, S04 Fe 3+ Fe2+ cùng với hiện tượng nhiễm mặn do thẩm thấu từ biển làm đất không thể sử dụng
4.5.3. Suy thoái các rạn san hô ven biển và ven đảo
Các rạn san hô ven bờ và ven đảo nước ta có thành phần loài phong phú, riêng san hô đá đã có trên 200 loài, có thể coi là một trong những khu vực có san hô phát triển nhất ở vùng phía tây Thái Bình Dương. Các tập đoàn san hô với hình thái cấu trúc đa dạng, có vẻ đẹp riêng đã là đối tượng khai thác như một mỹ phẩm của biển. Quần xã sinh vật sống trên rạn cũng có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như ốc đụn, trai tai tượng, ngọc trai, hải sâm, cầu gai, cá san hô, rong đỏ ... cũng là đối tượng khai thác, rất được chú ý. Mặt khác, san hô là họ sinh vật, rất nhạy cảm với thay đổi điều kiện môi trường sống. Chính vì vậy, các rạn san hô rất dễ bị biến đổi do các hoạt động khai thác quá mức cũng như các tác nhân gây hại.
Do nhiều nguyên nhân, các rạn san hô ven bờ và ven đảo nước ta đang có xu thế biến đổi mạnh theo chiều hướng xấu đi, nhất là trong những năm gần đây, khi các hoạt động kinh tế phát triển mạnh ở vùng ven biển và biển ven bờ. Đáng lo ngại nhất là tình hình các rạn san hô ở ven bờ tây vịnh Bắc Bộ, ven biển miền Trung nơi có các khu dân cư đông hoặc du lịch phát triển (Nguyễn Huy Yết, 1991). Vịnh Hạ Long là một cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng tuy không có san hô phát triển như ở vùng biển phía nam, nhưng cũng có nhiều rạn san hô ngầm đẹp. Do hoạt động khai thác bừa bãi và do các dòng bùn đất từ các cửa sông tải ra che phủ, cho tới nay nhiều bãi san hô ngầm đã không còn nguyên vẹn. Nhiều nơi khác, các rạn san hô ven đảo đang có nguy cơ bị tiêu diệt như ở các đào Ba Mùn, Vạn Bội, Vạn Hà ... Ngoài ra, do việc khai thác quá mức tập trung vào một số loài san hô có hình dáng đẹp, nên phần lớn các rạn san hô gần bờ ở vịnh Hạ Long đã bị giảm tính đa dạng, các loài san hô cành và hình nấm như Acropora, Pocillopara, Fungia mất dần, chỉ còn lại san hô dạng khối và dạng phủ.
Tình hình suy thoái các rạn san hô trên đây cũng thấy cả ở biển ven bờ Nha Trang, nơi có dân cư đông và khu du lịch phát triển. Có thể thấy rõ tình trạng này ở khu vực Bãi Tiên - Hòn Rùa vịnh Nha Trang (Nguyễn Huy Yết, Võ Sĩ Tuấn 1991). Chỉ trong thời gian 5 năm (1983-1988), do các hoạt động du lịch, khai thác bừa bãi, quá mức, thành phần loài san hô tạo
rạn ở đây từ 60 loài (1983) chỉ còn 30 loài (1988). Tính đa dạng thành phần loài cũng kém hẳn đi, san hô cành từ chỗ chiếm ưu thế tới 21 % diện tích đáy, tạo nên hình thái cấu trúc đẹp cho rạn san hô, đến năm 1988 chỉ còn lại rất ít các tập đoàn nhỏ. Tỉ lệ san hô chết tăng cao, chiếm hầu hết diện tích đáy. Độ che phủ trung bình của san hô trên các rạn từ 32% giảm xuống chỉ còn 1%. Các hoạt động du lịch biển ở khu vực này cũng gây tác hại đối với các rạn san hô như ở Hòn Mun (Nha Trang) bình quân hàng ngày có tới hàng chục tàu thuyền nhỏ đưa khách du lịch tới Hòn Mun tham quan, thả neo xuống đáy nơi có các rạn san hô ngầm, đã phá hoại đáng kể san hô ở đáy.
Tình trạng san hô bị phá hoại do hoạt động con người không chỉ có ở vùng ven bờ mà còn đang diễn ra cả ở các đảo vùng khơi như ở vùng quần đảo Trường Sa, nơi có các đơn vị quân đội quản lý. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng và đời sống, ở các đảo này đã có các hoạt động khai thác quá mức hoặc không thích hợp, chưa chú ý tới yêu cầu bảo vệ thiên nhiên, nên đã gây tác hại đối với các rạn san hô vốn rất phát triển ở đây như ; khai thác san hô dưới bãi cạn để xây công sự, dùng chất nổ để mở luồng vào đảo, đánh cá trên vùng rạn, xáo trộn rạn san hô lúc triều cạn để đánh bắt hải sản sống trong rạn, neo tàu lớn quanh đảo, khai thác quá mức một số loài hải sản đặc biệt có giá trị làm giảm sút số lượng ... Tình hình dùng chất nổ, chất độc đánh cá trong vùng biển ven bờ, ven đảo trên các rạn san hô đang có chiều hướng gia tăng, gây tác hại lớn cho các rạn san hô đang là mối đe doạ thực sự nghiêm trọng.
Ngoài ra bão nhiệt đới hàng năm đổ bộ đi vào vùng biển nước ta, gió mùa đông bắc lớn gây sóng lớn ở ven bờ, ven đảo, đập gẫy hoặc gây xáo trộn nước, bùn đáy phủ kín rạn san hô cũng làm chết hàng loạt. Các dòng nước lũ lớn, các dòng bùn đất từ ven biển, cửa sông đổ ra, hậu quả của nạn phà rừng ven biển, cũng làm san hô bị chết từng mảng lớn như đã thấy ở một số khu vực ven biển miền Trung. Cũng cần nói đến tình trạng ô nhiễm biển ven bờ do nhiều nguyên nhân hiện nay tuy chưa rõ có thể gây hại lâu dài, làm suy thoái hoàn toàn cho các rạn san hô không thể phục hồi được.
Trước tình hình trên đây, việc nghiên cứu đánh giá đầy đủ tình trạng và nguyên nhân gây suy thoái các rạn san hô trong vùng biển nước ta, trước hết là ở biển ven bờ và ven đảo, có biện pháp tích cực ngặn chặn và
việc sớm xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên biển ở nước ta cần được quan tâm đầy đủ hơn và tích cực hơn.