, S04 Fe 3+ Fe2+ cùng với hiện tượng nhiễm mặn do thẩm thấu từ biển làm đất không thể sử dụng
b) Sinh vật lượng phù du giảm đi rõ rệt so với các chỉ tiêu sinh vật lượng đã được xác định trước đây ở chính vịnh Quy Nhơn và có phân bố phù hợp vớ
4.6.4. Khai thác nông, lâm và nghề muố
Diện tích tự nhiên của các huyện ven biển chỉ chiếm khoảng trên 17% so với cả nước, nhưng diện tích nông nghiệp chiếm gần 23% và đất lúa khoảng 25% so với cả nước. Tuy vậy, do mật độ dân cư cao hơn mật độ trung bình của cả nước 1,6 lần, riêng ven biển đồng bằng sông Hồng trên 4 lần khoảng 1.085 người/km2), sản xuất lượng thực lại không thuận tiện, bình quân lượng thực đầu người chỉ đạt khoảng 300 kg/người. Trên diện tích đất lúa chỉ có khoảng 60% được đảm bảo nước ngọt cho hai vụ bằng các công trình thuỷ lợi. Hướng phát triển trong thời gian tới là thâm canh để đạt năng suất 6 tấn/ha/năm. Còn lại là đất lúa một vụ tận dụng nước mưa, một vụ nhiễm mặn. Trong điều kiện mở cửa giao lưu hàng hoá hiện nay, nông dân có nhiều thuận lợi hơn là chỉ gò bó trong sản xuất lương thực, nên đã giảm diện tích trồng lúa bấp bênh sang nuôi trồng cây con chịu mặn như tôm, cua, cá, cói ... tạo ra hàng hoá xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao hơn so với sản xuất lúa.
cầu cao hơn, do đó có thể đưa diện tích trồng cói lên 20.000 ha - 30.000 ha ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long để tạo việc làm, có hàng xuất khẩu tăng thu nhập ngoại tệ. Vùng đồi ven biển còn nhiều khả năng phát triển chăn nuôi trâu bò và trồng cây ăn như đào lộn hột, xoài, cây dừa được phát triển trên đất cát. Dọc bờ biển nhiều nơi có điều kiện sản xuất muối với tổng diện tích 17.000 ha. Vùng sản xuất muối có điều kiện thuận lợi và tốt nhất là bờ biển Quảng Nam - Đà Nẵng đến Bình Thuận, chiếm 30% sản lượng muối cả nước. Năm 1988 sản lượng muối cả nước đã đạt 850.000 tấn cung cấp cho sinh hoạt, chế biến thực phẩm và cho công nghiệp.
Các cảnh đồng muối Nam Hà, Nghệ An đạt năng suất từ 70-80 tấn/ha/năm. Nhiều đồng muối nổi tiếng ở Văn Lý, Qùynh Lưu, Hòn Khói, Sa Huỳnh, Cà Ná có chất lượng tốt, năng suất cao từ 100-120 tấn/ha/năm, thậm chí có nơi đạt tới 150 tấn/năm.
Tuy vậy, trong những năm gần đây sản lượng có giảm do giá thu mua thấp thu nhập không cao đời sống khó khăn, phương pháp sản xuất thủ công nặng nhọc, trong đó chất lượng muối lại kém và nhiều tạp chất, đòi hỏi có những chính sách hỗ trợ để khuyến khích sản xuất.
Trong tương lai, nhu cầu sản xuất xút rất lớn, sẽ xây dựng một nhà máy xút ở phía bắc sử dụng nguồn muối Hải Hậu, một nhà máy phía nam sử dụng nguồn muối Cà Ná ... nhu cầu muối tăng lên vài triệu tấn, diện tích sản xuất muối cũng tăng lên 30.000 - 40.000 ha. Sản xuất muối phải mang tính công nghiệp mới bảo đảm được chất lượng sản phẩm cho tiêu dùng sinh hoạt, trong các ngành và có khả năng xuất khẩu. Ngoài các vùng muối lớn còn phát triển nhiều diện tích muối qui mô nhỏ ở ven biển để giải quyết việc làm và phục vụ nhu cầu tại chỗ.
Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, rừng ven biển phân bố trên các vùng mang hệ sinh thái đặc thù khác nhau. ở các huyện ven biển Quảng Ninh và từ Nga Sơn (Thanh Hoá) đến Hàm Tân (Bình Thuận) có rừng trên vùng gò đồi, chủ yếu là rừng nghèo và rừng cây bụi với trữ lượng 30-35 m3 gỗ/ha. Nhu cầu về chất dốt cũng như gỗ xây dựng của các khu dân cư trồng lúa gần rừng ngày một tăng, đang là áp lực đối với rừng, vì vậy rừng tuy nghèo nàn nhưng vẫn cứ bị khai thác. Diện tích trồng đã tăng
lên gần 1,2 triệu ha và đang bị xói mòn nghiêm trọng. Trong khi đó, diện tích trồng rừng tập trung cũng như phân tán không thể hiện được bao nhiêu, tổng hợp lại cũng chỉ có khoảng 120.000 ha. Tuy vậy nhiều diện tích rừng trồng đã được khai thác và cung cấp một phần cho gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng và chất đốt cho nhân dân. Một số gỗ bạch đàn đã được xuất khẩu. Dọc ven bờ biển Việt Nam, nhất là ở rừng phía nam có rừng ngập mặn phát triển. Đáng tiếc trong những năm vừa qua rừng ngập mặn đã bị phá hoại nặng nề để nuôi tôm, khai thác gỗ củi tới hàng vạn hécta, sau vài năm khai thác vô tổ chức, rừng trở thành hoang hoá.
Những năm gần đây, do có chính sách giao đất, giao quyền sử dụng, hỗ trợ cho vay vốn đầu tư trồng rừng, bảo vệ, tái sinh diện tích rừng ngập mặn hiện có và đẩy mạnh trồng mới trên những diện tích có khả năng trồng rừng ở đồng bằng sông Cửu Long, Vũng Tàu - Côn Đảo, Duyên Hải, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Quảng Ninh và ven biển đồng bằng sông Hồng, đã mở ra triển vọng phục hồi những diện tích đã mất nhằm mang lại giá trị cao về kinh tế và duy trì cân bằng sinh thái.
Đối với các tỉnh ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, việc thực hiện giao đất giao rừng, đầu tư bảo vệ tu bổ tái sinh 900.000 ha rừng tự nhiên có thể đưa sinh khối gỗ bình quân 30m3/ha hiện nay lên 40-50 m3/ha đồng thời trồng 500.000 ha rừng trên diện tích đất trồng có ý nghĩa lớn trong việc phòng hộ cũng như cung cấp gỗ, tạo được nhiều việc làm cho nhân dân. Trong thực tế đã có nhiều mô hình có triển vọng đang được nhân lên như xã Bầu Chước thuộc Chu Lai (Quảng Nam - Đà Nẵng) đã đầu tư hàng tỷ đồng để biến gần 400 ha vùng cát trắng thành vùng canh tác đa dạng, với trên 200 ha rừng phòng hộ lấy gỗ cùng một số dự án kinh tế khác trên diện tích còn lại, giải quyết việc làm quanh năm cho 521 lao động.
Trong nhiều năm qua việc quai đê lấn biển được đẩy mạnh ở ven biển đồng bằng sông Hồng đã tạo nên nhiều vùng đất mới đáp ứng nhu cầu di dân, mở rộng diện tích đất liền về phía biển. Mặt khác do các hoạt động này ở nhiều nơi, nhiều lúc được thể hiện khi chưa có được sự hiểu biết và một cơ sở khoa học đầy đủ về các yếu tố động lực ven biển và các hệ quả
sinh thái nên có nơi đã phát sinh các tác động tiêu cực đối với vùng đất, thuỷ văn, sinh thái môi trường trong khu vực dẫn tới các tác động xói lở bờ biển, bồi lắng luồng lạch gây tác hại hoặc hình thành từng vùng đất phèn mặn hoang hoá rộng lớn không có khả năng sử dụng.