4. Một vấn đề quan trọng trong phương hướng phát triển nuôi trồng hải sản ở vùng ven biển phía bắc (và cả phía nam) là cấu tạo ra các mô
4.5.2. Suy thoái môi trường đất bãi triều cửa sông ven biển
Bãi triều lầy là loại hình đất ngập nước ven biển do tác động của dòng bồi tích các sông tải ra, của các chuyển động tân kiến tạo trên đới ven biển và các nhân tố hữu sinh khác trong mối quan hệ tương tác biển và lục địa. ở vùng phía bắc, bãi triều lầy phổ biến ở các vùng cửa sông từ Móng Cái tới Thanh Hoá có diện tích hàng chục nghìn hecta. Khi mới hình thành, bãi triều lầy là môi trường giàu dinh dưỡng, có tiềm năng hải sản và quỹ đất bối có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trên vùng đất này diễn ra nhiều hoạt động kinh tế khai thác nguồn lợi: quai đê lấn biển khai thác nông nghiệp, đắp bờ tạo đầm nuôi hải sản, làm muối, cũng như khai thác hải sản tự nhiên, sản phẩm cây sú vẹt.
chất, sinh học và nhất là các qúa trình sinh địa hoá của bãi triều lầy, nên việc sử dụng chúng vào mục đích kinh tế, đặc biệt là trong áp lực dân số của vùng ven biển, nhiều khi chưa hợp lý, nên đã gây hiện tượng suy thoái môi trường bãi triều lầy, dẫn đến tạo ra các vùng đất hoang hoá lớn. Việc chặt phá thảm thực vật ngập mặn trên bãi triều lầy để lấy đất khai hoang phát triển sản xuất cây nông nghiệp, gây bào mòn xâm thực vùng đất, mùn hữu cơ. Đất ngập mặn nhiều mùn bã hữu cơ, nhưng cũng chứa nhiều pyrit (FeS2) khi bị phơi trồng sẽ ôxy hoá , giải phóng ra axít, khiến pH giảm nhanh gây thoái hoá đất, không thích hợp cho các cây trồng nông nghiệp. Việc đắp bờ xây dựng đầm nuôi hải sản trên bãi triều lầy ven biển thiếu cơ sở khoa học sẽ tạo ra vùng nước tù kém lưu thông, sản sinh ra nhiều H2S độc hại. Việc đắp bờ quy mô lớn trên vùng bãi triều, ngăn sông, đắp đập còn có ảnh hưởng tới hệ thống dòng chảy, qúa trình vận chuyển bùn cát bình thường ở đây, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới qúa trình hình thành bãi bồi tiếp theo.
Từ 1954 đến 1992 diện tích khai hoang nông nghiệp ở vùng bãi triều tại Hải Phòng, Quảng Yên mở rộng tới hơn 6.000 ha, nhưng do việc quai đê lấn biển cải tạo đất không hợp lý nên các qúa trình ôxy hoá, sunphát hoá làm độ pH giảm tới < 5 , giàu độc tố Al3+