Khái niệm Trẻ em lao động sớm hay Lao động trẻ em:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội) (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Các khái niệm liên quan đƣợc sử dụng trong đề tài:

1.1.1. Khái niệm Trẻ em lao động sớm hay Lao động trẻ em:

Xét trên góc độ luật pháp quốc tế (Công ƣớc về quyền trẻ em), Công ƣớc số 138 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và luật pháp của quốc gia (Hiến pháp, Bộ luật Lao động và Luật Dân sự) thì ở Việt Nam có thể đƣa ra sử dụng các khái niệm (thuật ngữ) sau: [28]

Trẻ em làm việc: là hiện tƣợng trẻ em dành một số thời gian để làm các công việc giúp đỡ gia đình, kết hợp trong giáo dục để nâng cao hiểu biết về lao động, rèn luyện ý chí tự lực, làm quen với lao động. Những công việc các em làm phù hợp với sức khỏe của các em, không ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển của thể lực, trí lực, nhân cách và đặc biệt không cản trở đến việc học tập, vui chơi, giải trí của các em. Nó có nhiều mặt tích cực giúp cho trẻ em xác định đƣợc trách nhiệm khi đến tuổi trƣởng thành.

Lao động trẻ em: là chỉ những em dƣới tuổi lao động đang sử dụng hầu hết thời gian, mà đáng lẽ dành cho học tập, để làm những công việc không hợp với sức mình nhằm tạo ra thu nhập mƣu sinh cho bản thân và hỗ trợ cho gia đình. Đó là những trẻ em làm thuê trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong khu vực không chính thức; trẻ em lang thang kiếm sống ở các đô thị; trẻ em làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các công việc ảnh hƣởng đến nhân cách của các em. Các công việc đã cƣớp đi cơ hội phát triển cơ thể, giáo dục và các nhu cầu trẻ thơ khác của các em.

Nhƣ vậy, khái niệm Lao động trẻ em hay Trẻ em lao động sớm đƣợc tiếp cận đồng thời từ hai khía cạnh cơ bản, đó là: độ tuổi và tính chất công việc mà trẻ tham gia.

Xét trên khía cạnh tính chất công việc mà trẻ tham gia, khái niệm Trẻ em lao động sớm (Child labour) hoàn toàn khác với khái niệm Trẻ em tham gia làm việc

(Child work). Thuật ngữ Trẻ em tham gia làm việc đƣợc sử dụng khi trẻ em tham gia một cách tự nguyện để giúp đỡ gia đình. Những công việc này phù hợp với lứa

tuổi, khả năng cũng nhƣ tình trạng thể chất, trí tuệ của trẻ. Bên cạnh đó nó còn góp phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Trẻ em lao động sớm là trẻ em phải đi làm những công việc toàn thời gian ở độ tuổi quá sớm; những công việc này cản trở học hành; hạ thấp nhân phẩm, lòng tự trọng và gây ra sự căng thẳng thái quá về mặt thể chất, xã hội hay tâm lý cho các em. Các em bị bóc lột tàn tệ về sức lao động hay thậm chí cả về mặt tình dục.

Ở Việt Nam hiện nay vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về Trẻ em lao động sớm. Mọi tranh luận phần lớn xoay xung quanh khía cạnh độ tuổi của trẻ.

Bộ Luật Lao động của Việt Nam quy định rõ:

Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Nơi có sử dụng người lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu.

Nghiêm cấm lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên.

(Điều 119 – Bộ Luật Lao động Việt Nam)

Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Đối với nghành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.

(Điều 120 – Bộ Luật Lao động Việt Nam)

Căn cứ theo độ tuổi lao động đƣợc quy định trong Bộ Luật Lao động Việt Nam, ngƣời lao động phải là ngƣời từ 15 tuổi trở lên. Ngƣời lao động chƣa đủ 18 tuổi đƣợc gọi là lao động chƣa thành niên.

Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em:

Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

(Điều 1 – Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Trẻ em)

Qua các ý kiến trên chúng ta nhận thấy chƣa có một quan niệm thống nhất về độ tuổi quy định thế nào đƣợc gọi là Trẻ em lao động sớm.

Trong phạm vi đề tài này, Trẻ em lao động sớm đƣợc giới hạn trong độ tuổi dƣới 16 tuổi. Theo đó, khái niệm Trẻ em lao động sớm ở Việt Nam có thể đƣợc hiểu là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em - những người dưới 16 tuổi - phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi.

Có nhiều cách để phân loại Trẻ em lao động sớm. Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng những cách phân loại này chỉ mang tính chất tƣơng đối.

Phân loại theo khu vực địa lý (tức là phân Trẻ em lao động sớm theo khu vực nông thôn và khu vực thành thị, theo các vùng kinh tế).

Phân loại theo các ngành kinh tế chủ yếu: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Phân loại theo hình thức làm việc: lao động trong kinh tế hộ gia đình, lao động làm thuê trong các hộ gia đình và trong các doanh nghiệp.

Phân loại theo thời gian lao động: phản ánh mức độ phải lao động quá giờ của trẻ theo từng nhóm tuổi cụ thể (6 - 10), (11- 14), (15 - 17).

Phân loại theo góc độ bất đồng hoặc không có bất đồng về lợi ích kinh tế giữa Nhà nƣớc, cộng đồng, gia đình trẻ và ngƣời sử dụng lao động.

Luận văn sử dụng cách phân loại theo tiêu chí hình thức làm việc của Trẻ em lao động sớm. Đó là có thể chia trẻ em lao động sớm thành 3 nhóm: nhóm trẻ làm giúp việc trong các hộ gia đình, nhóm trẻ lao động làm thuê trong kinh tế hộ gia đình (nhà hàng, quán ăn, quán nƣớc,…) và nhóm trẻ lao động làm thuê trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tƣ nhân nhỏ lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)