Mức hiểu biết về rauan toàn của hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 125 - 126)

Đvt: %

Mức hiểu biết về RAT Hộ sản xuất RAT

Hộ sản xuất rau thƣờng

BQC

1. Hoàn toàn không biết 0,0 0,0 0,0

2. Chỉ biết ít 0,0 29,0 16,6

3. Biết nhƣng không hiểu rõ 0,7 55,5 32,0

4. Biết và hiểu tƣơng đối rõ 72,7 15,5 40,0

5. Biết rõ và đầy đủ 26,7 0,0 11,4

(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ sản xuất năm 2020)

3.2.4.3. Định hướng và nhu cầu phát triển sản xuất rau an toàn của hộ

Khảo sát định hƣớng sản xuất của hộ trong thời gian tới, 87,4% số hộ đƣợc phỏng vấn cho biết vẫn tiếp tục sản xuất rau, trong đó hộ sản xuất RAT là 92,7% và hộ sản xuất rau thƣờng là 83,5%. Theo hộ sản xuất, sản xuất rau cho thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác và là nguồn thu nhập chính của gia đình. Bên cạnh đó, sản xuất rau cho thu thập thƣờng xuyên nên có thể trang trải cho các khoản chi phí sinh hoạt của gia đình. Có 9,4% số hộ chƣa có quyết định về định hƣớng sản xuất trong thời gian tới và 3,1% số hộ không tiếp tục sản xuất rau là do các hộ này đã lớn tuổi và không có lao động.

Về lựa chọn hình thức sản xuất rau: 100% số hộ sản xuất RAT đƣợc khảo sát

cho rằng họ vẫn tiếp tục sản xuất RAT, 32,5% số hộ sản xuất rau thƣờng có dự định chuyển sang sản xuất RAT, 67,5% số hộ sản xuất rau thƣờng chƣa có ý định chuyển sang sản xuất RAT. Lý do các hộ sản xuất rau thƣờng dự định chuyển sang sản xuất RAT bởi vì sản phẩm RAT dễ bán và giá ổn định hơn giá rau thƣờng nên cho thu nhập cao và ổn định hơn, đồng thời khi sản xuất theo hƣớng RAT thì sức khỏe của ngƣời sản xuất đƣợc đảm bảo do hạn chế tiếp xúc với thuốc BVTV.

115

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)