Khai thác tài nguyên du lịch biển

Một phần của tài liệu Hải dương học Biển Đông ( Lê Đức Tố ) - Chương 4 ppt (Trang 67 - 75)

, S04 Fe 3+ Fe2+ cùng với hiện tượng nhiễm mặn do thẩm thấu từ biển làm đất không thể sử dụng

b) Sinh vật lượng phù du giảm đi rõ rệt so với các chỉ tiêu sinh vật lượng đã được xác định trước đây ở chính vịnh Quy Nhơn và có phân bố phù hợp vớ

4.6.5. Khai thác tài nguyên du lịch biển

Biển và ven bờ nói chung trên các đại dương có nhiều vùng du lịch hấp dẫn không những đối với nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng trong nước, mà còn thu hút nhiều khách quốc tế. Địa lý bờ biển Việt Nam cùng với các hải đảo đã tạo nhiều thuận lợi kết hợp hài hoà các cảnh quan tự nhiên với cảnh quan xã hội du lịch biển với du lịch núi, du lịch dài ngày lẫn ngắn ngày với nhiều loại hình khác nhau như tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội chợ ... Tiềm năng tài nguyên du lịch biển Việt Nam đa dạng, giàu bản sắc cả về mặt thiên nhiên (bãi biển, hang động, nước nóng, nước khoáng, đảo, lớp phủ thực vật và thế giới động vật quý hiếm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo, điển hình...), cũng như về mặt nhân văn (các di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá đặc sắc của nhiều dân tộc).

ở vị trí cửa ngõ giao lưu quốc tế, các khu du lịch đều nằm gần các đô thị lớn, các cửa khẩu quốc tế có giao thông sắt, thuỷ, bộ và hàng không nối liền với các nước và giữa các vùng. Trong mấy năm gần đây cùng với chính sách mở cửa, cơ sở vật chất được nâng cấp một phần, du lịch đã thu hút được khoảng 506.460 khách trong năm 1992 và 578.979 người năm 1993, tập trung phần lớn ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu (337.800 người), sau đến là vùng Quảng Nam - Đà Nẵng (55.700 - 68.600 người) và vùng Thừa Thiên - Huế. Tiềm năng về thiên nhiên phong phú, nhưng cơ sở vật chất chưa tương xứng, chất lượng thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế. Thiết kế và kiến trúc của những khách sạn, các khu vui chơi giải trí mới xây dựng trong 2-3 thập kỷ qua thiên về số lượng, không còn phù hợp với vị trí cảnh quan địa phương, thiếu thích hợp với môi trường, điều kiện kỹ thuật, trang trí nội thất đã lỗi thời, mặt khác trình độ nghiệp vụ và công nghệ chưa đổi mới, mặc dù ở một số nơi đã có trang bị và phương tiện khá tốt về nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.

Trong các tỉnh ven biển có cơ sở du lịch thì cơ sở vật chất tập trung chủ yếu tại một số tỉnh như Hải Phòng - Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế,

Quảng Nam - Đà Nẵng có số buồng, giường đạt tiêu chuẩn quốc tế chiếm tỉ lệ cao, có chất lượng phục vụ tốt, thu hút nhiều khách. Trong tổng số 330 khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm 65% số buồng quốc tế, 33 khách sạn tại Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm 10 % số buồng quốc tế, Quảng Nam - Đà Nẵng 10%, Thừa Thiên - Huế 3% Quảng Ninh 3,5 %, Hải Phòng 21,5%, Nghệ An 3,4%.Trong tổng số 23.000 giường có 15.354 giường tiêu chuẩn quốc tế, trong đó các khách sạn thành phố Hồ Chí Minh chiếm 70%. Trong tương lai, môi trường du lịch nếu được quy hoạch và đầu tư thích đáng sẽ trở thành những trung tâm du lịch có nhiều mới lạ đối với nước ngoài, có khả năng thu hút được nhiều khách hơn so với các khu vực khác trên thế giới.

Dòng khách du lịch đến biển và bờ biển sẽ tăng hơn so với nhịp độ hiện nay. Theo xu thế dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới OMT, số khách du lịch quốc tế đến khu vực các nước châu á - Thái Bình Dương năm 2000 - 2001 có thể lên tới 48 triệu người, trong đó có khoảng 12 triệu người từ các nước vùng Đông Nam á (Nguồn RATA - Dự báo AIDET).

