Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận

Một phần của tài liệu Hải dương học Biển Đông ( Lê Đức Tố ) - Chương 4 ppt (Trang 37 - 38)

4. Một vấn đề quan trọng trong phương hướng phát triển nuôi trồng hải sản ở vùng ven biển phía bắc (và cả phía nam) là cấu tạo ra các mô

4.4.7.Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận

Khu vực từ Đà Nẵng ở phía nam đèo Hải Vân có bán đảo Sơn Trà che chắn ở ngoài khơi rất thuận lợi cho các tàu vào trú ngụ và làm hàng. Mực nước trong vịnh tương đối sâu cho phép tàu trọng tải lớn cập bến. Chính vì vậy Đà Nẵng đã sớm trở thành một hải cảng lớn của khu vực miền Trung. Hiện nay cảng Đà Nẵng đang phục vụ công tác xuất nhập khẩu của các tỉnh Trung Bộ và một phần cho nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với tổng công suất 1,5 triệu tấn/năm. Cũng có mực nước sâu trên 10m cho phép tàu trọng tải 15.000 tấn ra vào thuận lợi.Trong tương lai cảng Đà Nẵng còn có khả năng mở rộng công suất lên 2,5 - 3 triệu tấn/năm.

5m, biên độ triều 2,5m. Luồng ra vào cảng rộng, độ sâu trung bình khoảng 5m. Đây là khu vực có khả năng xây dựng cảng biển. Tại đây trước kia đã hình thành một quân cảng và sau này giao lại một phần cho ngành giao thông vận tải quản lý và khai thác. Công suất cảng Quy Nhơn hiện nay khoảng 0,5 triệu tấn/năm nhưng khối lượng hàng hoá thông qua ít. Trước đây đã có những kiến nghị xây dựng tại khu vực này một cảng biển lớn nước sâu phục vụ cho khu vực duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên.

Vịnh Cam Ranh : có thể nói là khu vực có điều kiện tự nhiên lý tưởng cho việc hình thành một cảng biển nước sâu lớn của vùng bờ biển nước ta. Trước đây và cho đến nay vịnh Cam Ranh là khu vực dành riêng cho quân sự. Trong giai đoạn tới có thể nghiên cứu để sử dụng cảng Cam Ranh cho các nhiệm vụ khác nhau.

Một phần của tài liệu Hải dương học Biển Đông ( Lê Đức Tố ) - Chương 4 ppt (Trang 37 - 38)