, S04 Fe 3+ Fe2+ cùng với hiện tượng nhiễm mặn do thẩm thấu từ biển làm đất không thể sử dụng
b) Sinh vật lượng phù du giảm đi rõ rệt so với các chỉ tiêu sinh vật lượng đã được xác định trước đây ở chính vịnh Quy Nhơn và có phân bố phù hợp vớ
4.6.1. Khai thác tài nguyên khoáng sản
1. Khai thác dầu khí trên thềm lục địa
Trên cơ sở các kết quả khảo sát đã được tiến hành từ trước năm 1975 và được đẩy mạnh sau năm 1975, công cuộc tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí đang được tiến hành trên vùng thềm lục địa Việt Nam trước hết là ở thềm lục địa phía nam và một số khu vực ven biển ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Bể dầu khí trũng sông Hồng nằm ở vịnh Bắc Bộ diện tích khoảng 70.000 km2. Chiều dài trầm tích Kainozoi từ 1 - 12km. Vật chất hữu cơ trong đá mẹ đạt 0,5- 0,9%, có khả năng sinh dầu khí.
Nơi được nghiên cứu nhiều nhất là đới phân dị tây bắc gồm châu thổ sông Hồng, vùng cửa sông và hai lô do Công ty Total (Pháp) khảo sát. Ngoài mỏ khí và condensat Tiền Hải, dầu khí đã gặp với lượng nhỏ trong 3 giếng tìm kiếm trên đất liền và ngoài biển. Hiện nay Công ty Anzoil (Australia) đang đầu tư tìm kiến dầu khí ở đồng bằng sông Hồng và vịnh Bắc Bộ.
Trên thềm lục địa miền Trung, Công ty Shell Fina (Hà Lan - Bỉ) BP (Anh), Sceptre Resoyrces (Canada), BNP (Australia), IPL (Anh) đã và đang thăm dò bằng các phương pháp địa vật lý và khoan sâu, đã xác định được các tầng đá sinh dầu nguồn gốc đầm hồ cũng như đá chứa, gồm đá vôi và cát kết tuy chưa phát hiện được mỏ có giá trị công nghiệp, nhưng đã chứng minh nơi đây là vùng có tiềm năng.
một giếng không có kết quả.
ở trũng Đà Nẵng, Công ty BP đã khoan một giếng và cũng quanh đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm các bể trầm tích lớn : trũng Cửu Long, trũng Nam Côn Sơn, trũng vịnh Thái Lan và nhóm bể Trường Sa.
ở đây các Công ty nổi tiếng như BP (Anh), Shell (Hà Lan), Fina (Bỉ), Total (Pháp), BNP (Australia), British Gas (Anh), Entreprise Oil (Anh), Losmo (Anh), AEDC, Mitsubishi Sumitano (Nhật), Petronas (Malaysia), Pedco (Hàn Quốc), Petro canada (Canada), Cairm Energy (Anh) và Liên doanh dầu khí Việt Xô (VXP) đang hoạt động.
Trũng Cửu Long có diện tích 15.000 km2, chiều dày trầm tích Kainozoi từ 1 - 8km, hàm lượng chất hữu cơ có đến 1,94% là yếu tố chính có khả năng sinh dầu, Đá chứa là cát kết Mioxen, Oligoxen có vỏ phong hoá của móng kết tinh. Tại đây đang khai thác mỏ Bạch Hổ và chuẩn bị khai thác mỏ Rồng. Ngoài ra các công ty nước ngoài cũng đã gặp dầu khí không công nghiệp ở một số cấu tạo khác.
Trung Nam Côn Sơn có diện tích 78.000 km2, trầm tích Kainozoi dầy 1-11km, hàm lượng chất hữu cơ 0,58% có khả năng dầu khí. Đá chứa gofm cát kết carbonats Mioxen, Paleogen và cũng có thể có cả trong vỏ phong hoá của nền. Trước đây dự báo mỏ Đại Hùng có trữ lượng tương đương như mỏ Bạch Hổ. Theo thông báo gần đây thì kết quả thăm dò qua thẩm định trữ lượng thấp hơn so với dự kiến, nhưng khí đốt khả dĩ hơn nhiều. Mỏ Đại Hùng đã được khai thác từ tháng 10/1994.
Các trũng Hoàng Sa, Phú Khánh, Trường Sa, Phan Rang, Phú Quốc mới được, nghiên cứu địa vật lý từ mức sơ bộ đến trung bình và được đánh giá có triển vọng.
Mỏ dầu Bạch Hổ ở ngoài khơi bờ biển đông nam 200km bắt đầu khai thác từ năm 1986 với sản lượng từ 0,4 triệu tấn đến 6,3 triệu tấn năm 1993. Ngoài ra cứ mỗi ngày có tới 3 triệu mét khối khí đồng hành bị đốt bỏ chưa thu hồi được ở mỏ này.
2. Khai thác sa khoáng ven biển
Đến nay có khoảng 20 cơ sở khai thác sa khoáng ven biển để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Hầu hết là các xí nghiệp nhỏ do địa phương quản lý hoặc liên doanh. Mỗi xí nghiệp có qui mô công suất khoảng 300-