CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.2. xuất các giải pháp có sự can thiệp của Công tác xã hội nhằm giúp đỡ
Trẻ em lao động sớm ngăn ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục
Trong những năm qua, thực hiện chủ trƣơng phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội với mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn mình, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách lớn trong lĩnh vực
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung, và trẻ em lao động sớm, trẻ em bị lạm dụng tình dục/ xâm hại tình dục nói riêng.
Để phát huy vai trò của ngành CTXH nói chung mà đặc biệt là của các NV CTXH nói riêng trong việc giúp đỡ nhóm trẻ em lao động sớm phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục, luận văn xin đƣợc đề xuất một vài giải pháp/ mô hình trong đó có sự can thiệp của các NV CTXH nhƣ sau:
3.2.1. Các giải pháp truyền thông nâng cao trình độ nhận thức của xã hội, của cộng đồng và trẻ em trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở Trẻ cộng đồng và trẻ em trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở Trẻ em lao động sớm
NV CTXH tập trung xây dựng và triển khai các chƣơng trình, kế hoạch tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong nhân dân về các biện pháp phòng ngừa nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em mang tính cộng đồng rõ rệt.
NV CTXH, đặc biệt là những NV CTXH trong trƣờng học tập trung xây dựng, phát triển và đƣa vào chƣơng trình đào tạo cho học sinh các cấp chuyên đề về giáo dục giới tính, về tâm lý lứa tuổi và các kỹ năng phòng tránh lạm dụng tình dục ở trẻ em.
Bồi dƣỡng nghiệp vụ, trang bị và nâng cao kỹ năng tuyên truyền, giáo dục phòng chống tệ nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em cho đội ngũ NV CTXH chuyên trách tại địa phƣơng và các ban ngành, đoàn thể liên quan.
Vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền, giáo dục phòng chống tệ nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ,.. tại địa phƣơng, làm cho mỗi gia đình, mỗi cộng đồng đều có ý thức quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị lạm dụng tình dục.
Tổ chức các buổi sinh hoạt giáo dục giới tính, tâm lý lứa tuổi bổ ích cho trẻ em ngay tại cộng đồng.
Đẩy mạnh giáo dục giới tính, tâm lý lứa tuổi không chỉ ở trƣờng học mà còn ngay trong từng gia đình, cộng đồng, nhóm dân cƣ nhằm giúp các em có thể nâng cao nhận thức, biết phân biệt đúng, sai, biết tự đấu tranh bảo vệ bản thân và bạn bè xung quanh, dám lên án, tố cáo những kẻ có hành vi đồi bại.
Tổ chức nghiên cứu biên soạn, in ấn, sản xuất và phát hành các tài liệu tuyên truyền cần thiết; tập huấn cán bộ CTXH, xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin về các trƣờng hợp trẻ em lao động sớm có nguy cơ bị lạm dụng tình dục.
Phối hợp với các tổ chức trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài tiến hành các hoạt động tuyên truyền giáo dục phòng chống tệ nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em, mà đặc biệt là với nhóm đối tƣợng trẻ em lao động sớm.
3.2.2. Đề xuất các giải pháp về hoạt động của các trung tâm Công tác xã hội nhằm giúp đỡ nhóm Trẻ em lao động sớm phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục
Những năm qua, trên cơ sở tăng cƣờng việc thực hiện xã hội hóa trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TEHCĐBKK nói chung, TE LĐS nói riêng, chúng ta đã xây dựng và sáng tạo ra nhiều mô hình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục hoạt động có hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho các em có đƣợc một cuộc sống ổn định và ngày càng tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, để có thể phát huy hơn nữa sự tham gia của CTXH trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE LĐS ngăn ngừa nguy cơ bị LDTD, luận văn xin đề xuất về việc tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động của các trung tâm Công tác xã hội, phát huy các điểm CTXH cộng đồng nhằm phát huy vai trò của CTXH. Các hoạt động chính của mô hình này bao gồm:
Giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm cho TE LĐS. Trẻ em lao động sớm sau khi đƣợc định hƣớng, đƣợc học nghề và giới thiệu việc làm sẽ có việc làm ổn định, có thu nhập, đảm bảo cuộc sống trong tƣơng lai.
Cung cấp các dịch vụ chăm sóc, tƣ vấn dành riêng cho TE LĐS ngăn ngừa nguy cơ bị LDTD. NV CTXH tham vấn cho trẻ những kiến thức về giới tính, tình dục, tình yêu, …cũng nhƣ những kỹ năng sống cần thiết để trẻ có thể tự bảo vệ mình trƣớc nguy cơ bị lạm dụng tình dục.
