Thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội) (Trang 37 - 39)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Một số lý thuyết Công tác xã hội đƣợc áp dụng trong nghiên cứu:

1.2.5. Thuyết hệ thống

Các quan điểm về hệ thống đƣợc áp dụng trong thực hành CTXH nói riêng và CTXH nói chung có nguồn gốc từ “Lý thuyết các hệ thống chung – General Systems Theory” của nhà sinh vật học nổi tiếng ngƣời Ý Ludwig von Bertalanffy (1968). Lý thuyết này cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống đƣợc tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngƣợc lại cũng là một phần của hệ

thống lớn hơn. Do đó con ngƣời là một bộ phận của xã hội và đƣợc tạo nên từ các phân tử, những phân tử này lại đƣợc tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn.

Tiếp sau Ludwig von Bertalanffy, các nhà khoa học khác nhƣ: Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980).. đã nghiên cứu và phát triển lý thuyết này. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đƣa lí thuyết hệ thống vào áp dụng trong thực tiễn CTXH phải kể đến công đầu của các nhà khoa học nhƣ: Pincus và Minahan (1973), Germain và Gitterman (1980).

Pincus và Minahan đã chỉ ra nguyên tắc trong tiếp cận CTXH theo Lý thuyết hệ thống tổng quát đó là: con ngƣời phụ thuộc vào các hệ thống trong môi trƣờng xã hội gần gũi họ để có đƣợc cuộc sống thỏa mãn. Chính vì vậy, CTXH phải tập trung vào những hệ thống đó. Theo đó có 3 loại hệ thống hỗ trợ con ngƣời là: (1). Các hệ thống thân tình hay tự nhiên (nhƣ: gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp), (2). Các hệ thống chính quy (nhƣ: các nhóm cộng đồng hay tổ chức công đoàn) và (3). Các hệ thống xã hội (nhƣ: bệnh viện, trƣờng học). Các cá nhân có vấn đề không có khả năng sử dụng hệ thống trợ giúp vì nhiều nguyên nhân nhƣ: các hệ thống này không tồn tại trong cuộc sống của họ, họ không biết hoặc không mong muốn sử dụng các hệ thống nhƣ vậy, các chính sách của hệ thống không phù hợp với ngƣời sử dụng hay giữa các hệ thống có sự mâu thuẫn với nhau. Mục tiêu của cách tiếp cận này là giúp cá nhân thực hiện đƣợc những nhiệm vụ cuộc sống của họ, xoá bỏ áp lực và đạt đƣợc những mục tiêu và các vị thế có giá trị đƣợc xem là quan trọng đối với cá nhân thông qua việc chỉ ra đâu là yếu tố gây ra các vấn đề trong mối quan hệ tƣơng tác giữa cá nhân và môi trƣờng của họ. Nghĩa là, NV CTXH cần tìm ra đâu là nguyên nhân khiến trẻ lao động sớm không có khả năng sử dụng các hệ thống hỗ trợ trong môi trƣờng sống của các em.

Mô hình cuộc sống của Germain và Gitterman đƣợc áp dụng trong thực hành CTXH dựa trên quan điểm của lý thuyết hệ thống sinh thái. Mô hình này tập trung phân tích khả năng thích nghi của con ngƣời trong sự trao đổi lẫn nhau với rất nhiều khía cạnh của môi trƣờng mà họ đang sống. Tức là con ngƣời thay đổi và bị thay đổi do môi trƣờng nhƣ thế nào? Thực chất trong cuộc sống, mọi

vấn đề chúng ta gặp phải đều có thể tạo ra những áp lực, nhƣng quan trọng là sự ảnh hƣởng và tính chất của nó ra sao. Không phải tình huống nào cũng hƣớng đến những áp lực thực tế. Những áp lực chỉ xuất hiện trong những tình huống cá nhân không thích ứng đƣợc khi trao đổi với môi trƣờng. Cốt lõi của thuyết này nhấn mạnh đến tầm quan trọng về khả năng thích ứng, kiểm soát, nhận thức môi trƣờng bên ngoài của mỗi cá nhân. Để có thể hiểu đƣợc vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, NV CTXH phải xâm nhập vào thế giới của họ. Khi đó, sự thấu cảm là một kỹ năng cần thiết, đặc biệt đối với trƣờng hợp khách hàng là trẻ lao động sớm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)