Giá trị Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng Tiền gửi khách hàng 175.895 184.415 4,84% 233.776 26,77% Tỷ trọng/tổng NVHĐ 38,38% 32,29% 37,3% Vay NHNN 0 0 — 13.000 — Tỷ trọng/tổng NVHĐ — — 2,1% Vay các TCTD khác 282.392 386.660 36,92% 379.849 —1,76% Tỷ trọng/tổng NVHĐ 61,62% 67,71% 60,6%
Tông nguồn vốn huy
Chỉ tiêu Năm 2018
Năm 2019 Năm 2020
47
Qua bảng trên, ta thấy được tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn huy động năm 2019 tăng 24,61% so với năm 2018 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không đủ vốn để sản xuất kinh doanh, vì vậy mà khối lượng vốn huy động trong năm này không được cao. Đến năm 2020 nền kinh tế đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp, cá nhân làm ăn có lãi. Để thu hút tối đa vốn, chi nhánh đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đặc biệt đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi (theo đối tượng, theo kì hạn, theo loại tiền), mở rộng nhiều tiện ích đi kèm với hoạt động gửi tiền như xem số dư tài khoản tiền gửi qua internet mà không cần phải đến chi nhánh, thực hiện chuyển khoản thanh toán chi trả hóa đơn sinh hoạt hàng ngày, v.v. Bên cạnh đó, chi nhánh đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với sự biến động của thị trường. Do áp dụng chiến lược kinh doanh đúng đắn nên lượng vốn huy động của chi nhánh tăng mạnh, tỷ lệ tăng 9,73% so với năm 2019. Cùng với việc huy động tiền gửi tại địa phương, chi nhánh còn huy động nguồn vốn từ việc vay ngân hàng nhà nước, nguồn huy động và vay các TCTD khác. Khoản mục khoản huy động và vay các TCTD tăng trưởng qua các năm. Năm 2019, tỷ lệ tăng khoản mục này là 36,92% so với năm 2018. Tuy chúng có thời hạn và quy mô xác định trước, tạo thành nguồn ổn định cho chi nhánh nhưng chi phí huy động cao, chỉ nên dùng trong những trường hợp cần thiết cần phải đảm bảo thanh toán tức thời. Nhận thức được vấn đề này, chi nhánh đã chủ trương giảm dần nguồn vốn huy động và vay TCTD. Do vậy mà trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng của khoản mục này giảm 1,76% so với năm 2019. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng mở rộng tỷ trọng tiền gửi khách hàng, thu hẹp tỷ trọng khoản mục vay các TCTD khác giảm. Bởi nguồn vay các TCTD không phải chịu dự trữ bắt buộc và
48
bảo hiểm tiền gửi nên rủi ro lớn hơn huy động tiền gửi. Vì vậy, khoản mục này thường có chi phí huy động cao, làm giảm khả năng sinh lời của chi nhánh. Trong khi đó, huy động tiền gửi có chi phí huy động thấp, là nguồn chủ yếu làm tăng cường khả năng sinh lời. Vì vậy, tăng cường huy động tiền gửi, giảm dần các khoản vay TCTD chính là hướng đi đúng đắn của ban lãnh đạo chi nhánh.
Như vậy, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều khách hàng vay vốn kinh doanh thua lỗ song chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển và đạt được những thành quả tích cực: nguồn vốn tăng trưởng đều phù hợp với định hướng là nâng cao dần tính tự lực, giảm dần tính phụ thuộc vào nguồn vốn cấp trên.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động sử dụng vốn