Quy mô huy động vốn tiền gửi giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu 0670 huy động tiền gửi tại NHTM CP công thương việt nam–chi nhánh phú yên (Trang 80 - 83)

Tổng VHĐ So tiền 458.287 571.075 626.625

Tỷ lệ +/- (%) — 24,61% 9,73%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh)

Tổng nguồn vốn huy động năm 2019 vẫn tăng 24,61% so với năm 2018 (tương đương với 112.788 triệu đồng). Sang năm 2020, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chi nhánh đã bàn các giải pháp tăng trưởng nguồn tiền gửi, quảng bá hình ảnh và giới thiệu các hình thức huy động vốn của chi nhánh tới nhân dân với nhiều hình thức như thông qua đài phát thanh thành phố, tổ chức hội nghị khách hàng, tặng quà khuyến mãi trong các ngày lễ tết, v.v. đến việc giao chỉ tiêu huy động vốn cho các phòng và cho từng cán bộ công nhân viên đồng thời tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên đổi mới tác phong giao dịch cải tiến quy trình giao dịch, thực hiện giao dịch một cửa tăng năng suất lao động, giảm bớt thời gian chờ đợi của khách. Kết quả là nguồn tiền gửi khách hàng tại chi nhánh trong năm 2020 tăng với tỷ lệ 26,77% so với năm 2018 kéo theo tổng nguồn vốn huy động cũng tăng, tỷ lệ tăng 9,73% so với năm 2019.

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2019/2018 Năm 2020/2019

65

2.2.3. Chi phí trả lãi tiền gửi bình quân

Trong nền kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, huy động vốn đang là vấn đề sống còn của các NHTM để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ TCKT và dân cư, các ngân hàng cạnh tranh nhau về mọi mặt: công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, địa điểm, cơ sở vật chất hạ tầng, v.v. Trong đó, yếu tố quan trọng cần phải kể đến chính là lãi suất huy động. Trong chi phí tổng nguồn vốn huy động thì chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động là một yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động mạnh nhất. Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn hoặc làm giảm bớt lợi nhuận của ngân hàng. Do đó xem xét chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này được xem là việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động, là nội dung quan trọng trong việc đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng. Việc quy định lãi suất trần huy động đối với các NHTM của NHNN giúp cho tình hình lãi suất khá ổn định và lãi suất tạm thời chưa phải là công cụ cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, Vietinbank cũng cần phải đa dạng các mức lãi suất gắn liền với sự đa dạng các loại hình tiền gửi nhằm phù hợp với nhu cầu huy động của ngân hàng và tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Trong thực tế, ngân hàng đã quan tâm đến việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn huy động thông qua chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào. Do trong thời gian qua, lãi suất bình quân huy động có xu hướng giảm nên chi phí bình quân cho lãi suất đầu vào cũng có xu hướng

66

giảm, bên cạnh việc thường xuyên tính toán chi phí cho từng nguồn vốn để lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp, chi nhánh cũng thường xuyên tính lãi suất bình quân của VTG để phục vụ cho công tác quản lý.

Một phần của tài liệu 0670 huy động tiền gửi tại NHTM CP công thương việt nam–chi nhánh phú yên (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w