Tấn/năm, chủ yếu là các cơ sở nhỏ khai thác và chế biến theo phương pháp thủ công, hàm lượng quặng đạt chưa cao, giá trị thấp Năm 1990 mớ

Một phần của tài liệu Hải dương học Biển Đông ( Lê Đức Tố ) - Chương 4 ppt (Trang 54 - 55)

, S04 Fe 3+ Fe2+ cùng với hiện tượng nhiễm mặn do thẩm thấu từ biển làm đất không thể sử dụng

b) Sinh vật lượng phù du giảm đi rõ rệt so với các chỉ tiêu sinh vật lượng đã được xác định trước đây ở chính vịnh Quy Nhơn và có phân bố phù hợp vớ

2.000 tấn/năm, chủ yếu là các cơ sở nhỏ khai thác và chế biến theo phương pháp thủ công, hàm lượng quặng đạt chưa cao, giá trị thấp Năm 1990 mớ

pháp thủ công, hàm lượng quặng đạt chưa cao, giá trị thấp. Năm 1990 mới khai thác chế biến được 10.000 tấn inmenit 48-50% Ti02, 1.500 tấn zircon 52-55% Si02, phần lớn để xuất khẩu với giá bán tại cảng Việt Nam (F0B) từ 54-60 USD/tấn inmenit và 350 USD/tấn zircon. Năm 1994, Công ty của Australia đã liên doanh với tỉnh Hà Tĩnh đầu tư thiết bị hiện đại khai thác, chế biến và bao tiêu 60.000 tấn inmenit, 4.000 tấn zircon và 500 tấn rutin.

Kinh doanh khai thác và chế biến khoáng sản trên đây cũng có nhiều triển vọng nếu được đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài và bao tiêu sản phẩm.

Từ nay cần đầu tư tiếp tục điều tra ở đáy biển ven bờ với độ sâu từ 0 đến 30m. Một mặt tìm kiếm để tăng thêm trữ lượng các sa khoáng inmenit, zircon, đất hiếm ở các cồn cát ven biển và trên bờ, mặt khác tìm kiếm khoáng sản thềm lục địa nước nông tới độ sâu 30-50m nước và 100-200 m sâu trong lòng đất để những năm tới có thể khai thác xuất khẩu khoảng 400-500 ngàn tấn tinh quặng inmenit một năm và vài chục ngàn tấn tinh quặng zircon một năm, đạt doanh thu hàng năm khoảng trên dưới 20 triệu USD, mang lại lãi suất cũng khoảng 9-10 triệu USD. Tiến tới đầu tư dây chuyền công nghệ để chế biến xỉ titan, rutin công nghiệp, bột sơn titan Zr02, ... Uỷ ban Hợp tác Đầu tư gọi vốn đầu tư tại Hà Nội một xí nghiệp 20.000 tấn/năm về oxyt zircon và 10.000 tấn/năm inmenit tinh khiết, một cơ sở khai thác và chế biến inmenit và zircon với công suất khoảng 27.000 tấn/năm tại Bình Thuận.

Để đạt được các mục tiêu sản lượng trên đây, ngay từ bây giờ phải đầu tư tìm kiếm để nâng trữ lượng 13-14 triệu tấn inmenit và 1 triệu tấn zircon tại các mỏ ở miền Trung như Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận. Ngoài ra còn có thể nâng tổng trữ lượng các mỏ khác khoảng 3-5 triệu tấn quặng.

Cát thuỷ tinh có trữ lượng lớn đều nằm ở ven biển như Vân Hải, Ba Đồn, Nam Ô, Thuỷ Triều, Hòn Gốm, chất lượng khá cao, một số mỏ đạt hàm lượng Si02 tới 99,8%, thích hợp cho sản xuất thuỷ tinh cao cấp như pha lê, thuỷ tinh quang học ... Dự kiến đầu tư mở rộng và xây dựng mới một số nhà máy kính, thuỷ tinh cao cấp, thuỷ tinh bao bì đáp ứng nhu cầu trên các vùng từ Bắc tới Nam, kết hợp với việc sử dụng khí của các mỏ.

Việc xuất khẩu cát trắng nguyên liệu có giá trị không cao, nhưng cũng là một hướng giải quyết lao động dư thừa trên các vùng ven biển, thu thập thêm ngoại tệ cho ngân sách. Tỉnh Khánh Hoà đã xuất khẩu được hàng chục vạn tấn cát sạch.

Ngoài ra, ven biển còn phân bố nhiều loại khoáng sản khác như đã vôi xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát, cao lanh, nước khoáng có giá trị. Với điều kiện khai thác thuận lợi, chúng đang được gọi vốn đầu tư hình thành các cơ sở khi thác và chế biến với qui mô lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Hải dương học Biển Đông ( Lê Đức Tố ) - Chương 4 ppt (Trang 54 - 55)