Dựa theo số liệu khách quốc tế đã đến Việt Nam trong người năm qua cùng với xu thế dự báo của tổ chức quốc tế và những thăm dò ký kết với các tổ chức du lịch thế giới, các chuyên gia đã đưa ra dự kiến khoảng gần 3 triệu khách sẽ đến biển Việt Nam. Dải ven biển phía bắc trải dài từ Trà Cổ, Hạ Long, Cát Bà- Đồ Sơn đến Sầm Sơn - Cửa Lò và Hà Tĩnh, mà hạt nhân là Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn đã thu hút lượng khách trong năm 1992 bằng 12% tổng số khách của cả nước. Tuy vậy, do tính chất theo mùa, hoạt động du lịch ở miền Bắc sẽ có nhiều hạn chế so với hoạt động du lịch quanh năm ở miền Nam. Dải ven biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi thu hút khoảng 10% so với tổng số, trong đó vùng Thuận An - Lăng Cô, Hải Vân - Non Nước - Hội An đã tạo ra những cực hút ở miền Trung là hai thành phố Huế và Đà Nẵng. Ngoài ra còn có các điểm du lịch như Phong Nha, Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt, thành cổ Quảng Trị, Mỹ Khê (Quảng Ngãi). Vùng Đại Lãnh, vịnh Văn phong, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận với nhiều đặc điểm nổi tiếng như Sa Huỳnh, Quy Nhơn (Bình Định), Vũng Rô, Dốc Lết, Nha Trlang, Ninh Chữ (Ninh Thuận), đã thu hút tới 10% tổng số khách đến biển Việt Nam. Cuối cùng là dải ven biển miền Đông và miền Tây Nam Bộ, gồm thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc

Trăng, Minh Hải, Kiên Giang và các vùng còn nhiều tiềm năng như Hà Tiên, Phú Quốc, Côn Đảo, rừng ngập mặn Ngọc Hiển (Minh Hải) ..., số khách du lịch dự kiến đến vùng này khoảng gần 60% so với khách du lịch quốc tế trong cả nước. ở vùng Hải Long - Phước Long - Vũng Tàu - thành phố Hồ Chí Minh và các phụ cận, có hạt nhân là vùng Bà Rịa - Vũng Tàu, trung tâm thu hút và phân phối khách là thành phố Hồ Chí Minh. Riêng thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng chiếm khoảng 90% khách du lịch quốc tế ven biển của vùng này.

Thành phần của khách du lịch quốc tế chủ yếu là thương nhân đi du lịch kết hợp với tìm kiến thị trường , thăm thân nhân, công vụ ... thường có yêu cầu chất lượng dịch vụ cao. Khách du lịch trong nước ngày càng tăng do nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí sau nhiều ngày làm việc với cường độ cao trong thị trường cạnh tranh, chủ yếu là các hội thảo kinh doanh, khoa học và lễ hội ...

Từ hy vọng đến hiện thực cũng còn lắm gian truân không chỉ đầu tư xây dựng được các cơ sở vật chất du lịch là đủ, mà còn phụ thuộc biết bao điều kiện. Dù sao những nhu cầu cơ bản đã được giải quyết, cung cấp nước ngọt, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông cũng dần dần được nâng cấp tuy chưa đủ về chất. Quan trọng hơn cả là nghiệp vụ du lịch và quan hệ du lịch sao cho hấp dẫn và được ghi nhớ vào tâm trí của khách sau mỗi lần đến vùng biển Việt Nam là công việc còn khó hơn nhiều so với cơ sở vật chất, nhất là cải tạo một nền du lịch đã chịu ảnh hưởng của cơ chế xơ cứng từ nhiều năm.

Nếu một phần các yếu tố trên đây đạt được một mức tiêu chuẩn quốc tế làm hài lòng khách du lịch trong và ngoài nước, kinh tế du lịch biển tới mức độ khiêm tốn cũng có cơ may phát triển ngang tầm hoặc cao hơn so với kinh tế hải sản và dầu khí, thu nhập được nguồn ngoại tệ không kém, đồng thời cũng tạo được việc làm cho lực lượng lao động khoảng vài trăm nghìn người, cùng với vài trăm nghìn lao động khác của các ngành có liên quan.

Tài liệu tham khảo

Chương 1

1. Dư Địa chí, Nguyễn Trãi, 1435. Bài tham luận của ông Lê Minh Nghĩa tại Hội nghị Khoa học Biển toàn quốc lần thứ III, 30/11/1991.

2. Atlas for Marine Policy in southeast Asian Seas, Joseph R. Morgan and Mark J. Valencia, 1983, University of California Press, trang 4.

3. Như trên.

4. South-East Asian Seas: Oil under Troubied Waters, Mark J. Valencia, Oxford University Press, 1985, trang 85.

5. Xem [2]

6. Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng huyện đảo Bạch Long Vĩ. Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, 1991, trang 1.

7. Xem [2].

8. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội 1984.

9. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Chi phí cho việc phê chuẩn - Elisabeth Mann Rorgese. Aldo E. Chircop, Trường Đại học Tổng hợp Dalhousie, Canada.

10. Tuyên bố về lãnh hải vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam , ngày 12/5/1997.

11. Tuyên bố về đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam 12/11/1982.

12. Công ước Pháp - Thanh về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 26/6/1887. Tập san Hải quân 5/1982, tr 53.

13.. Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia, 7/7/1982. Báo Nhân dân số 10343 ngày 9/7/1982. 14. Công ước về thềm lục địa 1958 ký tại Giơnevơ.

15. Biển Việt Nam, Vũ Phi Hoàng, Nhà xuất bản Giáo dục 1990. 16. Xem [8] điều 86.

17. Xem [15] trang 38.

18. Ocean Yearbook 3, Elisaheth Mann Borgese vaf Norton Ginsburg. University of Chicago Press 1982, trang 35.

19. Xem [ 8] điều 137

20. Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam 1993, điều 1. Nhà xuất bản Pháp lý và Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1992, trang 12.

21.Tạp chí Lịch sử Quân sự, số đặc biệt về Hoàng Sa - Trường Sa, 6/1988, trang 4.

22.Như trên, trang 7 23. Như trên, trang 9 24. Như trên, trang 10 25. Như trên, trang 10 26. Như trên, trang 10 27. Xem [4]

28. Các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và luật pháp quốc tế. Bộ ngoại giao Cộng hoà XHCN Việt Nam, Hà Nội 4/1988, trang 25.

29. Trịnh Đức Tâm, Nguyễn Trọng Ninh, 1985. Tình hình nghiên cứu Biển Đông (Báo cáo tại Hội nghị khoa học vể Biển, Hà Nội tháng 6/1985). 30. Đặng Ngọc Thanh,1985. Tình hình điều tra nghiên cứu biển nước ta và

phương hướng công tác trong thời gian tới (Báo cáo tại Hội nghị khoa học về Biển, Hà Nội tháng 6/1985).

31. Chương trình điều tra tổng hợp vùng biển ven bờ Thuận Hải - Minh Hải (Chương trình khoa học kỹ thuật cấp Nhà nước 1977-1980). Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình.

32. Chương trình điều tra tổng hợp biển và thềm lục địa Việt Nam, đề xuất phương hướng, biện pháp sử dụng hợp lý các nguồn lợi thiên nhiên biển (1981 - 1985). Chương trình khoa học kỹ thuật cấp Nhà nước. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình.

33. Chương trình nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và một số vấn đề kinh tế xã hội vùng biển Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế biển (Chương trình khoa học kỹ thuật trọng điểm cấp Nhà nước 48-B 1986-1990). Báo cáo các kết quả thực hiện Chương trình.

34. Tình hình và kết quả điều tra nghiên cứu biển nước ta trong 10 năm qua (1980 - 1990) và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. Báo cáo của Ban tổ chức Hội nghị tại Hội nghị khoa học toàn quốc về biển lần thứ ba. Hà Nội, 1991.

Chương 2

35. Lê Duy Bách, 1989. Quy luật hình thành và tiến hoá của kiến trúc thạch quyển Việt Nam và các miền kế cận "Thông tin tư liệu Mỏ - Địa chất", Số 15-17, 115 tr.

36.Lê Duy Bách, 1989. Trong sách "Địa chất Biển Đông và các miền kế cận". Thông tin khoa học Viện KHVN.

37.Lê Văn Cự, 1986. Lịch sử phát triển địa chất Kainozoi thềm lục địa Đông Nam Việt Nam. Luận án PTS. Hà Nội.

38.Võ Dương, Nguyễn Văn Đức, 19982. Địa tầng trầm tích Kainozoi ở vùng trũng Nam Côn Sơn. Nội san Dầu khí, số 2.

39.Trịnh Thế Hiếu và nnk, 1982. Điều tra đặc tính địa mạo đáy biển và trầm tích tầng I vùng biển Thuận Hải - Minh Hải. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài (Chương trình điều tra tổng hợp vùng biển ven bờ Thuận Hải - Minh Hải 1977-1980).

40.Hồ Đắc Hoài, Lê Văn Trương và nnk, 1985. Nghiên cứu cấu trúc địa chất thềm lục địa CHXHCN Việt Nam tại khu vực các bề trầm tích Kainozoi,. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài 48.06.07 (Chương trình biển 48, 06. 1980-1985).

41. Hồ Đức Hoài, Lê Duy Bách và nnk, 1990. Địa chất thềm lục địa Việt Nam và các miền kế cận. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài 48B.03.01 (Chương trình biển 48B). 1986-1990.

