CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm liên quan đƣợc sử dụng trong đề tài:
1.1.2. Khái niệm Công tác xã hội
Theo Hiệp hội quốc gia nhân viên Công tác xã hội Mỹ (NASW): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”.
Theo quan điểm của Liên đoàn Công tác xã hội quốc tế (IFSW) thì: "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ
của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".
Có thể thấy, dù đƣợc định nghĩa theo cách nào thì Công tác xã hội cũng bao hàm các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, CTXH là một ngành khoa học cơ bản, vận dụng các lý thuyết khoa học nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi nhằm hƣớng tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Bên cạnh đó, CTXH còn là một dịch vụ đƣợc chuyên môn hóa, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến con ngƣời nhằm thỏa mãn các nhu cầu căn bản, nâng cao việc thực hiện chức năng xã hội của con ngƣời. [34]
Công tác xã hội với Trẻ em lao động sớm là một trong những chuyên ngành sâu của CTXH. Đối tƣợng làm việc của NV CTXH ở đây là Trẻ em lao động sớm.