Cung cấp địa chỉ hỗ trợ về mặt pháp lý đáng tin cậy dành riêng cho những TE LĐS bị LDTD dƣới dạng các đƣờng dây nóng, …. NV CTXH khi này sẽ đóng vai trò ngƣời biện hộ hợp tác với trẻ tố cáo tội phạm. NV CTXH giúp trẻ viết lời khai với những thông tin cụ thể, chính xác, đƣa ra các chứng cứ, nhân chứng, vật chứng, giúp trẻ đƣa vấn đề ra trƣớc tòa án. Quan trọng hơn, trong những tình huống
này, NV CTXH là ngƣời trấn an và bảo vệ trẻ trƣớc những dƣ luận xã hội và những sự hăm dọa (nếu có) từ phía tội phạm và gia đình họ. Giám sát và giúp đỡ trẻ trong quá trình xét xử.
Cung cấp những hộ trợ ở khía cạnh ý tế: NV CTXH dàn xếp khủng hoảng kết hợp với trị liệu tâm lý cho khách hàng là đối tƣợng trẻ em lao động sớm bị lạm dụng tình dục. Thu xếp cho trẻ đến các cơ sở y tế để chữa trị những tổn thƣơng về mặt thể chất (nếu có) nhƣ: nạo phá thai, sinh con, điều trị các bệnh STDs, …
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong vòng hai thập niên trở lại đây, kể từ những năm 90 của thập kỷ trƣớc, nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ khá nhanh và ổn định; kéo theo đó là sự ra đời và lớn mạnh của các loại hình kinh tế tƣ nhân, kinh tế hộ gia đình với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ. Quá trình này đã tạo ra nhiều việc làm hơn cho xã hội, nhƣng đồng thời, nó cũng dẫn đến tình trạng gia tăng sự tham gia của trẻ em vào quá trình lao động sản xuất hàng hóa.
Kết quả nghiên cứu về nguy cơ bị LDTD ở nhóm TE LĐS cho thấy 100% trẻ em lao động sớm trên địa bàn hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện nay, phải làm việc hơn 8 tiếng/ ngày, với mức lƣơng trung bình từ 1 triệu đồng – 3 triệu đồng/ tháng, trong những điều kiện không lấy gì làm đảm bảo cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết còn non nớt nên trẻ em lao động sớm dễ trở thành nạn nhân của sự bóc lột, sự lạm dụng tàn tệ, mà lạm dụng tình dục chỉ là một trong số đó.
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ em lao động sớm luôn phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Thế nhƣng, không phải trẻ nào cũng nhận thức đƣợc điều đó. Nghiên cứu đã tiến hành PVS 15 trẻ em lao động sớm và có tới 90% số trẻ này không thể đƣa ra một định nghĩa hoàn chỉnh khi nhắc tới hành vi lạm dụng tình dục trẻ em. Đa phần trẻ em lao động sớm có xu hƣớng đồng nhất khái niệm lạm dụng tình dục trẻ em với hành vi cƣỡng hiếp hoặc hãm hiếp trẻ em. Trẻ em lao động sớm không cho những hành vi nhƣ: dâm ngôn, sờ/ chạm tay vào chỗ kín, nhìn trộm khi trẻ tắm/ thay quần áo, cho/ ép trẻ xem các ấn phẩm khiêu dâm,… cũng là những hành vi lạm dụng tình dục. Vì vậy, trong một số trƣờng hợp, trẻ còn thích thú trêu đùa lại.
Lạm dụng tình dục để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ em lao động sớm. Ngoài những thƣơng tổn về thể chất có thể đƣợc nhìn thấy, trẻ em lao động sớm còn phải gánh chịu những thƣơng tổn nặng nề về mặt tâm lý dai dẳng trong suốt cuộc đời. Với hầu hết trẻ em lao động sớm đã bị lạm dụng tình dục, cuộc đời các em gần nhƣ thay đổi hoàn toàn sau cú
shock có phần nghiệt ngã này. Nhiều em trong số đó đã sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhƣ: nghiện hút ma túy, làm gái mại dâm, …
Vai trò của CTXH trong việc giúp trẻ em lao động sớm ngăn ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục đƣợc khẳng định là vô cùng quan trọng. NV CTXH bằng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của mình có thể tham vấn, giúp trẻ em lao động sớm tháo gỡ những khúc mắc về các vấn đề liên quan tới giới tính, tình dục, tình yêu,.. cũng nhƣ các vấn đề khác trong cuộc sống của các em. Đặc biệt, NV CTXH còn có thể trang bị cho trẻ em lao động sớm những kiến thức, những kỹ năng sống cơ bản để trẻ có thể tự bảo vệ mình trƣớc nguy cơ bị lạm dụng tình dục đang ngày một nhức nhối nhƣ hiện nay.