42.Bùi Công Quế, 1990. Nghiên cứu đặc điểm các dị thường địa vật lý, cấu trúc vỏ trái đất và cơ chế kiến tạo sâu ở các vùng động đất mạnh lãnh thổ Việt Nam. "Các khoa học về trái đất", số 12 (1), Hà Nội.

43. Bùi Công Quế, Nguyễn Hiệp, 1990. Đặc điểm các trường địa vật lý thềm lục địa Việt Nam và các vùng kế cận. Báo cáo khoa học của đè tài 48B.03.02.Chương trình biển 48B, 1986, 1990.

44.Phạm Văn Thơm 1985. Một số tài liệu về kiến trúc và địa tầng vùng biển Nam Trung Bộ. Báo cáo khoa học của đề tài 48.06.04.

45. Lưu Tỳ và nnk, 1984. Địa mạo đáy bờ biển và thềm lục địa Việt Nam. Báo cáo khoa học của đề tài 49.06.05.

46.A geophysisical atlas of East and Southeast Asian seas. Map chart ser. Me. 25 Editcd tg D. Hayes. Gcol. Soc. of Amer. Bouldos. Color, 1976.

47.Hayes D.E., 1983. The Tectonic geologic evolution or Southeast Asian Sea and Islands. Pt. 2, Amer. Geophys. Union. Monography 27.

48.Hayes D.E., 1983, Margins of the Southeast sub-basin of the South China Sea : A frontier exploration target ? Paper presented at the 2nd Workshop on Geology and Hydrocarbon Potenial of the South China Sea and Possibilities of Joint Development. Honolulu, Hawai 22-26 Aug.

49.Nguyen Kim Lap, 1990. Seismic activity of the East Vietnam Sea. Procecdings of Scientific Resarch of NCSR. Hanoi.

50. Liu Thao Shu, Jang shukang, He Shanmpre . 1984. Tectonics of the South China Sea and continental margin spreading. 27th Intermational Geological Congress, Moscow.

51.Qiang Yi Peng, 1990. Heat flow and age of crust of the South China Sea. Proceedings of the CCOP Heat Flow Workshop III, Bangkok, 1988.

52.Taylor and D.E. Hayes, 1980. The tectonic evolution of the South China Sea. Amer. Geophys. Union, Monography 23, p. 89-104.

53. Lê Duy Bách, 1989. Kiến tạo lãnh thổ Đông Dương. Trong sách "Địa chất Biển Đông và các miền kế cận". Thông tin Khoa học Viện KHVN, tr.75- 79.

54.Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1989. Đặc điểm kiến tạo bán đảo Đông Dương. Trong sách "Địa chất Biển Đông và các miền kế cận". Thông tin Khoa học Viện KHVN, tr.156-168.

55.Lê Duy Bách, Ngô Thắng, 1990. Về phân vùng kiến tạo thềm lục địa Việt Nam và các miền kế cận. "Các khoa học về trái đất", số 12(3), tr. 65-73. 56.Bản đồ địa chất Campuchia, Lào và Việt Nam tỉ lệ 1 : 1.000.000 kèm theo

thuyết minh : "Địa chất Campuchia, Lào và Việt Nam". Chủ biên : Phan Cự Tiến, Tổng cục Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 1989, Tái bản lần II, 1991. 57.Lê Văn Cự, Nguyễn Địch Dỹ, Phan Huy Quynh, Đỗ Bạt và nnk, 1985. Sơ

đồ liên hệ địa tầng Đệ tam một số bồn trũng Kainozoi ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHKT Địa chất Việt Nam lần thứ II. Hà Nội.

58.Trịnh Dánh, 1985. Những nét cơ bản về trầm tích Đệ tam ở Việt Nam. Trong sách "Địa chất và Khoáng sản", tập II. Viện Địa chất Khoáng sản Hà Nội.

trong trầm tích Paleogen ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHKT Địa chất Việt Nam lần II. Hà Nội.

60.Nguyễn Ngọc, 1985. Về hệ Neogen ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHKT Địa chất Việt Nam lần thứ II. Hà Nội.

61. Trịnh Phùng, 1982. Đặc điểm địa hình và sự thành tạo trầm tích vùng thềm lục địa Bắc Việt Nam. Luận án PTS Mátxcơva. (Tiếng Nga).

62.Phạm Huy Quynh, 1982. Những quan điểm hiện nay về địa tầng miền võng Hà Nội. Nội san Dầu khí, số 2.

63. Phạm Văn Thơm, 1982. Trầm tích tầng mặt vùng biển ven bờ Phú Khánh.

Một phần của tài liệu Hải dương học Biển Đông ( Lê Đức Tố ) - Chương 4 ppt (Trang 67 - 75)