Cơ cấu sản xuất RAT tỉnh Thừa Thiên Huế theo địa phƣơng năm 2020

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 88)

Thiên Huế theo địa phƣơng năm 2020

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của các huyện)

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sản xuất rau tỉnh Thừa Thiên Huế theo địa phƣơng năm 2020 Thiên Huế theo địa phƣơng năm 2020

76

nghiệp của tỉnh, đến năm 2020 diện tích sản xuất RAT đạt 600 ha [62], thì hiện nay diện tích sản xuất RAT mới đạt 20,1% so với kế hoạch đề ra của tỉnh. Vì vậy, việc mở rộng diện tích sản xuất RAT nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển của tỉnh cũng nhƣ cung ứng sản phẩm an toàn cho ngƣời dân là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Về chủng loại rau: Các loại rau đƣợc sản xuất chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm rau lấy lá (rau cải, rau xà lách, rau muống, rau dền, rau cải cúc, rau mồng tơi, rau thơm,…), rau lấy thân, củ (hành lá, ném,…) và rau lấy quả (mƣớp đắng, bầu, bí, ớt,….). Tuy nhiên, các loại RAT đƣợc sản xuất ít hơn về chủng loại, bao gồm rau lấy lá nhƣ rau má, cải xanh, xà lách, rau thơm, rau dền, mồng tơi và cải cúc; rau lấy thân nhƣ hành lá và rau lấy quả nhƣ mƣớp đắng. Chủng loại và địa bàn sản xuất RAT đƣợc thể hiện ở Phụ lục 3.1.

Về mùa vụ sản xuất: Hoạt động sản xuất RAT đƣợc tiến hành quanh năm. Diện tích sản xuất khơng có sự biến động giữa các mùa vụ, do các vùng sản xuất rau tại tỉnh là vùng sản xuất chuyên canh. Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng thích nghi với các điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau nên chủng loại rau có sự khác nhau giữa hai vụ Đơng Xn và Hè Thu. Thời vụ gieo trồng RAT đƣợc thể hiện qua Phụ lục 3.2.

3.1.1.2. Phát triển về sản lượng rau an toàn

Sự phát triển về sản lƣợng rau và RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020 đƣợc thể hiện qua số liệu Bảng 3.2, Biểu đồ 3.3 và Biểu đồ 3.4.

Bảng 3.2. Sản lƣợng rau và RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 Năm Tổng sản lƣợng(1) Năm Tổng sản lƣợng(1) (Tấn) Sản lƣợng RAT(2) (Tấn) Tỷ trọng RAT/Tổng sản lƣợng rau (%) 2016 45.308 803 1,8 2017 44.352 948 2,1 2018 47.724 1.050 2,2 2019 48.430 1.127 2,3 2020 48.424 1.180 2,4 Tốc độ phát triển bình quân (%) 101,7 110,1

(Nguồn: (1) Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2021 (2) Tổng hợp từ Báo cáo của các huyện)

77

Tổng sản lƣợng rau có sự tăng lên qua 5 năm, từ 45.308 tấn năm 2016 lên 48.424 tấn năm 2020, tăng 3.116 tấn, tƣơng đƣơng 6,9%. Tốc độ tăng sản lƣợng bình quân là 101,7%/năm. Nếu xét theo địa bàn sản xuất, năm 2020 huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền và thị xã Hƣơng Trà có sản lƣợng rau đạt đƣợc cao nhất, chiếm 65,7% tổng sản lƣợng rau tồn tỉnh, trong đó huyện Phú Vang chiếm 30,3%, thị xã Hƣơng Trà chiếm 19,0% và huyện Quảng Điền chiếm 16,4%.

Sản lƣợng RAT có sự gia tăng cả về số lƣợng và tỷ trọng trong giai đoạn 2016 – 2020. Năm 2016, sản lƣợng RAT đạt 803 tấn, chiếm 1,8% tổng sản lƣợng rau toàn tỉnh. Năm 2020, sản lƣợng RAT đạt 1.180 tấn, chiếm 2,4% tổng sản lƣợng. So với năm 2016, năm 2020 sản lƣợng RAT tăng 377 tấn, tƣơng đƣơng tăng 46,9%. Tốc độ phát triển trung bình là 110,1%/năm, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy RAT đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau sạch ngày càng cao của ngƣời dân trong tỉnh và các vùng lân cận. Tuy nhiên, do diện tích sản xuất RAT cịn ít nên sản lƣợng cịn thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lƣợng. Xét theo địa bàn sản xuất, năm 2020, sản lƣợng RAT tại huyện Quảng Điền và thị xã Hƣơng Trà chiếm 85,4% tổng sản lƣợng. Trong đó, huyện Quảng Điền chiếm 71,4% và thị xã Hƣơng Trà chiếm 14,0%.

Tóm lại, trong giai đoạn 2016 - 2020 diện tích và sản lƣợng RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế có xu hƣớng tăng lên, mặc dù quy mơ sản xuất còn nhỏ, chƣa đạt đƣợc theo quy hoạch sản xuất RAT. Tuy nhiên, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang thay đổi theo

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)