thuyết là tƣ tƣởng “Quyết định luận tâm lý” và “Cái vô thức”. “Quyết định luận tâm lý” cho
rằng hành vi xuất phát từ các quá trình tƣ duy của con ngƣời chứ không phải tự nhiên mà có đƣợc. Còn “Cái vô thức” nhấn mạnh tới sự tồn tại của những hoạt động tƣ duy hay những tinh thần tiềm ẩn mà con ngƣời ta còn chƣa biết tới.
Trong Phân tâm học cổ điển, Lý thuyết về tâm lý học nhân cách lệch chuẩn và cách điều trị đòi hỏi các nhà trị liệu phải biến mình thành những “màn hình trống” để bệnh nhân/ thân chủ có thể phóng chiếu lên đó những suy nghĩ, ảo tƣởng, những tâm tƣ tình cảm bị dồn nén của mình. Đây đƣợc gọi là sự chuyển dịch tình cảm xuôi. Thông qua sự chuyển dịch này, bệnh nhân/ thân chủ có cơ hội bộc lộ những ý nghĩ trong tiềm thức của mình. Khi ấy, những cảm xúc bị dồn nén, các mối quan hệ và những trải nghiệm trong quá khứ sẽ không còn gây ra trục trặc trong các hành vi hiện tại nữa. Freud cho rằng cá nhân xuất hiện những hành vi không mong muốn trong hiện tại là do những xung đột bị dồn nén trong quá khứ và đôi khi nó đƣợc thể hiện ra ngoài dƣới nhiều góc độ khác nhau. Việc khám phá ra nguyên nhân cốt lõi của những hành vi đó là một điều cần thiết.
Song song với quá trình chuyển dịch tình cảm xuôi, nhà trị liệu thực hiện một quá trình chuyển dịch tình cảm ngƣợc: đƣa những quan điểm, suy nghĩ tích cực của mình cho thân chủ đó để giúp họ thay đổi nhận thức và hành vi. Hầu hết các kỹ thuật phân tâm học truyền thống đều quan tâm đến việc giúp thân chủ thấu hiểu những cảm giác bị dồn nén của họ.
Vận dụng Lý thuyết về tâm lý học nhân cách lệch chuẩn và cách điều trị của Phân tâm học trong đề tài, ta thấy: bị lạm dụng tình dục là một trải nghiệm đau đớn và vô cùng khắc nghiệt đối với Trẻ em lao động sớm. Về cơ bản, hầu hết trẻ đều chọn phƣơng án im lặng và giữ trải nghiệm đó cùng những xúc cảm dồn nén trong lòng. Chính vì vậy, NV CTXH phải trở thành một “màn hình trống” để giúp trẻ có thể bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm của mình. Trong quá trình điều trị, chuyển dịch tình cảm là một kỹ thuật quan trọng và thiết yếu.