Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 0670 huy động tiền gửi tại NHTM CP công thương việt nam–chi nhánh phú yên (Trang 25 - 27)

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứ u

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương

thương mại

1.3.1. Yếu tố khách quan

Theo Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2012), nguồn tiền gửi cá nhân chịu tác động tổng hợp của các nhân tố liên quan đến thu nhập và chi phí cần thiết của cá nhân, cũng như liên quan đến các động thái phát triển và chính sách điều tiết kinh tế tài chính của Chính phủ tại từng thời điểm, trong đó nổi bật là:

- Chính sách lãi suất: Lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ và được tính tới khi xử lý các biến số như đầu tư, lạm phát và thất nghiệp. Các ngân hàng trung ương hoặc các ngân hàng dự trữ của các nước nói chung có xu hướng giảm lãi suất khi họ muốn tăng cường đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế của đất nước. Khi lãi suất huy động giảm nhưng người gửi vẫn thu được

17

một khoản lợi tức sau khi đã trừ đi tỷ lệ trượt giá thì vốn huy động của ngân hàng vẫn có thể tăng lên. Như vậy có thể nói lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn đến quy mô tiền gửi vào ngân hàng thương mại, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Vì người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu, v.v.

- Chính sách kiềm chế lạm phát: Có thể nói rằng, lạm phát là một trong những nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến lãi suất, lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ, bởi vậy chúng ta không thể tránh khỏi nó mà chỉ có kiềm chế nó ở mức ít hay nhiều. Khi lạm phát tăng lên một trong những biện pháp của Nhà nước để giảm phát chính là áp dụng các biện phát để hút bớt lượng tiền lưu thông về. Đồng thời các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế đang nắm dữ lượng vốn, tiền cũng sẽ không dám cho vay do lo sợ đồng vốn của mình sẽ bị mất giá, bởi vậy họ sẽ chuyển hướng sang dự trữ các loại hàng hoá như vàng, ngoại tệ hay đầu tư ra nước ngoài. Hai điều này khiến cho khả năng cung ứng vốn trên thị trường sẽ giảm nhanh chóng, khi cung ứng vốn giảm thì tất yếu sẽ khiến cho lãi suất tăng. Khi áp dụng các biện phát nhằm kiềm chế lạm phát cho sản xuất, đầu tư sẽ bị thu hẹp khiến cho nền kinh tế có khả năng đi vào suy thoái. Chính bởi vậy một khi lạm phát đã được kiềm chế thì ngân hàng trung ương sẽ giảm lãi suất huy động, lãi suất tín dụng nhằm giúp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế d dàng tiếp cận được nguồn vốn. Để có thể mở rộng sản xuất, đầu tư giúp cho nền kinh tế phục hồi. Lạm phát thấp, nhu cầu tiêu dùng cao, hàng hóa rẻ, đảm bảo người dân có khoản dôi ra để tiết kiệm mua sắm lớn sau khi đã chi phí một khoản cho tiêu dùng.

18

Một phần của tài liệu 0670 huy động tiền gửi tại NHTM CP công thương việt nam–chi nhánh phú yên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w