Đvt: %
Chỉ tiêu Rau an toàn Rau thƣờng BQC
1. Giống có nguồn gốc rõ ràng 100,0 83,5 90,6
2. Ghi chép số lƣợng, chủng loại giống 75,3 22,0 44,9
3. Xử lý mầm bệnh trƣớc khi trồng 67,3 37,5 50,3
4. Ghi chép đầy đủ về đơn vị cung cấp giống 47,3 14,0 28,3
(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2020)
Số liệu Bảng 3.9 cho thấy, có sự khác nhau trong áp dụng các yêu cầu về giống giữa hộ sản xuất RAT và sản xuất rau thƣờng. Các hộ sản xuất RAT coi trọng khâu chọn và xử lý giống trong quá trình sản xuất, trong khi các hộ sản xuất rau thƣờng chƣa thực sự quan tâm đến công tác này. Điều này thể hiện thông qua ý kiến đánh giá các chỉ tiêu thực hiện quy trình về giống của hộ sản xuất RAT cao hơn hộ sản xuất rau thƣờng. Cụ thể, khi lựa chọn giống rau, 100% số hộ sản xuất RAT sử dụng giống rau có nguồn gốc rõ ràng, 75,3% số hộ có ghi chép khá đầy đủ về số lƣợng và chủng loại giống rau, 67,3% số hộ có xử lý mầm bệnh trƣớc khi trồng. Trong khi tỷ lệ này ở hộ sản xuất rau thƣờng lần lƣợt là 83,5%, 22,0% và 37,5%. Tuy nhiên, còn 32,7% số hộ sản xuất RAT chƣa thực hiện xử lý mầm bệnh trƣớc khi trồng, điều này xuất phát từ thói quen chỉ ngâm hạt giống để giúp tăng tỷ lệ này mầm.
Biểu đồ 3.6. Nguồn cung cấp giống rau
(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)
18,0% 52,5% 25,5% 4,0% 2,0% 62,0% 28,7% 7,3% 0% 20% 40% 60% 80%
Giống của gia đình tự có Mua ở Đại lý Cửa hàng tƣ nhân Khác
89
Về nguồn cung cấp giống: Giống rau đƣợc cung cấp từ hai nguồn chính, từ các công ty chuyên kinh doanh hạt giống cung cấp thông qua đại lý hoặc cửa hàng vật tƣ nông nghiệp tại địa phƣơng hoặc ngƣời dân tự để giống. Tỷ lệ giống mua tại các đại lý và cửa hàng vật tƣ nông nghiệp khá cao do các loại giống có nguồn gốc rõ ràng và thuận tiện trong giao dịch. Ngoài ra, một số hộ tự để giống phục vụ sản xuất, chủ yếu tập trung vào các loại rau truyền thống nhƣ mùng tơi, mƣớp đắng, rau cải và rau gia vị.
b) Về phân bón
Tình hình thực hiện quy trình về phân bón trong sản xuất rau đƣợc thể hiện qua số liệu Bảng 3.10.